Trang chủChính trịNgoại giaoĐã tốt, còn tốt hơn!

Đã tốt, còn tốt hơn!

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công tác ngoại giao kinh tế (NGKT) được Bộ Ngoại giao chú trọng đẩy mạnh, coi đây là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm, động lực quan trọng để phát triển đất nước nhanh, bền vững; đóng vai trò tiên phong trong huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công tác ngoại giao kinh tế: Đã tốt, còn tốt hơn!
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham gia lễ khánh thành C4IR. (Ảnh: Nguyễn Văn Bình)

“Đã tốt, còn tốt hơn!”, là thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về công tác NGKT tại phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế trong khuôn khổ Đối thoại Hữu nghị (FD) và Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) 2024 mới diễn ra. Đây là một trong những hoạt động NGKT nổi bật do Bộ Ngoại giao triển khai trong năm nay.

35 đoàn đại biểu, đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ là các đoàn địa phương, bộ, ngành, tổ chức quốc tế, chuyên gia uy tín trong nước và thế giới tụ họp tại sự kiện của TP. Hồ Chí Minh. Sự có mặt của các chuyên gia, diễn giả có chuyên môn, uy tín về lĩnh vực chuyển đổi công nghiệp và phát triển bền vững… cho thấy vai trò kết nối đã được Bộ Ngoại giao và địa phương đồng hành, phối hợp ăn ý và hiệu quả.

Khéo léo xoay chuyển tình thế

Đánh giá về công tác NGKT, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, những vấn đề hiện nay trên thế giới không nước nào tự giải quyết được, do đó, phải đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi đoàn kết quốc tế. Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, nền ngoại giao Việt Nam phải góp phần giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác để phát triển, trong đó có nội dung NGKT, để phát triển kinh tế, tham gia xử lý các vấn đề toàn cầu, toàn dân.

Mới đây, Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 (C4IR) TP. Hồ Chí Minh khánh thành tại Khu công nghệ cao ở thành phố Thủ Đức. Trung tâm là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF); là trung tâm C4IR thứ hai tại Đông Nam Á (sau Malaysia) và thứ 19 trên thế giới trong mạng lưới của WEF. Đây là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, của Bộ Ngoại giao và TP. Hồ Chí Minh trong việc thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa Việt Nam và WEF.

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao Trung tâm được thành lập trên cơ sở triển khai Biên bản ghi nhớ (MoU) giữa Chính phủ Việt Nam và WEF giai đoạn 2023-2026, trong đó, Bộ Ngoại giao đóng vai trò là đơn vị kết nối, thúc đẩy, điều phối, trong khi TP. Hồ Chí Minh triển khai thực hiện, cụ thể hóa MoU.

Khẳng định Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đồng hành cùng TP. Hồ Chí Minh, kết nối giữa WEF với các địa phương, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, nhờ việc thành lập C4IR tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam có thể đóng góp tích cực hơn với thế giới về chuyển đổi công nghệ, quản trị và nhân lực.

Về vai trò của kinh tế đối ngoại và việc vận dụng NGKT để thu hút đầu tư chiến lược, Thứ trưởng nhấn mạnh: “Chưa bao giờ NGKT được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay. NGKT là nhiệm vụ cơ bản, trung tâm của nền ngoại giao Việt Nam; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững”.

Theo Thứ trưởng, trong giai đoạn chống dịch Covid-19, NGKT đặt trọng tâm vào ngoại giao vaccine, qua đó, đã tạo ra sự xoay chuyển tình thế. Hiện nay, NGKT cần phải tạo ra đột phá, xoay chuyển tình thế trong thu hút nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước.

Hơn lúc nào hết, việc thúc đẩy NGKT vừa là yêu cầu khách quan, vừa là yêu cầu chủ quan. Về khách quan, trong một thế giới siêu kết nối thì nhu cầu hợp tác của các quốc gia rất lớn. “Từ nhu cầu chủ quan, đất nước bước vào giai đoạn mới với các mục tiêu khát vọng phát triển đến năm 2030-2045. Việt Nam hiện nay đã trở thành 1 trong 40 nền kinh tế hàng đầu, là 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Chúng ta đã trở thành mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, do đó, nhu cầu của Việt Nam là thu hút thêm các đối tác, các nguồn lực từ quốc tế”, Thứ trưởng cho biết.

Công tác ngoại giao kinh tế: Đã tốt, còn tốt hơn!
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành đối thoại với các doanh nghiệp trong khuôn khổ Đối thoại Hữu nghị (FD). (Ảnh: Nhật Bắc)

“Đoàn kết là sức mạnh vô địch”

Sau gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng 96 lần so với năm 1986; vai trò, vị thế, uy tín quốc tế được tăng cường. “Quá trình phát triển của Việt Nam gắn kết chặt chẽ với các xu thế toàn cầu. Đất nước không thể đạt được các thành tựu to lớn nếu thiếu sự đoàn kết quốc tế, ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh hiện tại, công tác ngoại giao nói chung và NGKT nói riêng đã nỗ lực kêu gọi hợp tác quốc tế. Với phương châm “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, Bộ Ngoại giao đã phát huy vai trò cầu nối, tạo nhiều diễn đàn, không gian để các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài gặp gỡ, tiến đến những hợp tác hiệu quả.

