Trang chủĐa dạng giải pháp giáo dục tài chính trong nhà trường

Đa dạng giải pháp giáo dục tài chính trong nhà trường

Giáo dục tài chính cho HS ngày càng quan trọng tuy nhiên hiệu quả triển khai còn khiêm tốn và cần có giải pháp triển khai mạnh mẽ hơn.

img

Học sinh Ban Mai School học về tư duy tài chính. Ảnh: NTCC

Hàm lượng kiến thức tài chính còn khiêm tốn

Theo TS Nguyễn Thanh Tâm – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, khi đến độ tuổi trưởng thành và phải thực hiện những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, bất kể học sinh nào cũng phải đối diện với những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế, buộc các em phải đưa ra quyết định như: Lựa chọn sản phẩm tiêu dùng, quản lý chi tiêu, sử dụng hàng hóa công cộng,… Hệ quả của những quyết định này sẽ tác động trực tiếp tới cuộc sống của bản thân và người khác.

Vì vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nếu học sinh không được trang bị và giáo dục các kiến thức, kỹ năng về kinh tế nói chung, tài chính nói riêng, sẽ nhận thấy những vấn đề mà mình phải đối mặt luôn phức tạp, khó giải quyết. Điều này dẫn đến việc đưa ra các quyết định dựa trên giả định sai lầm, hiểu sai bản chất mà lẽ ra nên được hình thành và điều chỉnh trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Việc giáo dục những nội dung kinh tế, trong đó có vấn đề tài chính có vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực quốc gia.

TS Nguyễn Thanh Tâm cho biết, nội dung tài chính được nêu trong Chương trình GDPT 2018, bao gồm cả chương trình tổng thể và chương trình các môn học, được lồng ghép, tích hợp trong các môn học khác nhau ở 3 cấp học. Tuy nhiên, nội dung tài chính được giảng dạy thành một môn học độc lập chỉ có ở THPT (môn Giáo dục kinh tế và pháp luật).

Cụ thể, ở tiểu học, giáo dục tài chính được tích hợp trong các môn học như Toán, Đạo đức (lớp 2, 3, 4, 5), Tiếng Anh (lớp 3, 5), Tự nhiên và Xã hội (lớp 2), Hoạt động trải nghiệm (lớp 4, 5). Ở THCS, giáo dục tài chính được tích hợp nhiều hơn trong môn Toán, Giáo dục công dân. Ở THPT, ngoài môn độc lập về nội dung này là Giáo dục kinh tế và pháp luật, một số môn học có lồng ghép giáo dục tài chính như Toán, Ngữ văn, Công nghệ…

“Có thể nói, nội dung về tài chính có sự phát triển tăng tiến theo 3 cấp học; tuy nhiên hàm lượng kiến thức còn khiêm tốn và thiếu mối liên kết khoa học, chặt chẽ giữa từng khối, cấp học, đặc biệt ở cấp tiểu học và THCS. Việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục tài chính trong nhà trường chưa đáp ứng hết nhu cầu của học sinh”, TS Nguyễn Thanh Tâm nhận định.

Công tác tại The Dewey Schools, là một trong ba giáo viên Việt Nam giành giải Giáo viên xuất sắc nhất về đào tạo quản lý tài chính dành cho học sinh năm 2022, thầy Nguyễn Trọng Tùng khẳng định tầm quan trọng của giáo dục tài chính. Thầy Tùng cho biết, tại The Dewey Schools, ngoài triển khai giáo dục tài chính cho học sinh theo yêu cầu Chương trình GDPT 2018, nội dung này được đưa vào chương trình khối 6, 7 với tên gọi Kinh doanh – Hướng nghiệp, nằm trong chương trình chính khóa.

Theo đó, 4 vấn đề cốt lõi được tập trung là kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu và quyên góp; 4 từ khoá với trọng tâm là ươm mầm tinh thần tiết kiệm, giúp học sinh xây dựng ý thức tiết kiệm từ nhỏ, từ sớm, góp phần nâng cao năng lực tài chính khi trưởng thành. Bên cạnh trang bị kiến thức lý thuyết, học sinh được tham gia các cuộc thi, dự án liên môn theo đơn vị lớp, khối và toàn trường.

