Trang chủNewsThời sựĐà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong...

Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, ‘đi trước mở đường’ trong 3 lĩnh vực


Thủ tướng: Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị những tháng đầu năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới và giải quyết một số kiến nghị của thành phố.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Đà Nẵng.

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực- Ảnh 2.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại cuộc làm việc – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát 2 vị trí dự kiến xây dựng khu dịch vụ thương mại thuộc khu thương mại tự do Đà Nẵng, gồm khu vực nghiên cứu lấn biển ven đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê rộng khoảng 420 ha và khu 90 ha chân núi Bà Nà, huyện Hòa Vang (đã được quy hoạch đất thương mại dịch vụ); kiểm tra tình hình đầu tư xây dựng hạ tầng dùng chung khu bến Liên Chiểu, tuyến đường ven biển nối cảng Liên Chiểu.

Thủ tướng cũng kiểm tra thi công dự án đường bộ cao tốc Hòa Liên-Túy Loan; giải quyết vướng mắc liên quan nguồn vốn 400 tỷ đồng đầu tư nút giao giữa cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, cao tốc Hòa Liên-Túy Loan, Quốc lộ 14B; thăm trường Hope School do tập đoàn FPT đầu tư, xây dựng để đón các em nhỏ không may mắn, mất cha mẹ do đại dịch COVID-19.

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực- Ảnh 3.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá Đà Nẵng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, thương mại, quân sự và quốc phòng; thành phố đáng sống, một trung tâm du lịch của cả nước trên “Con đường di sản” miền Trung, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đầu mối giao thông quan trọng.

Với mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế-xã hội lớn của cả nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 43/NQ-TW ngày 24/01/2019 về xây dựng và phát triển TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 79-KL/TW ngày 13/5/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 43/NQ-TW.

Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng, vừa được thay thế bằng Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/11/2023 phê duyệt Quy hoạch Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực- Ảnh 4.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về những kết quả phát triển kinh tế-xã hội của Đà Nẵng thời gian qua, tăng trưởng kinh tế có xu hướng phục hồi tốt, GRDP 6 tháng đầu năm 2024 của Đà Nẵng tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn mức tăng bình quân 3,54% của 6 tháng đầu năm cả giai đoạn 2020-2024.

Riêng GRDP quý II/2024 của Thành phố đạt mức tăng ấn tượng là 8,35% so với cùng kỳ năm 2023, xếp thứ 16/63 cả nước. Lạm phát cơ bản được kiểm soát, CPI bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 3,04% so với cùng kỳ năm trước.

Thương mại và công nghiệp tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2024 đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ, xuất khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD.

IIP ngành công nghiệp 7 tháng năm 2024 tăng 4,7% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất của 7 tháng kể từ năm 2019 đến nay. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, doanh thu du lịch lữ hành tăng 57,6%.

Dịch vụ và du lịch tiếp tục phát triển mạnh với nhiều hoạt động, lễ hội, sản phẩm du lịch mới, đặc sắc, sôi động. Trong 7 tháng năm 2024, tổng số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 6,6 triệu lượt, tăng 33% so với cùng kỳ (khách quốc tế ước đạt 2,5 triệu lượt, tăng 34,7%).

Thu hút đầu tư và giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực. Lũy kế 7 tháng năm 2024, thành phố thu hút được gần 28,3 triệu USD vốn FDI, tăng 4,1% so với cùng kỳ và 18,2 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.

Đến hết tháng 7/2024, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đạt 2.400 tỷ đồng, bằng 33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 27% kế hoạch HĐND Thành phố giao. Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt trên 3.200 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2023.

An sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, lao động… được chú trọng.

