Trang chủDestinationsHà NộiĐà Nẵng phấn đấu kinh tế số đạt 20% GRDP vào năm...

Đà Nẵng phấn đấu kinh tế số đạt 20% GRDP vào năm 2025


(HNMO) – Tối 26-5, Hội thảo Chuyển đổi số với chủ đề “Dữ liệu số – Thách thức và định hướng” do UBND thành phố Đà Nẵng kết thúc sau nửa ngày thảo luận sôi nổi. Theo đó, thành phố xác định chuyển đổi số là “động lực”, “chìa khóa quan trọng” trong phát triển thời gian tới.

Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng tiếp cận chuyển đổi số theo 3 trục: Hạ tầng, dữ liệu, thông minh; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để đánh giá hiệu quả.

Định hướng của Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là “động lực” trong phát triển thành phố, là “chìa khoá” quan trọng để triển khai và thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Đà Nẵng đã có Trung tâm dữ liệu để sẵn sàng triển khai ứng dụng của chính quyền từ năm 2012; có mạng cáp quang kết nối các cơ quan Đảng, Nhà nước; hệ thống wifi chuyên dụng, công cộng, miễn phí từ năm 2014. Có 8 trạm thí điểm LoRa wireless, hơn 50 trạm phát sóng 5G khu vực trung tâm. Có 4.239 hộ nghèo và 1.264 hộ cận nghèo được đăng ký hỗ trợ điện thoại thông minh từ Chương trình dịch vụ viễn thông công ích. 

Ông Lương Nguyễn Minh Triết phát biểu tại hội thảo.

Đà Nẵng cũng đã có hệ sinh thái ứng dụng công dân số với nhiều tiện ích. Tỷ trọng kinh tế số trong năm 2022 đạt 17,36% GRDP. Tỷ lệ trung bình 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân, đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh và gấp 3 lần tỷ lệ trung bình cả nước (0,7).  

Theo lộ trình phát triển chuyển đổi số, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm tối thiểu 20% GRDP và đến năm 2030 là 30% GRDP. Nhân lực công nghệ thông tin đạt 47.500 người, chiếm 7,7% tổng lực lượng lao động toàn thành phố, cao hơn so với tỷ lệ trung bình 2,2% của cả nước. 

Về những khó khăn, vướng mắc, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng Trần Ngọc Thạch cho biết, hiện cơ chế, chính sách, khung pháp lý về chuyển đổi số chưa thay đổi kịp theo thực tiễn. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn thiếu nhiều thông tin, dữ liệu, chưa bảo đảm để địa phương khai thác, sử dụng trong cung cấp dịch vụ công. 

Ông Nguyễn Phú Tiến phát biểu tại hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến khuyến nghị Đà Nẵng cần triển khai các nội dung quản trị, khai thác, chia sẻ dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, thực hiện chuyển đổi số tổng thể và toàn diện trên cả ba trụ cột ở tất cả các cấp, gồm: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. 

Kết luận hội thảo, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nhấn mạnh chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp. Hiện nay cũng chưa có mô hình kiểu mẫu, điển hình và có điều kiện, hoàn cảnh tương tự để Đà Nẵng học tập, tham khảo.

“Tuy nhiên, không vì khó mà không làm, không vì phức tạp mà làm chậm tiến độ và kéo lùi quá trình phát triển của thành phố. Đà Nẵng sẽ nghiên cứu tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm quốc tế; vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù, thực tiễn của địa phương. Thành phố phấn đấu đưa Trung tâm giám sát điều hành thành phố thông minh vào hoạt động trong tháng 6-2023 để phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số”, ông Lê Trung Chinh nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hoà Bình thu hoạch “mùa vàng” từ liên kết sản xuất

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 đã trở thành nhạc trưởng tài ba, chỉ huy một dàn nhạc hùng hậu gồm các địa phương, các tổ chức, các hộ dân cùng hòa nhịp, tạo nên những giai điệu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là qua việc thúc đẩy liên kết sản xuất. Thành quả đạt được là vô cùng đáng khích lệ: 110/130 xã trong tỉnh đã hoàn thành...

Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại Đà Nẵng

Tỉnh Lai Châu tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu năm 2024 tại thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”. Chiều 22/11, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức...

Vinh danh 25 nhà giáo tiêu biểu năm 2024

UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức trao Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể; Cờ thi đua của Chính phủ cho 4 tập thể; Bằng khen của Thủ tướng cho 2 tập thể, 6 cá nhân; Cờ thi đua của UBND thành phố cho 1 tập thể; vinh danh, trao Giải thưởng cho 25 “Nhà giáo Đà Nẵng tiêu biểu” năm 2024. ...