Từ thực tiễn tham gia các dự án, thầy Nguyễn Trọng Tùng nhìn nhận, giáo dục tài chính ở trường phổ thông công lập cơ bản mới ở bước đầu và còn khoảng cách với trường tư thục, trường quốc tế. Học sinh được cung cấp kiến thức cơ bản về nội dung này tương đối tốt, nhưng còn hạn chế ở khâu thực hành. Khó khăn lớn nhất của các nhà trường là đội ngũ bởi giáo viên đa phần kiêm nhiệm; do đó, thầy cô cần được tập huấn, có trải nghiệm và cần sáng tạo, linh hoạt hơn trong giảng dạy.

img

Giáo viên Ban Mai School giảng dạy về tư duy tài chính. Ảnh: NTCC

Quan tâm điều kiện thực hiện, chú trọng thực hành

“Trước thực tiễn còn khó khăn về điều kiện thực hiện, đặc biệt yếu tố con người, một giải pháp khả thi, hiệu quả là tận dụng nguồn lực từ phụ huynh, cựu học sinh – những người có chuyên môn về tài chính; hoặc tận dụng chính nguồn lực trong nhà trường, ví dụ nhân viên kế toán, để chia sẻ với học sinh, giúp các em làm quen với kiến thức căn bản về tiền bạc, chi tiêu thông minh, nâng cao hiểu biết và năng lực tài chính”, thầy Nguyễn Trọng Tùng chia sẻ.

Chia sẻ kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình Tư duy tài chính tại Trường THCS – THPT Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội), cô Phó Hiệu trưởng Lê Thanh Tâm cho hay, đối với khối tiểu học, các hoạt động học tập được triển khai dưới dạng trải nghiệm thực tế qua các trò chơi và bài tập thực hành như quản lý tiền mừng tuổi, khoản chi tiêu trong gia đình, cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh đơn giản…

Lên THCS, tiếp nối kiến thức về khởi tạo doanh nghiệp đơn giản ở tiểu học, học sinh được học kiến thức để phân tích sâu từng bước tạo lập doanh nghiệp, đặc điểm doanh nhân, nghiên cứu thị trường… thông qua hoạt động trải nghiệm, dự án thực tế. Cấp THPT hướng đến giúp học sinh định hướng tương lai thông qua lập kế hoạch tài chính và lường trước rủi ro trong cuộc sống, trở thành người chủ động, trách nhiệm với nguồn tài chính của bản thân…

Ngoài ra, nhà trường đã triển khai chương trình giáo dục “Tư duy tài chính – Kiến tạo doanh nhân trẻ” từ năm học 2021 – 2022. Nội dung chương trình bao gồm kiến thức tài chính, kinh doanh, hướng nghiệp. Học sinh được tham gia các chuyến tham quan nhà máy, trường đại học, thực hành các dự án kinh doanh thực tế.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục tài chính cho học sinh, TS Nguyễn Thanh Tâm cho rằng, trước hết các cơ quan quản lý giáo dục cần có phương hướng, chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục tài chính trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường giảng dạy và giáo dục tài chính, tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ quản lý.

Các nhà trường cần chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng giảng dạy tài chính cho giáo viên, đặc biệt giáo viên dạy các môn có liên quan hoặc môn có tích hợp nội dung tài chính, giáo viên môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Có thể tổ chức tập huấn hoặc cử giáo viên tham gia tập huấn, tạo cơ chế thuận lợi để giáo viên tự nâng cao năng lực. Giáo viên, phụ huynh cần chủ động tìm hiểu, tự trau dồi kiến thức kỹ năng, phối hợp với nhau.

“Trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024 – 2025, một hợp phần về “Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam” được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế – xã hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm 2025, Viện sẽ triển khai Dự án về giáo dục tài chính và xã hội cho học sinh phổ thông; tổ chức các hoạt động giáo dục tài chính cho học sinh như tổ chức Kỳ thi Olympic Kinh tế Việt Nam”, TS Nguyễn Thanh Tâm thông tin.