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực- Ảnh 5.
Thủ tướng bày tỏ “5 trăn trở” khi Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

6 ấn tượng với Đà Nẵng

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rất quan tâm tới sự phát triển của Đà Nẵng và sẽ sớm làm việc với thành phố. Thủ tướng cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến; ghi nhận, biểu dương nỗ lực và những kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng đã đạt được trong thời gian qua, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Thủ tướng bày tỏ 6 “ấn tượng” với Đà Nẵng: Đà Nẵng đã khắc phục hậu quả và tiếp tục phát triển sau đại dịch COVID-19; góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tháo gỡ nhiều vấn đề “điểm nghẽn” cơ chế, chính sách; đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến và cải cách hành chính; triển khai nghiêm túc các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Chính phủ về nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề nổi lên trên địa bàn; Đà Nẵng ngày càng khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của một cực tăng trưởng, trung tâm tăng trưởng của miền Trung và của cả nước, phát triển toàn diện, hài hòa, nhanh và bền vững; có cơ sở, có tiền đề và phát huy khí thế, truyền thống của Đà Nẵng, vận dụng sáng tạo, ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Cùng với đó, trong triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với Đà Nẵng vào tháng 6/2023, Đà Nẵng có nhiều tiến bộ, hoàn thành nhiều việc quan trọng như xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách trình các cấp có thẩm quyền; triển khai xây dựng hạ tầng dùng chung cho cảng Liên Chiểu, đây là một điểm nhấn; thúc đẩy dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn Hòa Liên- Túy Loan qua địa bàn (hoàn thành vào 30/8/2025); tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy đoàn kết, thống nhất; tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội, bảo vệ môi trường…

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tiên phong, đột phá, 'đi trước mở đường' trong 3 lĩnh vực- Ảnh 6.
Thủ tướng gợi ý Đà Nẵng thực hiện “3 tiên phong, đột phá, đi trước mở đường” – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, Thủ tướng bày tỏ “5 trăn trở” khi Đà Nẵng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; cần phát triển toàn diện hơn cả về công nghiệp, dịch vụ, kinh tế nông nghiệp; còn nhiều vướng mắc, dự án tồn đọng kéo dài chưa được xử lý dứt điểm, gây lãng phí nguồn lực; phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hài hòa hơn về kinh tế, xã hội, văn hóa, con người; phát triển hạ tầng chiến lược, kết nối các phương thức vận tải phải nỗ lực hơn nữa.

Phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 8-8,5%

Sau khi phân tích, chia sẻ một số bài học kinh nghiệm, để Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững, hài hòa, toàn diện, Thủ tướng gợi ý Đà Nẵng thực hiện “3 tiên phong, đột phá, đi trước mở đường”.

Thứ nhất, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là huy động nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển, nhất là phát triển hạ tầng.

Thứ hai, đổi mới sáng tạo, vận dụng linh hoạt, hiệu quả những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào điều kiện cụ thể của Đà Nẵng; tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Thứ ba, đẩy mạnhphân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Về nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị “Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030; Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Đồng thời, phải nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của Thành phố, sứ mệnh đầu tàu, tiên phong, đột phá, đi trước mở đường; phát huy mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, một cực tăng trưởng, phát triển của miền Trung và cả nước.

Cùng với đó, nỗ lực hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024 và cả nhiệm kỳ, ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2024 từ 8-8,5%, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng tập trung xây dựng, triển khai các kế hoạch thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; triển khai Quy hoạch thành phố Đà Nẵng, xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch.

Xây dựng đề án phát triển khu thương mại tự do theo Nghị quyết 136 của Quốc hội; huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển, nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư, tăng thu, tiết kiệm chi, mở rộng cơ sở thu để đầu tư phát triển; xử lý các vấn đề tồn đọng, vướng mắc kéo dài để giải phóng nguồn lực.

Thủ tướng cũng yêu cầu Đà Nẵng đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số; nghiên cứu xây dựng, áp dụng các cơ chế, chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), thúc đẩy đào tạo, nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Thủ tướng lưu ý phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; đẩy mạnh hội nhập và đối ngoại, tăng cường bảo đảm quốc phòng – an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng – an ninh là trọng yếu, thường xuyên, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc; lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển; nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp.

