Trang chủNewsThời sựĐa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền...

Đa dạng cách làm giúp đồng bào thoát nghèo ở vùng miền Tây Nam bộ


Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang luôn chăm lo đời sống cho người nghèo. Ảnh: Bà Néang Si Na, ở ấp Phước An, xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã giúp đỡ bà cất được căn nhà đại đoàn kết để che nắng, che mưa.
Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” và thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, cấp ủy, chính quyền tỉnh An Giang luôn chăm lo đời sống cho người nghèo. (Trong ảnh: Bà Néang Si Na, ở ấp Phước An, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, An Giang được chính quyền hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết kiên cố để ở)

Tập trung hoàn thiện hạ tầng, nâng cao dịch vụ xã hội

Tỉnh An Giang hiện còn khoảng 2% hộ nghèo, tập trung nhiều ở khu vực miền núi, điều kiện sản xuất khó khăn. Đến hết quý 3 năm nay, tỉnh An Giang đã giải ngân được gần 150 tỷ đồng vốn giảm nghèo của Chương trình. Bên cạnh các hạng mục, dự án an sinh xã hội, xóa nhà tạm, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tỉnh tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi. Cho đến nay, hầu hết các hộ nghèo ở vùng khó khăn đã được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng; xóa nhà tạm. Các địa phương trong tỉnh bắt đầu tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất nâng cao đời sống cho người dân, nhất là các hộ nghèo.

Huyện Tri Tôn là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh An Giang. Địa hình nhiều đồi núi, điều kiện canh tác khó khăn do bất lợi về hệ thống nước tưới. Thực hiện Chương trình, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành giải ngân nguồn vốn được giao. Đặc biệt, huyện đã phân bổ thực hiện 67 công trình thuộc dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội; phân bổ vốn thực hiện 14 mô hình giảm nghèo với 277 hộ dân tham gia; thực hiện 7 dự án chuyển đổi sản xuất, từ trồng lúa sang chăn nuôi bò, dê, gà…; đào tạo nghề phi nông nghiệp; tập huấn về giáo dục nghề nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm; thực hiện mục tiêu an cư, huyện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cho 1.958 hộ, đảm bảo yêu cầu về diện tích và cơ bản đảm bảo “03 cứng” (nền – móng cứng, khung – tường chứng, mái cứng).

Như gia đình bà Néang Si Na ở Phước An, xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) thuộc diện hộ nghèo trong xã, bản thân bà bị bệnh, không có khả năng sửa chữa ngôi nhà bị sập đã lâu. Ban Chỉ đạo vận động xây nhà ở cho hộ nghèo của xã Ô Lâm khảo sát thấy hoàn cảnh gia đình bà Néang Si Na quá khó khăn đã xem xét hỗ trợ bà xây dựng căn nhà mới khang trang. Bà Néang Si Na nhớ lai những ngày tháng vất vả phải đi ở đậu nhà cháu, bà xúc động chia sẻ: “Tôi cảm ơn sự quan tâm của các cấp chính quyền đã giúp đỡ gia đình tôi có được căn nhà đại đoàn kết, nếu không có sự quan tâm này không biết đến khi nào tôi có đủ điều kiện xây dựng lại căn nhà của mình”.

Đánh giá về việc triển khai hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ông Trần Minh Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng liên kết vùng, cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bạn huyện phục vụ trực tiếp cho sản xuất, dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó, Chương trình còn góp phần tạo việc làm, sinh kết bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điểm sáng giảm nghèo

Nguồn vốn Chương trình đã mang đến cho vùng khó khăn U Minh (tỉnh Cà Mau) những hi vọng mới. Đây là địa hình rất phức tạp do nhiều kênh rạch chằng chịt; nhiều diện tích rừng, khu bảo tồn, bãi ngang ven biển… nên diện tích để canh tác rất ít. Điểm nhấn đầu tiên của U Minh là tập trung khắc phục những bất cập của hạ tầng giao thông. Đến nay toàn huyện đã xây dựng được gần 1.200km đường kiên cố và 450 cây cầu ngang qua kênh, rạch nối liền các trục lộ chính liên tỉnh, huyện. Đã có hơn 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đạt gần 60 triệu đồng/người/năm. Số hộ nghèo giảm còn khoảng 1.200 hộ (4,7% dân số toàn huyện).