Đà Nẵng: Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh

Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 diễn ra trong 20 ngày (14/12/2024 đến 2/1/2025). Ngày 19/11, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức họp báo, công bố Lễ hội Giáng sinh – Chào...

Người Cơ Tu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí phát huy tinh thần đoàn kết

Đồng bào Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí của xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, thể hiện được trách nhiệm, tấm lòng, niềm tin với Đảng, Nhà nước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam có 4 nhà hàng được gắn sao Michelin

HNMO) - Tối 6-6, Lễ ra mắt Michelin Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tại Hà Nội trong sự chờ đợi của những người yêu ẩm thực và du lịch Việt Nam. Việt Nam đã có 4 nhà...

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng txhời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự...

Sôi động các chương trình giao lưu đặc biệt Việt Nam

(HNMO) - Tối 14-4, chương trình nghệ thuật chào mừng Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12 và lễ khai mạc không gian "Sắc màu Việt Nam", lễ hội “Dạo chơi nước Pháp” đã...

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ các nước Chile, UAE và Sri Lanka trình quốc thư

Sáng 18-4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), Sri Lanka và Chile trình quốc thư. ...

Hà Nội thu hồi lô thuốc điều trị tăng huyết áp kém chất lượng

(HNMO) - Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 1604/SYT-NVD về việc thu hồi thuốc Enalapril 5mg không đạt tiêu chuẩn chất lượng gửi các cơ sở y tế trên địa bàn; phòng y tế các quận, huyện, thị...

Cùng chuyên mục

Chiêm ngưỡng Bộ tranh ghép vải “Tứ đại mỹ nhân”

Tranh ghép vải là một hình thức nghệ thuật độc đáo, kết hợp những mảnh vải vụn với nhau để tạo nên những tác phẩm đầy màu sắc và ý nghĩa. Nghệ thuật này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay mà còn cần đến sự sáng tạo và cảm nhận màu sắc tinh tế của người nghệ sĩ. Với những bức tranh đơn giản chỉ cần 1 buổi là có thể hoàn thành nhưng với những...

Bảo tồn múa hát Bài Bông – điệu múa cổ thời Trần

Múa Bài Bông là một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa dân tộc. Điệu múa này được cho là có nguồn gốc từ thời Trần và đã trải qua nhiều thăng trầm để tồn tại đến ngày nay. Múa Bài Bông khi biểu diễn sẽ được kết hợp với các làn điệu dân ca truyền thống, tạo nên một tổng thể hài hòa và sâu lắng. Trong xã...

Về Liệp Tuyết nghe điệu hát dô xưa

Từ lâu nhứng làn điệu dân ca đã trở thành linh hồn đại diện cho dân tộc Việt và đang dần dần được công nhận trở thành Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Nhưng còn đó những làn điệu dân ca vẫn nằm trong dân gian với những câu chuyện hấp dẫn về lịch sử. Nằm dọc bờ sông Tích uốn khúc quanh co, xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội không chỉ là vùng đất cổ,...

Chợ Hà Nội những năm 2000

     Thăng Long xưa còn được gọi là Kẻ chợ, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của Kinh đô. Kể từ ngày ấy đến nay, Thăng Long Hà Nội luôn được ví là một trong những thị trường lớn nhất nước. Chợ ở Thăng Long có từ rất sớm. Năm 1035, nhà Lý đã cho mở chợ Tây Lai, chợ Cửa Đông... dần dần các chợ truyền...

Chén trà sen – tinh hoa ẩm thực Hà Nội

Trà sen Hà Nội, đặc biệt là trà sen Tây Hồ, từ lâu đã được xem như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực Hà Nội. Hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu nhẹ của trà quyện với hương thơm ngát của hoa sen đã tạo nên một thức uống vô cùng đặc biệt, mang đậm nét truyền thống và tinh tế của người Hà Nội.

Mới nhất

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Tôi không phải là ngôi sao sớm nở tối tàn

Dừng chân đầy tiếc nuối trong Chị đẹp đạp gió 2024, Ái Phương "chị đẹp ấm áp của khán giả" có dịp chia sẻ nhiều hơn về hành trình tự tin, tìm thấy chính mình và mong muốn dùng âm nhạc để giúp đỡ mọi người. ...

Đề nghị doanh nghiệp hàng không, quốc phòng Mỹ hợp tác chuyển giao công nghệ

Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2. Tham gia đoàn có đại diện các doanh nghiệp Boeing, Lockheed Martin, Bell Textron, A2G (Air to Ground), AeroVironment, Atmo,...

Mới nhất