Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo


Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” nhưng lại chưa rõ ràng với chế độ tiền lương với nhà giáo ở cơ sở ngoài công lập.

Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các vị đại biểu Quốc hội đã và đang làm việc trong ngành giáo dục cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền của Tổ quốc. 

Đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định dự án Luật Nhà giáo lần đầu được xây dựng là dự án luật điều chỉnh về đối tượng liên quan đến nhiều luật chuyên ngành. Phạm vi điều chỉnh của dự án luật khá rộng, liên quan đến số đông viên chức là nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập chiếm tới 2/3 tổng biên chế sự nghiệp của cả nước và đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Về tiền lương và phụ cấp tại Điều 27, điểm d khoản 1 quy định nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, Điều 18 quy định đối với người trúng tuyển, thực hiện chế độ tập sự, thử việc hoặc thính giảng thì chế độ tiền lương và phụ cấp được thực hiện như thế nào lại chưa được quy định cụ thể. Do vậy, đại biểu Tiến đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định này…

Điều 27, dự thảo Luật Nhà giáo quy định: Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”; Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;

Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Với cơ sở giáo dục ngoài công lập, tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo “bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác”…

Về các chính sách hỗ trợ nhà giáo được quy định trong dự thảo Luật, đại biểu cho rằng, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ này đang chỉ phù hợp với các cơ sở giáo dục công lập. Đại biểu băn khoăn, đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các nhà giáo có được hưởng các chính sách hỗ trợ này không? “Nếu không sẽ tạo ra sự mất cân bằng, vì vậy đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu nội dung này để đảm bảo tính công bằng đối với các nhà giáo trong xã hội”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, cho rằng, quy định tiền lương và chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập như quy định tại Điều 27 là “bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập…”. Quy định như vậy là chưa phù hợp với tinh thần tại Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương.

Quy định như trên cũng có nghĩa là các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động xây dựng thang bảng lương, định mức lao động, trả lương trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể trên cơ sở phù hợp với khả năng của cơ sở giáo dục. Trong khi đó, chính tại Điều 27, cũng quy định, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo- Ảnh 1.

Các đại biểu tại phiên họp

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 28 dự thảo luật quy định: Nhà giáo được bảo đảm chỗ ở tập thể, các điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của luật nhà ở khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Đại biểu cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn quốc còn thiếu khoảng 11.000 nhà ở công vụ giáo viên; nhiều công trình nhà ở tập thể, nhà công vụ đã xuống cấp, hư hỏng hoặc rất tạm bợ, chật hẹp. Đối với các địa phương không có nhà ở công vụ, nhà ở tập thể hầu hết giáo viên phải đi thuê nhà ở tư nhân.

Để bảo đảm điều kiện nhà ở, tạo điều kiện cho nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục xem xét nghiên cứu bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 28 dự thảo luật theo hướng bên cạnh việc quy định nhà giáo được bảo đảm chỗ ở tập thể đủ các điều kiện thiết yếu, hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở; đề xuất bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi đến công tác ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo- Ảnh 2.

Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, thảo luận

Đồng quan điểm, đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, cho biết: Về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, đại biểu tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, bởi tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Còn điểm a khoản 5 Điều 21 về bảo lưu chế độ, chính sách trong điều động nhà giáo quy định, trường hợp điều động nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục công lập, nếu chế độ, chính sách ở vị trí công tác cũ cao hơn chế độ, chính sách ở vị trí công tác mới thì được bảo lưu các chế độ, chính sách của vị trí công tác cũ trong thời hạn tối đa là 36 tháng. Đại biểu đề nghị cân nhắc việc bảo lưu chế độ, chính sách của vị trí công tác cũ trong thời hạn tối đa 36 tháng, vì cần phải tương đồng với chính sách về cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, nhà giáo đã có nhiều chính sách ưu đãi theo dự thảo Luật hiện nay. Đại biểu đề nghị bảo lưu chế độ, chính sách trong thời hạn 6 tháng hoặc hơn, nhưng không phải là tối đa 36 tháng.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ban-khoan-voi-tien-luong-chinh-sach-ho-tro-nha-giao-20241120093413155.htm

Cùng chủ đề

Học xóa mù chữ ở Bình Phước được hỗ trợ thế nào?