Từ nguồn vốn của Chương trình, huyện U Minh phân công các cơ quan, ban ngành trong huyện tham gia giúp đỡ các xóm, ấp khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội; xây dựng mô hình khu dân cư, xóm, ấp không còn hộ nghèo; không có gia đình hội viên Hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên là hộ nghèo.

 Huyện cũng triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất, mô hình giảm nghèo hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại; giảm bớt các thủ tục hành chính, bảo đảm tính minh bạch, dân chủ trong bình xét; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng được cải thiện. Các tuyến đường liên vùng, liên huyện tạo điều kiện mạnh mẽ cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương. Ảnh: Đầu tư hạ tầng ở huyện U Minh, Cà Mau.
Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau ngày càng được cải thiện. Các tuyến đường liên vùng, liên huyện tạo điều kiện mạnh mẽ cho phát triển thương mại, dịch vụ, giao thương. Ảnh: Đầu tư hạ tầng ở huyện U Minh, Cà Mau.

Nhiều hộ dân được tạo điều kiện cho thuê đất, mua đất trồng rừng sản xuất từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua các dự án giảm nghèo. Bà con được tham gia vào các dự án, tự mình đề ra phương án sản xuất, kinh doanh. Cán bộ phụ trách dự án không cầm tay chỉ việc mà chỉ hướng dẫn phương pháp cũng như cách thức để người dân được vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, cũng từ các dự án của Chương trình, người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo và tư vấn việc làm.

Đánh giá về hiệu quả của Chương trình, ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: Để người dân tự chọn phương án phù hợp là cách làm hay để phát huy hiệu quả tốt nhất của các dự án giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm. Tất nhiên, cán bộ dự án phải thường xuyên kiểm tra và định hướng để bà con lựa chọn phương án phù hợp. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục chỉ đạo cán bộ dự án, các xã thực hiện tốt các mô hình, dự án sinh kế đã tổ chức thực hiện trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng tính bền vững và khả năng nhân rộng ra cộng đồng.

Chung tay cùng hộ nghèo

Thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua xóa đói, giảm nghèo với nhiều mô hình hay, sáng tạo và từng bước được nhân rộng ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Thành công của các mô hình mang lại hiệu quả và giá trị nhất định trong công tác giảm nghèo cũng như bảo đảm đời sống xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tạo chuyển biến trong nhận thức và khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo.

Các cấp ủy đảng trong tỉnh luôn xác định mục tiêu giúp người dân thoát nghèo là việc làm tiên quyết nên ban hành nhiều nghị quyết, văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của tỉnh cùng “xắn tay áo” để cùng bà con thoát nghèo. Chỉ đạo quyết liệt từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, nắm bắt và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cũng như tham mưu, đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện. Một số cơ quan, đơn vị nhận “đỡ đầu” cho hộ nghèo như Hội phụ nữ tỉnh giúp hội viên thông qua các “tổ hùn vốn”; “mỗi chi hội giúp ít nhất 1 hộ hội viên”; “Phong trào phụ nữ vượt khó khởi nghiệp”.

Với suy nghĩ giúp đỡ nhau từ những điều nhỏ nhất khi khó khăn cũng mang lại ý nghĩa, giá trị lớn, lãnh đạo và hội viên Hội phụ nữ thành phố Hồng Ngự triển khai nhiều mô hình: Tổ heo đất tiết kiệm; Tổ heo đất tình thương; Kết nối yêu thương; Vườn ươm an sinh hỗ trợ phụ nữ nghèo; Hũ gạo tình thương… Số tiền, gạo thu được từ các hoạt động này được sử dụng để hỗ trợ hội viên nghèo, khó khăn.

 Từ năm 2021, từ nguồn quỹ này, Hội phụ nữ thành phố Hồng Ngự đã giúp đỡ cho hơn 500 lượt hộ nghèo; nhiều hội viên còn tạo điều kiện huy động vốn hoặc giúp đỡ hội viên nghèo tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất. Việc làm của các chị đã trực tiếp giúp cho 125 hộ hội viên nghèo thoát nghèo.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo thực sự đã mang lại sự hưởng ứng rộng khắp và rõ nét trong đời sống xã hội của nhiều địa phương. Thời gian tới, hi vọng rằng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả từ các tỉnh được nhân rộng và phát triển bền vững, trở thành một trong những biện pháp giảm nghèo hiệu quả trên cả nước./.