Nguồn: https://danviet.vn/da-dang-giai-phap-giao-duc-tai-chinh-trong-nha-truong-20241228062325042.htm

Cùng chủ đề

Tuyển Singapore đến Việt Trì sớm hơn cả đội hình chính tuyển Việt Nam

Tối 27-12, đội tuyển Singapore đã đến Việt Trì (Phú Thọ), sớm hơn cả HLV Kim Sang Sik cùng đội hình đá chính của đội tuyển Việt Nam. HLV Tsutomu Ogura tại khách sạn ở Việt Trì - Ảnh: HIẾU NGUYỄN Đội tuyển Việt Nam đã thắng chủ nhà Singapore 2-0 ở bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024 diễn ra tối 26-12. Sau trận đấu này, đội tuyển Việt Nam lẫn Singapore đều bay về Hà Nội vào chiều 27-12 và di...

Món duy nhất của Việt Nam trong danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới

Trang chuyên về ẩm thực TasteAtlas công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024, trong đó có đại diện duy nhất của Việt Nam. Đây là danh sách được công bố thông lệ vào mỗi cuối năm và tiếp tục gây tranh cãi khi những nền ẩm thực hàng đầu thế giới vắng mặt món ngon và một số món ăn dẫn đầu danh sách được cho là không xứng. Tờ New York Post bình luận: "TasteAtlas đã...

Ai sẽ đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 tối nay?

Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam mùa đầu tiên có sự tham gia tranh tài của gần 60 người đẹp trên cả nước. Nhiều người đẹp có gương mặt khả ái, sở hữu nhiều tài năng. Người đẹp dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 - Ảnh: BTC Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tối nay 28-12, tại nhà thi đấu Phú Thọ (TP.HCM). Nhiều cái tên sáng giá ban...

Hòa Bình có tên trong top 71 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí du lịch hàng đầu thế giới Condé Nast Traveller vinh danh Hòa Bình trong top 71 điểm đến đẹp nhất thế giới. Đáng chú ý, Hòa Bình là đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này. Đây là lần đầu tiên Hòa Bình vào top điểm đến hàng đầu thế giới. Top 71 điểm đến được đề xuất dựa trên cảnh sắc thiên nhiên, bề dày lịch sử, con người, ẩm thực... Tạp chí...

2 thập kỷ bứt tốc phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia với những mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Vietnamnet.vn Nguồn:https://vietnamnet.vn/2-thap-ky-but-toc-phat-trien-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao-chuyen-doi-so-2356880.html

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà vườn trồng mai Tết ở Đà Nẵng đang huy động nhân lực ra tuốt sạch hết lá, ai cũng khẩn trương

Từ giữa tháng 11 âm lịch, các nhà vườn mai vàng ở Đà Nẵng đã khẩn trương lặt lá, cắt tỉa, chăm bón. Đây là công đoạn quan trọng để kích thích cây mai ra hoa đúng dịp, phục vụ thị trường Tết. ...

Thực hư vụ phụ huynh Hà Nội bức xúc vì con trai lớp 3 bị giáo viên kéo ra khỏi lớp, “tác động vật...

Xác nhận với báo Dân Việt, bà Bùi Thị Chuyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, tạm thời đình chỉ cô giáo 1 tuần để phục vụ điều tra khi phụ huynh phản ánh con bị “tác động vật lý”. ...

Hàng loạt chậu bưởi được rao bán giá hàng trăm triệu đồng xuất hiện dịp Tết ở Hưng Yên

Một số nhà vườn tại huyện Văn Giang đã kỳ công tạo dáng cây bưởi lâu năm, ép chữ tài lộc lên quả, mỗi sản phẩm đang được rao bán với giá từ 160 - 200 triệu đồng. ...

Đã có nơi ở miền Tây, nông dân trồng lúa giảm được hàng nghìn tấn CO2e

Nông dân 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang phối hợp với Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) trồng lúa giảm được hàng nghìn tấn CO2e. Đặc biệt, những chủ hộ nông dân là nữ sẽ được công ty hỗ trợ thêm 10 đồng/kg lúa khi thu...

