Trang chủNewsChính trịĐa số đại biểu Quốc hội tán thành hình thành Quỹ công...

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh


Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật do Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày, đối với việc áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật quy định nhiều chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, có những nội dung khác quy định của pháp luật liên quan, vì vậy đề nghị bổ sung một điều quy định về áp dụng pháp luật.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh ảnh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày tại phiên làm việc chiều ngày 30/5. (ẢNH: DUY LINH)

Đối với nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, dự thảo Luật liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhất là về ngân sách nhà nước, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, đầu tư, khoa học công nghệ, chính sách đối với người lao động là chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư…

Để thể chế quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển quốc phòng, an ninh, đồng thời, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, vai trò đặc biệt quan trọng của công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trong thực hiện các chiến lược về quốc phòng, quân sự, an ninh quốc gia, dự thảo Luật cần có các chính sách đặc thù, đột phá, cơ chế vượt trội, khả thi để thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung, chỉnh lý nhiều quy định, chính sách đặc thù, vượt trội trong dự thảo Luật theo hướng quy định mới một số chính sách chưa được pháp luật quy định; kế thừa, phát triển các chính sách hiện đã được quy định ở các pháp lệnh và văn bản dưới luật và quy định các chính sách đặc thù, vượt trội hơn so với các chế độ, chính sách hiện hành ở các luật có liên quan.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để thuận lợi, khả thi trong tổ chức thực hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung một điều quy định về áp dụng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, trong đó quy định cụ thể việc áp dụng những nội dung khác so với các luật hiện hành như Điều 2 dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: DUY LINH)
Xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Một nội dung khác cũng nhận được sự quan tâm của đại biểu trong quá trình thảo luận là về Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Nhiều ý kiến đề nghị hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh để tập trung huy động nguồn lực, có cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhất là thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, rủi ro cao, đồng thời quy định bảo đảm chặt chẽ, khả thi. Ngược lại, cũng có ý kiến khác đề nghị không quy định về quỹ này để phù hợp với chủ trương hạn chế hình thành các quỹ tài chính ngoài ngân sách.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh ảnh 3

Quang cảnh phiên làm việc chiều 30/5. (ẢNH: DUY LINH)

Về nội dung này, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết: Trên cơ sở ý kiến đại biểu tại Kỳ họp thứ sáu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến 2 phương án: Phương án 1 là xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh; Phương án 2, không quy định về quỹ này.

Sau khi xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đoàn đại biểu, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến tán thành quy định về xây dựng Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh để hỗ trợ ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Nhiều ý kiến cho rằng, đây là giải pháp, cơ chế đặc thù, vượt trội, có ý nghĩa chiến lược, nhất là trong triển khai các chương trình, dự án đầu tư có tính cấp bách, nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt, có tính rủi ro cao.

“Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển đều có các quỹ tài chính phục vụ cho lĩnh vực này”, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới nói.

Để bảo đảm tránh chồng lấn nhiệm vụ chi, tại khoản 1 Điều 22 đã quy định Quỹ hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh chỉ nhằm mục đích hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách hoặc nghiên cứu, phát triển sản phẩm quốc phòng, an ninh có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt, có tính mới, rủi ro cao. Đây là những nhiệm vụ mà ngân sách nhà nước chưa kịp bố trí hoặc bố trí nhưng chưa đủ.

Tuy nhiên, trên cơ sở ý kiến đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, quy định cụ thể nội dung về mục đích của quỹ, nguồn hình thành, nguyên tắc hoạt động của quỹ và giao Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh như Điều 22 dự thảo luật.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh ảnh 4

Các đại biểu tham dự phiên làm việc chiều 30/5. (ẢNH: DUY LINH)

Về tổ chức và hoạt động công nghiệp quốc phòng, tổ chức và hoạt động công nghiệp an ninh (Mục 5, Mục 6 Chương II), có ý kiến đề nghị rà soát quy định hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh để bảo đảm bao quát, đầy đủ, trên cơ sở đó xác định chế độ, chính sách cho phù hợp; nghiên cứu quy định về cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho chỉnh lý về tổ chức cơ sở công nghiệp quốc phòng theo hướng: Hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng bao gồm: Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, Cơ sở công nghiệp quốc phòng khác, Cơ sở huy động tham gia công nghiệp quốc phòng, Cơ sở công nghiệp động viên; chỉnh lý về tổ chức cơ sở công nghiệp an ninh theo hướng: Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm: Cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt, Cơ sở công nghiệp an ninh khác, Cơ sở huy động tham gia công nghiệp an ninh.

