Trang chủKinh tếNông nghiệpĐa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh...

Đa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo


Nhiều dự án tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo

Thái Nguyên: Huyện Phú Lương “rót” hơn 14,5 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo, tạo sinh kế cho bà con khó khăn

Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn từ 2021 – 2025, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) đã phân bổ nguồn vốn hơn 14,5 tỷ đồng để hỗ trợ các dự án giảm nghèo. 

Với nguồn vốn đó, huyện Phú Lương đã thực hiện nhiều dự án giảm nghèo hiệu quả như: Dự án 2 (Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo bền vững) với tổng ngân sách thực hiện từ năm 2021 – 2024 hơn 5.6 tỷ đồng.

Trong đó, địa phương đã triển khai 9 dự án chăn nuôi bò, dê và trâu tại các xã Yên Trạch, Động Đạt, Phủ Lý, Ôn Lương và Hợp Thành; năm 2022 thực hiện 1 dự án chăn nuôi bò Lai sind tại xã Yên Trạch, nuôi Trâu sinh sản tại xã Phủ Lý; năm 2023 thực hiện 5 dự án gồm: Nuôi dê tại xã Yên Đổ, nuôi bò Lai sind tại xã Động Đạt và xã Yên Trạch, nuôi trâu tại xã Phủ Lý và xã Ôn Lương.

Đặc biệt, năm 2024 huyện Phú Lương thực hiện 3 dự án chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Phủ Lý, Ôn Lương, Hợp Thành (hiện nay đang triển khai thực hiện). Tổng số hộ được thụ hưởng là 111 hộ (trong đó có 81 hộ nghèo, 19 hộ cận nghèo, 11 hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng).

Đa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo- Ảnh 1.

Dự án hỗ trợ trâu sinh sản cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình. Ảnh: Hà Thanh

Đối với Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, có tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021 – 2024 hơn 2,5 tỷ đồng. Số mô hình được thực hiện là 3 dự án, trong đó 3/3 dự án được UBND huyện giao cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thực hiện. 

Đến nay, 2/3 dự án đã triển khai thực hiện, trong đó có mô hình nuôi trâu sinh sản tại xã Hợp Thành với 17 hộ và chăn nuôi trâu, bò tại xã Yên Ninh, Yên Lạc với 41 hộ tham gia. Năm 2024, tiếp tục thực hiện dự án chăn nuôi trâu sinh sản tại xã Yên Ninh, Yên Đổ và Động Đạt dự kiến có 24 hộ tham gia.

Các dự án này được thực hiện tại 6 xã với 102 hộ được hỗ trợ thụ hưởng dự án, trong đó có 53 hộ nghèo, 41 hộ cận nghèo, 8 hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng. Dự ước đến hết năm 2024 có 68/102 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo.

Tại xã Hợp Thành, với nguồn vốn chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong năm 2023 địa phương đã triển khai có hiệu quả dự án “Hỗ trợ trâu cái nuôi sinh sản thuộc Tiểu Dự án 1 của Dự án 3”. Tham gia dự án có 17 hộ nghèo, cận nghèo nhận được hỗ trợ trâu cái giống với tổng kinh phí thực hiện hơn 460 triệu đồng, trong đó kinh phí nhà nước hỗ trợ 402 triệu đồng, còn lại các hộ tham gia đối ứng hơn 58 triệu đồng.

Là hộ nghèo được tham gia dự án hỗ trợ trâu sinh sản, anh Ma Đình Thông (xóm Bo Chè, xã Hợp Thành) cho biết, năm 2023 gia đình anh thuộc diện hộ nghèo với 3 nhân khẩu, kinh tế của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào ruộng lúa và đồi rừng. “Từ khi được hỗ trợ con trâu gia đình tôi rất phấn khởi. Hi vọng trong thời gian tới trâu sẽ sinh sản ra nghé giúp gia đình tôi phát triển kinh tế hơn”, anh Thông chia sẻ.

Đa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo- Ảnh 2.