Cũng tại cuộc làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành đã phản hồi và Thủ tướng đã cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của Đà Nẵng. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành Trung ương “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm” với Đà Nẵng; giải quyết công việc, các khó khăn, vướng mắc có đầu ra.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-da-nang-phai-tien-phong-dot-pha-di-truoc-mo-duong-trong-3-linh-vuc-379189.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng chia sẻ về ‘6 điểm tựa Việt Nam’

Điểm tựa thứ sáu là tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc ta, của mỗi người khi khó khăn, thách thức, càng áp lực lại càng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, vượt qua giới hạn của bản thân, với tinh thần "biến không...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn sau ‘siêu bão’ lịch sử

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-6-nhom-nhiem-vu-giai-phap-lon-sau-sieu-bao-lich-su-380035.html

Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

Tại văn bản, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đắk Lắk phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, toàn diện, bao trùm dựa vào 4 trụ cột tăng trưởng: Phát triển các sản phẩm nông lâm sản lợi thế, quy mô lớn, chất lượng cao hướng đến thị trường xuất khẩu; công nghiệp chế biến nông lâm sản và sản xuất năng lượng tái tạo, quy mô lớn; quy mô đô...

Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Tạo điều kiện để các cơ quan báo chí tăng cường tiềm lực, cơ sở vật chấtVề đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng, các đại biểu tập trung thảo luận về nội...

4 mục tiêu và 15 giải pháp cấp bách khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai

Về khôi phục hệ thống giao thông bị hư hại, ảnh hưởng, Bộ Giao thông vận tải lo đường lớn, tỉnh lo tỉnh lộ, huyện lo huyện lộ, xã lo xã lộ.Bộ Công Thương bảo đảm nguồn cung xăng dầu và các loại hàng hóa, bảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công điện chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Kiện toàn Nhóm công tác Chương trình đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành, sự kiện đã quy tụ hơn 100 đại biểu đến từ các bộ ngành, đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển và các tổ chức...

Nhiều gia đình ngành TN&MT Yên Bái bị thiệt hại nặng do ngập lụt

Đối với những gia đình bị ngập sâu chưa thể khắc phục, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Giám đốc Sở TN&MT đề nghị huy động cán bộ, đoàn Thanh niên của Sở cùng dọn dẹp vệ sinh môi trường để các hộ sớm ổn định...

Đặt vào vai trò của cử tri và người đại biểu để thực hiện các nhiệm vụ Quốc hội giao

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, Lãnh đạo Cục, Vụ, các cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Đồng tình với những tồn tại được Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chỉ ra tại cuộc họp,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Theo đó, các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền,...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông - triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Bình chọn 50 điểm đến du lịch hấp dẫn tại khu vực phía Nam

Ngày 17/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp công bố Chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024” với chủ đề “Nâng tầm điểm đến - Kết nối hành trình”. Đây...

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai trương mô hình quản trị thông minh

NDO - Sáng 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai trương “Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”. Quang cảnh lễ ra mắt Mô hình quản trị thông minh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung...

Áp thấp nhiệt đới giật cấp 9 đã tiến vào Bắc Biển Đông​

  Vị trí và hướng đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: TTKTTV)  ...

Công điện chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,...

Chủ tịch Quốc hội: Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng luật

VOV.VN - Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Hội nghị Đảng đoàn Quốc hội với Ban cán sự Đảng Chính phủ về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị.    Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần...

Mới nhất

Già hóa dân số và căn bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Sa sút trí tuệ với nhiều thể bệnh khác nhau dần dần gây tàn phế, gây gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình và an sinh xã hội. Hệ lụy sức khỏe và áp lực kinh tế Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao...

Petrovietnam hỗ trợ tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Mạnh Kha - Ủy viên BCH Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường thực Công đoàn Dầu khí Việt Nam (CĐ DKVN) làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có đồng chí Đoàn Duy Công - Ủy viên BCH CĐ DKVN, Chủ tịch Công đoàn Tổng công...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với định hướng "6 hơn," góp phần mang lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí...

BIDV nhận giải thưởng ‘Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam’

Ngày 12/9, tại Singapore, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được vinh danh với giải thưởng 'Vietnam's Best Digital Bank' (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được Tạp chí Euromoney bình chọn và trao trong khuôn khổ chương trình 'Awards for Excellence 2024' với sự tham gia của các ngân...

Mới nhất