Thủ tướng chỉ đạo hợp nhất Bộ NNPTNT và Bộ TNMT với tinh thần không “cứng nhắc”, “hy sinh vì việc chung”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ NNPTNT trong phối hợp với Bộ TNMT thực hiện Đề án hợp nhất 2 Bộ, trong đó, đã giảm từ 55 xuống còn 30 đầu mối. Thủ tướng nói tinh thần "phải hy sinh vì việc chung". ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Các trường đại học Mỹ kêu gọi sinh viên quốc tế trở về trường trước khi ông Trump nhậm chức

Một số trường đại học tại Mỹ khuyến khích sinh viên quốc tế sớm quay trở lại trường sau kỳ nghỉ đông, do lo ngại lệnh cấm đi lại có thể được áp dụng sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. ...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Cảnh báo tình trạng học sinh bị dụ dỗ ‘nuôi’ búp bê Kumanthong

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trước trào lưu “nuôi” búp bê Kumanthong. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Cùng chuyên mục

Cơ hội điều chỉnh luật Giáo dục

Chuyển giáo dục nghề nghiệp về Bộ GD-ĐT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo nên một hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đồng bộ. Đây cũng là cơ hội để điều chỉnh luật Giáo dục và luật...

Vụ cô giáo Hà Nội bị tố kéo lê học sinh: Trường thông báo kết quả trích xuất camera

Liên quan đến sự việc cô giáo Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) bị phụ huynh tố kéo lê học sinh lớp 3, nhà trường vừa thông tin kết quả trích xuất camera. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng xã hội chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo “tác động vật lý” trong giờ...

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo "tác động vật lý" vào mặt, cổ, tay trong...

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. Tối 27-12, Trường đại học Luật TP.HCM...

Mới nhất

Băng rừng nguyên sinh đẹp ma mị, săn mây trên đỉnh núi cao ở Sơn La

Đỉnh núi ở Sơn La được nhiều du khách lựa chọn chinh phục vào mùa đông nhờ cung leo vừa sức, khung cảnh ấn tượng với rừng nguyên sinh đầy ma mị và dễ săn mây, dải ngân hà. Cách Hà Nội khoảng 240km, đỉnh Sa Mu – U Bò (thường gọi là đỉnh Sa Mu, thuộc xã Tà Xùa,...

Hải Phòng kết nối hơn 2.000 cụm loa truyền thanh thông minh

Hải Phòng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai kết nối thành công các cụm loa truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông (loa truyền thanh thông minh) tới 2.019 cụm loa của hơn 70 xã, phường, thị trấn. Cùng với sự phát triển của các công cụ thông tin, tuyên truyền khác, hệ...

Nhìn lại kinh tế Thủ đô – Bài 1: Cán đích hơn mong đợi

Bài 1: Cán đích hơn mong đợiNăm 2024 là năm bản lề, có khối lượng công việc đồ sộ nhất trong suốt nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ thành phố. Hà Nội tập trung cao độ cho hoàn thiện các thể chế, song hành với phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, thu hút...

Nông sản Việt xuất khẩu đạt con số kỷ lục 62,5 tỉ USD

Năm 2024, ngành nông nghiệp Việt Nam xuất khẩu kỷ lục 62,5 tỉ USD, tăng 9,5 tỉ USD so với năm trước. Xuất siêu ngành nông nghiệp cũng đạt 18,6 tỉ USD, gấp nhiều lần mức 6,5 - 12,2 tỉ USD của giai đoạn 2015 - 2023. ...

Nhà vườn trồng mai Tết ở Đà Nẵng đang huy động nhân lực ra tuốt sạch hết lá, ai cũng khẩn trương

Từ giữa tháng 11 âm lịch, các nhà vườn mai vàng ở Đà Nẵng đã khẩn trương lặt lá, cắt tỉa, chăm bón. Đây là công đoạn quan trọng để kích thích cây mai ra hoa đúng dịp, phục...

Mới nhất