Đồng Hỷ (Thái Nguyên) quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo





Nguồn: https://baodantoc.vn/da-dang-cach-lam-giup-dong-bao-thoat-ngheo-o-vung-mien-tay-nam-bo-1729592380242.htm

Cùng chủ đề

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động

Thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) trên địa bàn, đến nay, nhiều thôn, làng đã triển khai thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc...

Thu nhập của người dân tăng gần 300%, ở mức 47 triệu đồng

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc dự và trao bằng công nhận huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.Theo ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Tây Sơn có xuất phát điểm tương đối thấp.Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được,...

Trợ lực ân tình của người nghèo (Bài 3)

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được người dân ví là “cứu cánh”, là “bà đỡ”, là trợ lực ân tình của người nghèo. Quả vậy, riêng tỉnh Nghệ An, bình quân hàng năm có 80.000 hộ, trong đó 10.500 hộ người nghèo được vay vốn NHCSXH tỉnh. Từ số liệu này, chúng tôi đi tìm mô hình một hộ gia đình đến mô hình một bản và mô hình một xã của đồng bào dân tộc...

Đa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo

Nhiều dự án tạo sinh kế cho người dân giảm nghèoThái Nguyên: Huyện Phú Lương "rót" hơn 14,5 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo, tạo sinh kế cho bà con khó khănThực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn...

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội với hơn 76.500 khách hàng

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến nay Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh có 116 điểm giao dịch tại đơn vị xã, phường, thị trấn giúp cho việc tiếp cận nguồn vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản “giải bài toán” về tảo hôn

Đồng lòng, chung tay giải “bài toán” tảo hônÔng Hoàng Hùng Chảnh, Trưởng phòng Dân tộc huyện Na Hang cho biết, thực hiện Tiểu dự án 2 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp, ngành, huyện cũng đã tăng cường phát huy vai trò “mũi nhọn” của Già làng, Trưởng bản là Người có uy tín ở cơ sở,...

Lợi thế để nhân rộng mô hình “Nuôi dê sinh sản theo nhóm hộ” ở Đakrông

Khảo sát kỹ, chọn mô hình sinh kế phù hợpĐakrông (Quảng Trị) là huyện miền núi biên giới, có gần 80% dân số là đồng bào các DTTS. Trong đó, có 5 xã biên giới thuộc khu vực III (A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Nang, Tà Long) có chung đường biên giới với huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, nước Lào. Các cụm dân cư của huyện phân bố rải rác trên địa hình đồi núi, khe...

Lễ hội cà phê hướng đến kích thích kinh tế vùng Tây Nguyên

Cà phê Việt Nam không chỉ được biết đến về sản lượng đứng trong top đầu thế giới, mà còn tạo dựng được nét văn hóa cà phê rất riêng của người Việt. Hương vị cà phê Việt ngày càng bay cao, bay xa với những thương hiệu lớn như Cà phê Trung Nguyên, Vinacafe, NesCafe… đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nước nhà. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để...

Khởi sắc vùng DTTS Nghệ An nhìn từ hạ tầng cơ sở

Rảo bước trên những cung đường mới được dựng xây trên miền Tây xứ Nghệ, chúng tôi cũng vui lây, mang một niềm khấp khởi như chính cư dân sinh sống nơi ấy. Không vui sao được, khi những cung đường mới mở, đưa vào sử dụng sẽ góp phần xóa thế bế tắc, ngõ cụt của vùng đất; để từ đó mở ra cơ hội phát triển mới cho vùng đất giàu tiềm năng nhưng còn...

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng...

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS?PV: Theo bà, trong thời gian tới cần tăng cường những giải pháp gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số?Bà Nguyễn Thị Mai Hoa: Để tạo cơ hội, điều kiện cho phụ nữ DTTS phát triển, từng bước xóa bỏ bất...

Bài đọc nhiều

UAV Nga đánh ‘thẳng mặt’ xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine

RT đưa tin, ngày 20/10 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy lực lượng nước này phá hủy xe chiến đấu bọc thép (AFV) do phương Tây viện trợ cho Ukraine chỉ với một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) chính xác.Video UAV Nga tấn công phá hủy xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)Bộ Quốc phòng Nga cho biết các quân...

Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn: Nhìn từ chính sách

Chip bán dẫn nói riêng, ngành bán dẫn nói chung được ví như "hạt gạo," bởi nó nuôi sống toàn bộ các lĩnh vực khác nhau trong kỷ nguyên công nghệ, là chìa khóa cho các công nghệ số trong tương lai. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng...

Đề xuất lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an

Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu đi "vòng” qua Nam Định, kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải phía Bắc. Phù hợp quy hoạch địa phương, có tiềm năng phát triển mới Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT),...

Lễ bàn giao công tác Chủ tịch nước

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường. Dự lễ có Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương. Vnews

Bộ TN&MT: Nhiều người trúng đấu giá đất ở Hà Nội chưa nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Bộ TN&MT cho biết, trong 19 lô đất trúng đấu giá tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), còn 8 thửa chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc gây ra dư luận không tốt. Bộ TN&MT vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024, sau hai tháng luật này có hiệu lực (từ 1/8/2024). Theo Bộ TN&MT, các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một...

Cùng chuyên mục

Đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu trong Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

(ĐCSVN) - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá một cách toàn diện, làm rõ hơn các nguyên nhân, đề xuất giải pháp để cải thiện thực hiện hiệu quả Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 23/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương điều...

Văn Miếu – Quốc Tử Giám qua góc nhìn hội họa

Sau 2 tháng phát động, ngày 22/10, Trung tâm hoạt động văn hóa và khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tiến hành trao giải và trưng bay tác phẩm cuộc thi: “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” . Vnews

Khi nào được khám chuyển tuyến để hưởng bảo hiểm y tế?

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng BHYT, nhiều người gặp khó khăn trong việc hiểu rõ các quy định về khám chuyển tuyến.Khám chuyển tuyến có thể hiểu là quá trình chuyển một bệnh nhân từ cơ sở y tế này sang cơ sở y tế khác có tuyến cao hơn nhằm chẩn đoán, điều trị bệnh khi cơ sở y tế ban đầu không có đủ điều kiện về chuyên môn hoặc trang thiết bị. Quá trình...

TP.HCM phê bình chậm thực hiện chấm dứt hợp đồng BOT đường nối Võ Văn Kiệt

Văn phòng UBND TP.HCM vừa ban hành kết luận của Phó chủ tịch UBND...

Bộ LĐ-TB&XH trình Thủ tướng lịch nghỉ lễ dịp Quốc khánh 4 ngày, 30/4 nghỉ 5 ngày

Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Thủ tướng phương án nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và dịp 30/4 - 1/5 sau khi lấy ý kiến 16 bộ ngành, cơ quan liên quan. Sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ LĐ-TB&XH trình Thủ tướng lịch nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5 cùng với phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày.  Theo phương án được Bộ LĐ-TB&XH trình, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sẽ...

Mới nhất

Không nên mỗi năm lại thay đổi môn thi vào lớp 10

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định môn thi thứ 3 thay đổi hàng năm như trong Dự thảo là không phù hợp bởi môn thi vào lớp 10 cần rõ ràng, minh bạch và có tính ổn...

Không dàn hàng ngang thực hiện

Thiếu giáo viên tiếng Anh là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc triển khai Chương...

Mua siêu phẩm biệt thự Eurowindow Twin Parks – tặng xế sang Mercedes E200 Exclusive

Từ nay đến 31/12/2024, khách hàng mua siêu phẩm biệt thự song lập tại dự án Eurowindow Twin Parks có cơ hội trúng thưởng ô tô Mercedes E200 Exclusive trị...

Nam sinh lớp 9 bị bạn ép ăn đất

Do tranh chấp điện thoại, nam sinh lớp 9 ở Nghệ An bị bạn ép ăn đất bên vệ đường. Trưa 23/10, trao đổi với PV VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thái Huyền, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nam Đàn (Nghệ An) xác nhận sự việc một nam sinh lớp 9 ở địa phương bị 2 người bạn ép ăn đất. Trước đó,...

Long An tận dụng thế mạnh phát triển du lịch

(ĐCSVN) - Long An có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch, có vị trí “giao thoa” giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, Long An còn có cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, vì vậy rất thuận lợi trong hội nhập du lịch...

Mới nhất