Đồng thời, để bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, phân biệt các loại hình cơ sở công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và thuận lợi trong tổ chức thực hiện, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung 4 điều, gồm: “Tiêu chí, loại hình cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt” (Điều 33); “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ sở công nghiệp quốc phòng khác” (Điều 35); “Tiêu chí, loại hình cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt” (Điều 38); “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của cơ sở công nghiệp an ninh khác” (Điều 40) như dự thảo Luật.

Về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng (Mục 7 Chương II), nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về “Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng” để thể chế đầy đủ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo; rà soát bổ sung cơ chế quản lý phù hợp để tạo hiệu quả hoạt động liên kết, hợp tác của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng. Ý kiến khác đề nghị thực hiện thí điểm mô hình Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng trước khi quy định trong Luật.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, rà soát kinh nghiệm quốc tế để xây dựng quy định về Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dự kiến hai phương án xin ý kiến: Phương án 1, bổ sung một mục (Mục 7 – Chương II) quy định về “Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng” gồm 4 điều (từ Điều 41 đến Điều 44). Phương án 2, không quy định về Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng mà giao Chính phủ thực hiện thí điểm mô hình Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng.

Đa số đại biểu Quốc hội tán thành hình thành Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh ảnh 5

Tại phiên họp, đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng đã giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Sau khi xin ý kiến Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan có liên quan, đa số ý kiến tán thành quy định về Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng để làm nòng cốt cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng. Quy định này bảo đảm đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, bảo đảm thận trọng, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát kỹ lưỡng 4 điều quy định về Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng tại Mục 7 Chương II dự thảo Luật, bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

* Tại phiên họp, đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng đã giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến việc thành lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh; cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong công nghiệp quốc phòng, an ninh…

Bộ trưởng cho biết, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận để chỉnh lý bổ sung, hoàn thiện dự thảo luật.





Nguồn: https://nhandan.vn/da-so-dai-bieu-quoc-hoi-tan-thanh-hinh-thanh-quy-cong-nghiep-quoc-phong-an-ninh-post811885.html

Cùng chủ đề

Đi thẳng vào những vấn đề cử tri quan tâm

Sau 18 ngày họp theo chương trình có nhiều nội dung quan trọng được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành đợt 1 của kỳ họp thứ 7 với nhiều kết quả nổi bật, được đông đảo cử tri và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.   Quang cảnh Kỳ họp thứ 7. (Ảnh: THỦY NGUYÊN) Một trong những kết quả rất quan trọng là Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội;...

Quy định rõ phương án, nguồn lực phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 31/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. 30 cơ chế, chính sách đặc thù, với 5 chính sách mới Thừa ủy quyền của...

Chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Rõ trách nhiệm, rõ giải pháp và cam...

Diễn ra trong 2,5 ngày làm việc (từ 04-06/6/2024) nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Phát biểu kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với tinh thần rõ trách nhiệm, rõ giải pháp và cam kết mạnh mẽ...

Những điểm nhấn nổi bật của Đợt I, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 8/6/2014, sau 17 ngày làm việc, đợt I của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/infographics/nhung-diem-nhan-noi-bat-cua-dot-i-ky-hop-thu-7-quoc-hoi-khoa-xv-20240609181148778.htm  

Bổ sung nhiều cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An

Sáng 31/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Đề xuất UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó Chủ tịch Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, việc xây dựng bổ sung một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà ga quốc tế Đà Nẵng đưa hệ thống quầy tự gửi hành lý vào hoạt động

Theo đó, quầy tự gửi hành lý của Nhà ga T2 cho phép hành khách của hãng hàng không Starlux tự thực hiện thủ tục ký gửi hành lý một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hành khách có thể dễ dàng thao tác trên màn hình cảm ứng để in thẻ, sau đó dán thẻ lên hành lý và đặt lên băng chuyền. Hệ thống sẽ tự động vận chuyển hành lý đến khu vực...

Dự kiến Chương trình phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

NDO - Từ ngày 11-13/6, Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.   Quang cảnh Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH) Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với nhóm trí thức, khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng được gặp gỡ đại diện các trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hàn Quốc; đồng thời khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt tại nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam, là bộ phận...

