Trang chủChính trịNgoại giaoĐa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng...

Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp

Mặc dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Chiều 26/6, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn kinh doanh 2024 với chủ đề “Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp”.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch VCCI nhận định: “Đa dạng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị không chỉ yêu cầu khách quan mà còn là định hướng quan trọng của Đảng, Chính phủ. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh đến việc tiếp tục phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong hình thành và mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị.

Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp
Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Vân Chi)

Tại Nghị quyết số 41- NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, Bộ Chính trị đã đưa ra mục tiêu đến năm 2030, một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn”.

Đồng thời Phó Chủ tịch VCCI khẳng định: “Với tham vọng vươn lên trong chuỗi giá trị, Việt Nam có cơ hội đặc thù để khai thác vị trí của mình trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Mục tiêu của Chính phủ là phát triển các mạng lưới nhà cung cấp cấp một (trực tiếp) và nhà cung cấp cấp hai/cấp ba (cung cấp gián tiếp cho nhà sản xuất) trong nước, kết nối họ với các khâu lắp ráp cuối cùng với kỳ vọng hướng các doanh nghiệp đó chuyển sang sản xuất sản phẩm phức tạp hơn và đa dạng hóa ‘giỏ’ hàng hóa xuất khẩu.

Vì vậy, trong thời gian tới, chính sách hỗ trợ phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải là những người đặt ra nhu cầu trước, sau đó Chính phủ thiết kế chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn mạnh, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước ở những ngành quan trọng có tiềm năng liên kết lớn”.

Các chuyên gia tại Diễn đàn nhận định, trong bối cảnh hiện nay, các xu thế mới tiếp tục khẳng định định hướng ưu tiên đối ngoại của Việt Nam là đúng đắn. Việt Nam là thành viên của nhiều sáng kiến, liên kết khu vực, như Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp đinh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia quá trình đàm phán một số sáng kiến, hiệp định, như Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN – EFTA FTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA). Đây là cơ hội thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng.

Trong kết quả tích cực của nền kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu với kim ngạch ước đạt gần 189 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, ở một số mặt hàng trọng điểm ghi nhận kim ngạch xuất khẩu khởi sắc không chỉ xuất phát từ nhu cầu của thị trường mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam.

Tuy nhiên, thương mại Việt Nam cũng gặp một số thách thức. Mặc dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng. Việc ứng dụng khoa học – công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử vẫn chưa được tận dụng triệt để khiến các mô hình kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận chậm với thị trường tiêu thụ, quá trình thông thương hàng hóa chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.

Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp
Toàn cảnh Diễn đàn. (Ảnh: Vân Chi)

TS. Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng, gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp. Nhưng những nỗ lực tự thân đó sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều nếu như các điều kiện về thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh và quy định pháp luật không tạo ra vướng mắc…

“Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, vẫn còn một số điểm nghẽn lớn về thể chế và chính sách hỗ trợ để giúp doanh nghiệp Việt tự tin, vững vàng hơn khi gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó bên cạnh sự nỗ lực của chính các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn về hàng hóa thì cần có sự đổi mới trong cách tiếp cận về hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng trọng tâm, trọng điểm hơn nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể, ưu tiên về góc độ phát triển doanh nghiệp hiện nay”, ông Bình gợi ý.

Còn TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm cấp cao Bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Đại học RMIT, cho rằng “xanh hóa” trong sản xuất là chìa khóa để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng. “Yêu cầu tiêu dùng xanh của khách hàng đang thúc đẩy các nhà sản xuất và nhà cung cấp áp dụng các tiêu chuẩn mới và điều chỉnh hoạt động. Khách hàng, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển, ngày càng có ý thức hơn về tác động môi trường trong các quyết định mua hàng”, ông Hùng chia sẻ.

Cũng theo ông Hùng, tại Việt Nam, theo khảo sát của Rakuten Insight năm 2023, có đến 84% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm bền vững. Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, điển hình có Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai các quy định và tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ hơn đối với các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu vào khu vực này.

“Xanh hóa không còn là một lựa chọn mà là yếu tố quyết định thành công của đơn hàng khi xuất khẩu. Xét trên góc độ chuỗi cung ứng, người mua đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát và hợp tác để thúc đẩy xanh hóa. Họ là những chủ thể dẫn dắt chuỗi cung ứng và thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ cuối cùng phù hợp với nhu cầu thị trường”, ông Hùng nhận xét.

Các nhà quản lý, các chuyên gia, Hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân tại Diễn đàn đã thảo luận cởi mở, thẳng thắn và trách nhiệm, gợi mở các giải pháp, kiến nghị để đa dạng hoá chuỗi cung ứng, phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp.

Trong đó, đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể như: đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng năng lực sản xuất mới nhằm chủ động tạo nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; tập trung kết nối trong nước tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp lớn toàn cầu, tạo thị trường cho các ngành công nghiệp phát triển.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, đặc biệt thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi và có các giải pháp tập trung tháo gỡ “rào cản” kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới; tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi và tuyên truyền, hướng dẫn về quy tắc xuất xứ và cấp C/O, tự chứng nhận xuất xứ… Thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, góp phần giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam…

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, ngày 5/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Cùng với đó, Nghị quyết 58/NQ – CP ngày 21/4/ 2023 của Chính phủ về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025 đã và đang được các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt nhằm tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp… nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đưa kinh tế xã hội phát triển.