Năm 2023 gia đình anh Ma Đình Thông thuộc diện hộ nghèo ở xóm Bo Chè, xã Hợp Thành được hỗ trợ một con trâu sinh sản. Ảnh: Hà Thanh

Kết quả giảm nghèo góp phần ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế

Ông Lương Hải Long – Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành nhấn mạnh, thực hiện theo Nghị quyết Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025, UBND xã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế hằng năm tăng từ 5 – 7%. Trong lĩnh vực hỗ trợ hộ nghèo, từ năm 2021 đến nay, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm 1,3%, theo Nghị quyết của HĐND huyện, công tác giảm nghèo của xã cơ bản đạt.

Theo báo cáo rà soát của UBND xã Hợp Thành, đến cuối năm 2023 trên địa bàn xã còn 45 hộ nghèo và 47 hộ cận nghèo.

Đối với chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã đã căn cứ vào các văn bản, kế hoạch của cấp trên, năm 2023 được Trung Dịch vụ Nông nghiệp huyện giao nhiệm vụ lựa chọn các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để thực hiện dự án hỗ trợ 17 con trâu giống sinh sản. Qua triển khai các bước theo đúng quy trình, đến cuối năm 2023 đã bàn giao trâu cho các hộ.

Hàng tháng xã cũng giao cho Trung tâm dịch vụ trực tiếp về cơ sở phối hợp với cán bộ nông nghiệp trên địa bàn xã thường xuyên xuống địa bàn kiểm tra, theo dõi trâu của các hộ để thực hiện tiêm phòng và xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Đến thời điểm này, cả 17 con trâu giống cấp cho bà con trên địa bàn đều đảm bảo sinh trưởng phát triển tốt.

“Năm 2024, địa phương tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ trâu cho hộ nghèo với mục tiêu hỗ trợ đến đâu giảm nghèo bền vững đến đấy, tránh tình trạng tái nghèo”, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho hay.

Đa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo- Ảnh 3.

Trâu cấp cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Hợp Thành, huyện Phú Lương đều sinh trưởng, phát triển tốt. Ảnh: Hà Thanh

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thuý Hằng – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương đánh giá, qua triển khai thực hiện, bước đầu các dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương và vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn. 

“Nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm từ 5,39% cuối năm 2021 xuống còn 2,68% cuối năm 2023, bình quân mỗi năm giảm được 1,36% hộ nghèo. Hằng năm, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện luôn vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra”, bà Hằng nói.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương, các chính sách triển khai trên địa bàn huyện về công tác giảm nghèo đã bước đầu tạo ra những chuyển biến căn bản để hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các hộ nghèo đa chiều tại địa phương. 

“Qua triển khai thực tế tại địa phương, mô hình chăn nuôi trâu cho thấy tính hiệu quả cao hơn, ít rủi ro hơn mô hình nuôi dê, bò và phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu, kinh tế và kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi của các đối tượng là hộ nghèo trên địa bàn huyện”, bà Hằng đánh giá và khẳng định: “Kết quả thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương đã góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững”.





Nguồn: https://danviet.vn/da-dang-nhieu-du-an-giam-ngheo-o-phu-luong-tao-sinh-ke-giup-ba-con-thoat-ngheo-20240821215304622.htm

Cùng chủ đề

Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Những năm gần đây, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, hình thành nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Trong 2 ngày 17 và 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình điểm “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng...

tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,11%

Ngày 17/12, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 21,66% năm 2021 xuống còn 11,11% vào cuối năm...

Quảng Nam: Trợ lực giúp người dân vùng đồng bào DTTS giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã giúp hàng ngàn hộ dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng được hỗ trợ sinh kế, nhà ở, từ đó vươn lên thoát nghèo.Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng...

Sơn La: Tập trung đầu tư phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Sơn La là địa bàn cư trú tập trung chủ yếu của đồng bào La Ha, một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã...

Nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân tỉnh Đắk Nông phát triển sinh kế, ổn định sản xuất, để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt Nam. ...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ đề về kết nối TP HCM-ĐBSCL trong phát triển

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm "Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước". Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ...

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ đề về kết nối TP HCM-ĐBSCL trong phát triển

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm "Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước". Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ...

Mới nhất

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội

NDO - Chiều 18/12, tại Hà Nội, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024),...

THILOGI: xây dựng vị thế, uy tín trong ngành logistics

THILOGI đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh. ...

THILOGI: xây dựng vị thế, uy tín trong ngành logistics

THILOGI đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh. ...

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải...

Mới nhất