Tưng bừng lễ hội khai mạc du lịch hè Bình Định

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang nhấn mạnh sự đa dạng, phong phú về địa hình, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và lịch sử đã tạo cho Bình Định nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Trong những năm qua, Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham gia nhiều hoạt động trong chuyến thăm Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều ngày 30/5/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Hội giao lưu kinh tế, văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam (KOVECA) Kwon Sung Taek (Quân Sâng Théc). Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm Hàn Quốc lần này có ý nghĩa quan trọng để cùng Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thúc đẩy triển khai những thỏa thuận cấp cao...

Bài đọc nhiều

Thêm động lực để các địa phương cùng phát triển

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XV, Quốc hội đang cho ý kiến về 2 dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế đặc thù. Đó là Nghị quyết của Nghệ An, và Đà Nẵng....

Quy định rõ phương án, nguồn lực phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 31/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. 30 cơ chế, chính sách đặc thù, với 5 chính sách mới Thừa ủy quyền của...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham gia nhiều hoạt động trong chuyến thăm Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều ngày 30/5/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Hội giao lưu kinh tế, văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam (KOVECA) Kwon Sung Taek (Quân Sâng Théc). Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm Hàn Quốc lần này có ý nghĩa quan trọng để cùng Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thúc đẩy triển khai những thỏa thuận cấp cao...

Chủ tịch Mặt trận được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND thành phố

Sáng 10/6, tại kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 – 2026) đã tiến hành bầu mới 2 chức danh Chủ tịch...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với nhóm trí thức, khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng được gặp gỡ đại diện các trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hàn Quốc; đồng thời khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt tại nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam, là bộ phận...

Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tọa đàm với nhóm trí thức, khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng được gặp gỡ đại diện các trí thức, nhà khoa học trẻ Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Hàn Quốc; đồng thời khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt tại nước ngoài là một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam, là bộ phận...

Trà Vinh có tân Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

Theo đó, quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn bổ nhiệm có thời hạn đối bà Phạm Thị Mỹ Hạnh (44 tuổi) giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền...

Chủ tịch Mặt trận được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND thành phố

Sáng 10/6, tại kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 – 2026) đã tiến hành bầu mới 2 chức danh Chủ tịch...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham gia nhiều hoạt động trong chuyến thăm Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều ngày 30/5/2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Hội giao lưu kinh tế, văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam (KOVECA) Kwon Sung Taek (Quân Sâng Théc). Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết chuyến thăm Hàn Quốc lần này có ý nghĩa quan trọng để cùng Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc thúc đẩy triển khai những thỏa thuận cấp cao...

Trao quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Nội vụ và Sở Du lịch

Theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, ông Nguyễn Lâm Nguyên, Trưởng phòng Văn hóa Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh được điều động làm Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh.Ông Hoàng...

Mới nhất

‘Tâm – Đẹp – Vui’ show diễn mới diễn xướng hầu đồng

“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là một tín ngưỡng và nhất là nghi lễ thờ Mẫu vô cùng độc đáo, độc nhất vô nhị thế giới với rất nhiều ý nghĩa nhân văn và nghệ thuật, chạm đến mọi giác quan và cảm xúc của con người. Chính vì vậy mà nghi lễ...

Vẻ đẹp mê hoặc của chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một trong những ngôi chùa có độ tuổi lâu đời tại Việt Nam, được khá  nhiều du khách biết đến với nhiều kỷ lục. Khi đến tham quan nơi đây, bạn sẽ ấn tượng bởi lối kiến trúc đặc sắc và mang đậm tính Phật Giáo của ngôi chùa. Bên cạnh đó, chùa...

BSCKII. Trần Văn Thanh – Chuyên gia cao cấp tại MEDLATEC Đà Nẵng hết lòng phụng sự người dân

Sau 4 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Đà Nẵng được đông đảo người dân biết tới là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tin cậy. Đặc biệt,...

Trường Cán bộ Thanh tra khai giảng khoá bồi dưỡng kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời gian tham dự khoá học, các học viên sẽ được các giảng viên là lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo các phòng, khoa và chuyên gia cao cấp trao đổi kiến thức, kỹ năng trong công tác thực hiện thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; một số khái niệm và...

Gần 1.000 CBNV SeABank ra quân làm sạch bờ biển tại 11 tỉnh thành, hướng tới phát triển bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1-8/6) và ngày Đại dương thế giới 8/6, ngày 8/6/2024, gần 1.000 CBNV SeABank đã cùng chung tay dọn vệ sinh bờ biển, tuyên truyền bảo vệ môi trường biển tại 11 tỉnh, thành phố có biển trên toàn quốc. Hoạt động nằm trong chương trình Let’s Go Green with...

Mới nhất

San hô Ninh Thuận