Nguồn: https://baoquocte.vn/da-dang-hoa-chuoi-cung-ung-nang-cao-kha-nang-thich-ung-cho-doanh-nghiep-275831.html

Cùng chủ đề

Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc

Saigon Co.op đảm bảo nguồn hàng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả không biến động và có các chương trình khuyến mãi đậm dành riêng cho thị trường miền Bắc, góp phần bình ổn thị trường, ổn định tâm lý người dân. Cơn bão số 3 Yagi đã gây ảnh hưởng đến một số tỉnh thành miền Bắc, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa. Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon...

Thúc đẩy doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững

Diễn đàn VCSF 2024 là dịp để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay khẳng định niềm tin và những nỗ lực của doanh nghiệp trong tiến trình hiện thực hóa mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0' vào năm 2050.

Mở rộng cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp ngành chế tạo Việt Nam

Hơn 350 đơn vị quy tụ tại 2 triển lãm quốc tế Electric & Power Vietnam 2024 và HVACR Vietnam 2024 Khai mạc Hội chợ giao thương ngành chế tạo Hà Nội 2017 Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam đang hoạt động dưới hình thức gia công OEM, tập trung vào sản xuất linh kiện...

Chuyên gia thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam

Chuyên gia thương hiệu Nguyễn Thu Len chỉ rõ: Không chỉ là một cái tên hay đơn thuần là những biểu tượng trong bộ nhận diện, “xây dựng thương hiệu” còn là câu chuyện, giá trị và cảm xúc mà nó mang lại cho khách hàng’’. Ý kiến này đã được nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quảng cáo tán thành và lấy làm chủ đề phân tích trong cuộc hội thảo về xu hướng “tiếp thị bền vững”.

Kinh tế Việt Nam giữ ‘ánh hào quang’

Tình hình địa chính trị và biến động của các nền kinh tế lớn toàn cầu khiến viễn cảnh kinh tế thế giới khó đoán định. Tuy vậy, các dự báo năm 2025 cho thấy, ASEAN vẫn được xem là khu vực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay và Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực này.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

“Hồi sinh” nhanh chóng sau siêu bão Yagi, Hạ Long trở lại với diện mạo tươi sáng và đổi mới

Yagi, siêu bão mạnh thứ hai trên toàn thế giới tính từ đầu năm 2024 đến nay và là cơn bão mạnh nhất từng đi vào biển Đông trong 30 năm qua, đã càn quét thành phố du lịch thủ phủ của Quảng Ninh. Ngay khi bão tan, TP. Hạ Long đã "xắn tay" dọn dẹp, nhanh chóng lấy lại nhịp tăng trưởng và hình ảnh du lịch của mình.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Nhiều trường đại học quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa khai giảng

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh không tổ chức khai giảng, quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa trong lễ khai giảng...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục duy trì ổn định; Nhóm cổ phiếu chăn nuôi đang “vào sóng” hậu bão số 3

Nhìn chung, giá heo hơi đang duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg sau khi điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg tại một số địa phương trên cả nước.

Bão số 3 gây thiệt hại ước tính 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GRDP năm 2024 của nhiều địa phương có thể giảm trên...

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cơn bão số 3 đã tác động toàn diện tới tình hình kinh tế - xã hội của nước ta.

8 tháng đầu năm 2024, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Hà Lan chiếm hơn 37% tổng vốn

Trong 8 tháng năm 2024, có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Tìm cơ hội từ kinh tế số

“Một nền kinh tế độc lập và tự chủ không đồng nghĩa với việc Lào phải tự sản xuất, chế tạo mọi thứ, mà đúng hơn là nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực tiềm năng khác của đất nước”.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Cycle 2024) sẽ diễn ra từ 26-28/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Xe đạp – Xe điện và linh phụ kiện từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá hành trình cho tương lai xanh.

New Zealand góp 1 triệu NZD giúp Việt Nam hồi phục sau bão Yagi

Theo Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam, chính phủ nước này mới công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand (NZD) nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi. Khoản viện trợ này sẽ được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ là đối tác ứng phó thảm họa của New Zealand và các cơ quan của Liên Hợp quốc tại Việt...

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Mới nhất

Rau củ giàu tinh bột giúp ngăn đường huyết tăng vọt

Nhiều loại rau củ giàu tinh bột như sắn, chuối, củ cải, atisô và khoai mỡ chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ...Tuy nhiên, rau củ giàu tinh bột cũng chứa nhiều carbohydrate và calo hơn so với các loại rau không chứa tinh bột.Khi bạn bị đái tháo đường, cần lưu ý đến lượng đường...

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David...

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới...

Trung thu chia sẻ yêu thương việc làm ý nghĩa cho trẻ mầm non

NDO - Chiều 16/9, Trường mầm non Thanh Bình, thành phố Hải Dương, tổ chức Tết Trung thu tại 4 điểm trường cho hơn 500 trẻ mầm non với nhiều hoạt động hấp dẫn và ý nghĩa. Với chủ đề Trung thu chia sẻ yêu thương, hơn 500 trẻ mầm non cùng các bậc phụ huynh, các cô giáo đã quyên góp...

9 cầu bộ hành kết nối nhà ga metro số 1 về đích trong tháng 10/2024

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

Mới nhất