Nghị quyết số 30/2023/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 của HĐND tỉnh Bình Phước quy định chế độ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia học xóa mù chữ. Theo đó người dân vùng đồng bào dân tộc...

Giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh không cư trú tại thành phố trong kỳ nghỉ Tết ...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại Phú Quốc

(NLĐO) - Nhiều cử tri đã kiến nghị những vấn đề “nóng” đối với lãnh đạo TP Phú Quốc, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các ngành chức năng ...

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa 2 luật về tổ chức tại kỳ họp bất thường

Thông tin trên được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đề cập tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 8, chuẩn bị bước đầu cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, sáng 11/12.Ông Trần Văn Sơn cho biết, ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 8, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương tham...

“Tinh gọn bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội”

Những nhiệm kì gần đây, bộ máy, biên chế của Quốc hội tăng chủ yếu ở đội ngũ cán bộ công chức viên chức tham mưu, giúp việc ở Văn phòng Quốc hội và Ban thư ký giúp việc Tổng thư ký Quốc hội. Do đó, cần tập trung tinh gọn đội ngũ này. Tuần Việt Nam giới thiệu tiếp phần 2 cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Chấp hành Luật An toàn giao thông là một tiêu chí

TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã dành chương II để quy định về các nội dung liên quan đến giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh.  TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành...

Cùng chuyên mục

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Vụ học sinh Đà Nẵng phải cởi áo ấm giữa trời lạnh, nhà trường nói gì?

TPO - "Sân trường tập trung hơn 1.725 học sinh, các em đang tham gia hoạt động nên nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Nhiều em cởi áo khoác cầm trên tay vì không chịu được nóng", Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) giải thích.  TPO - "Sân trường tập trung hơn 1.725 học sinh, các em đang tham gia hoạt động nên nhiệt độ trong cơ thể tăng cao. Nhiều...

Pickleball đã xuất hiện trong trường học ở Hà Nội

Pickleball - môn thể thao thời thượng đã bất ngờ xuất hiện tại ngôi trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Những ngày qua, sân trường THPT Phan Đình Phùng thêm phần sôi động, náo nhiệt với sự xuất hiện của môn thể thao Pickleball. Trong giờ ra chơi, học sinh thay vì ngồi trong lớp đã tích cực hơn trong việc xuống sân hay hòa mình vào bầu không khí sôi động để cổ vũ cho bạn bè. Nhà trường...

Những yếu tố quan trọng chọn ngành học

Vào lúc 10 giờ hôm nay (17.12), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Chọn ngành học cho tương lai: Yếu tố quan trọng chọn ngành học'. ...

Mới nhất

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) ...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Giá heo hơi hôm nay 17/12/2024 ghi nhận sự biến động giá tại các tỉnh thành trong cả nước, khi đồng loạt tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg, đạt ngưỡng 66.000 đồng/kg Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2...

Chủ động phát triển nguồn nhân lực du lịch

Du lịch - dịch vụ được xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh Cao Bằng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã và đang tập trung phát triển du lịch - dịch vụ trở thành ngành...

Giá bất động sản cao ngất, nhà đầu tư “chùn tay”

Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng giao dịch để quan sát thị trường bởi nhận thấy rủi ro ngày càng hiện hữu. Giá bất động sản Hà Nội không ngừng leo thang, nhất là tại vùng ven. Nhiều nhà đầu tư đã tạm ngừng...

Bữa tiệc cuối năm tại không gian “sống như nghỉ dưỡng” Lagoon Residences bên vịnh di sản

Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí thân tình, ấm áp Sự kiện The Grand Living Series No.3: House Becomes Home đã mang đến cho các nhà đầu tư, khách hàng của BIM Land bầu không khí...

Mới nhất