Đơn cử như, các Hội nghị Gặp gỡ Thái Lan ở Quảng Trị (tháng 8/2023), Lào Cai (tháng 8/2024) và Đà Nẵng (tháng 9/2024) do Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức đã gặt hái nhiều kết quả thực chất giữa các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp hai bên. Từ đó, thúc đẩy hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam, giữa địa phương và doanh nghiệp hai nước trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch.

Ngay trong tháng 10 này, Bộ Ngoại giao cũng sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”, nhằm nâng cao nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển toàn diện và bài bản trong thời gian tới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”, vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhận thấy, các địa phương cần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy giao lưu văn hóa và chia sẻ kinh nghiệm phát triển, từ đó, cùng nhau vượt thách thức để đạt được những thành tựu to lớn hơn. Bộ Ngoại giao sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Công tác ngoại giao kinh tế: Đã tốt, còn tốt hơn!
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cùng các đại biểu dự Hội nghị Gặp gỡ Thái Lan ở Đà Nẵng.

Đưa kinh tế Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Chỉ thị số 15-CT/TW nêu rõ, sau 12 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư khoá X, công tác NGKT có chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “NGKT cuối cùng là phải đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi sản xuất toàn cầu; mở rộng thị trường, đối tác, như các thị trường mới tại Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi… Hiện nay, chúng ta đã làm tốt, chúng ta phải làm tốt hơn”. Điều này thể hiện sự đánh giá cao cũng như kỳ vọng lớn của lãnh đạo Chính phủ với công tác NGKT.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng, Chính phủ chỉ đạo công tác NGKT hiện chú trọng năm định hướng lớn: Thứ nhất, tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong đó, tiếp tục kiến tạo môi trường hòa bình ổn định thuận lợi cho phát triển thúc đẩy quan hệ đối tác.

Trong đối ngoại cấp cao, nội hàm kinh tế là then chốt và tất cả các hoạt động đều hướng tới đạt kết quả cụ thể về hợp tác kinh tế, đóng góp cho phát triển đất nước. Thứ hai, thúc đẩy động lực cho tăng trưởng, gồm thúc đẩy thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Thứ ba, thúc đẩy ba đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực. Thứ tư, nắm bắt được xu thế của thời đại. Thứ năm, gắn với các địa phương, doanh nghiệp.

Có thể thấy, chưa bao giờ công tác NGKT gắn với các nhu cầu sát sườn của các địa phương được đẩy mạnh như giai đoạn hiện nay.

Thời gian tới, NGKT sẽ tập trung đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, ngoại giao tập đoàn để thu hút các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực chiến lược, như chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại HEF 2024.





Nguồn: https://baoquocte.vn/cong-tac-ngoai-giao-kinh-te-da-tot-con-tot-hon-288609.html

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Ngành Ngoại giao đóng góp quan trọng vào thành tựu đối ngoại của đất nước

Chủ tịch nước biểu dương ngành Ngoại giao đã không ngừng củng cố thế và lực của đất nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước; nâng cao vai trò, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước Lương Cường, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị toàn thể cán bộ Bộ Ngoại...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi thành tích kinh tế và ngoại giao của Việt Nam

Chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh thêm, tiếp nối những thành tích đã đạt được trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn trong năm 2025. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa “cây nhà lá vườn” để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá xăng dầu hôm nay: Đổ đèo

Giá xăng dầu hôm nay, theo dữ liệu thị trường dầu của Reuters, cả dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/12.

Cùng chuyên mục

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Lao dốc, xuống mức thấp nhất trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 18/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần do lo ngại về nhu cầu sau các dữ liệu kinh tế từ Đức và Trung Quốc, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất.

Tăng tại miền Bắc, lượng nhập khẩu thịt heo đã giảm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay duy trì đà tăng tại khu vực miền Bắc và tạm chững lại ở miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc đang dao động từ 62.000 - 66.000 đồng/kg.

TikTok “gặp nạn” ở châu Âu, EU chính thức mở cuộc điều tra lớn, chú trọng ba khía cạnh

Ngày 17/12, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok về những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA).

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Mới nhất

Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua tuần lễ du lịch

NDO - Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan...

Anh chính thức gia nhập CPTPP: Cùng thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu

Ngày 15/12, Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này thời hậu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu). Với việc gia nhập CPTPP, Anh chính thức trở thành thành...

Máy bay huấn luyện sản xuất ở Việt Nam trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng

(Dân trí) - TP-150 là sản phẩm hợp tác giữa Việt Nam và Ý, phục vụ công tác huấn luyện bay sơ cấp và nhiệm vụ tuần tra, được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Máy bay TP-150 là dòng sản phẩm hợp tác giữa Việt Nam và Ý, được trưng bày tại Triển...

Thủ tướng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Sáng 18/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-du-hoi-nghi-trien-khai-nhiem-vu-nganh-van-hoa-the-thao-va-du-lich-post1002726.vnp

Mới nhất