Trang chủKinh tếNông nghiệpĐã có 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật được nhập...

Đã có 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật được nhập về Việt Nam trong 9 tháng năm 2024

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Kiểm dịch thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu phù hợp thông lệ quốc tế

Theo báo cáo của Cục Thú y, 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu trên 460.000 tấn thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thực hiện Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT, cơ quan kiểm dịch đã xét nghiệm chỉ tiêu Salmonella và E.coli đối với sản phẩm động vật nhập khẩu. 

Mới đây, tại cuộc làm việc với Bộ NNPTNT, tham tán nông nghiệp các nước có ý kiến về Thông tư 04/2024 của Bộ NNPTNT (sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn) làm chậm việc đăng ký doanh nghiệp các nước được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt sang Việt Nam; làm chậm việc thông quan hàng hóa vào Việt Nam… Các tham tán quan ngại thông tư sẽ ảnh hưởng đến mở cửa thị trường với sản phẩm mới, hay một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang Việt Nam nay bị gián đoạn…

Qua đó cho thấy, từ khi Thông tư 04 có hiệu lực (16/5/2024) đến nay, có 64 lô (với hơn 1.489 tấn) dương tính với Salmonella, trong tổng số 10.534 lô hàng xét nghiệm Salmonella, chiếm gần 0,61% số lô hàng.

Hợp tác chặt chẽ để đảm bảo chất lượng nông sản xuất - nhập khẩu - Ảnh 1.

Thịt lợn nhập khẩu tại kho lạnh ở Hải Phòng. Ảnh: K.V

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục Thú y tiếp tục phối hợp với các tham tán, cơ quan thú y các nước giải đáp các vướng mắc đến tận cùng vấn đề nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt, đặc biệt là liên quan đến Thông tư 04. Qua đó để hai bên hiểu, hợp tác và thúc đẩy thương mại hơn nữa.

“Như vậy, nếu không xét nghiệm Salmonella, đã có một lượng lớn thịt động vật bị nhiễm Salmonella được nhập khẩu vào Việt Nam, nguy cơ rất cao gây ra dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam” – ông Chu Nguyên Thạch – Trưởng phòng Kiểm dịch động vật, Cục Thú y cho biết.

Trước ý kiến về việc Thông tư 04 “làm khó” ngay cả với các sản phẩm đã đủ điều kiện được phép xuất khẩu sang Việt Nam, ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y khẳng định, với sản phẩm đã được xuất khẩu sang Việt Nam hoàn toàn không có ảnh hưởng gì. Nếu có ảnh hưởng chỉ là việc cần cung cấp cụ thể thông tin sản phẩm. Vướng mắc hiện nay chủ yếu xảy ra đều là các sản phẩm phụ phẩm, sản phẩm chưa nằm trong thỏa thuận thú y cũng như mẫu HC (giấy chứng nhận kiểm dịch) giữa Việt Nam với các nước.

Ông Nguyễn Văn Long cũng nêu thực tế, nhiều sản phẩm chưa có trong danh mục nhưng đã xuất khẩu sang Việt Nam gây khó khăn trong hoàn thiện thủ tục của hải quan Việt Nam. Vừa qua, Cục Thú y đã làm việc với Đức, Hà Lan tháo gỡ cụ thể những vướng mắc về thủ nhập khẩu các sản phẩm thịt liên quan đến Thông tư 04. Trong tháng 10 và 11, Cục Thú y tiếp tục làm việc trực tiếp với các nước, chứ không chỉ qua văn bản. 

“Về nguyên tắc, nếu sản phẩm không nằm trong thỏa thuận thú y hai nước, không thuộc danh mục thì nước nhập khẩu đươc quyền từ chối kiểm dịch. Nhưng để tránh ảnh hưởng thương mại, nhiều trường hợp Cục Thú y đã trao đổi lại Tham tán các nước” – ông Nguyễn Văn Long thông tin.

Với doanh nghiệp mới đăng ký xuất khẩu sang Việt Nam, ông Nguyễn Văn Long thông tin, Cục Thú y đã nhận được 340 hồ sơ đến từ trên 20 quốc gia. Cục đã xử lý dứt điểm 285 hồ sơ, chiếm 83%. Có một số hồ sơ, Việt Nam yêu cầu bổ sung thông tin vì chưa đáp ứng yêu cầu Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Cơ sở quốc tế mà Việt Nam áp dụng là các quy định về thú y của Tổ chức Thú y thế giới, đó là các quốc gia cần chứng minh vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

“Khi xử lý hồ sơ, Việt Nam không chỉ căn cứ vào an toàn thực phẩm mà còn căn cứ vào an toàn dịch bệnh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Việc xử lý hồ sơ mới đều được nỗ lực giải quyết theo tinh thần hai bên cùng có lợi” – ông Nguyễn Văn Long thông tin.

Trước ý kiến của các tham tán về việc kiểm dịch khiến hàng hóa bị thông quan chậm, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Long nêu rõ, trên 99% số lô hàng nhập khẩu âm tính và được thực hiện kiểm dịch nhập khẩu trong vòng 1-3 ngày. Chỉ có khoảng gần 1% số lô sản phẩm động vật dương tính, sẽ cần nuôi cấy phân lập để khẳng định và cần 7-8 ngày. Việc làm này cũng để tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp nếu chỉ căn cứ vào kết quả xét nghiệm.

Hợp tác, thúc đẩy thương mại nông sản với các nước

Hợp tác chặt chẽ để đảm bảo chất lượng nông sản xuất - nhập khẩu - Ảnh 2.

Sản phẩm thịt bò Úc nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: P.V

Thời gian qua, việc kiểm dịch nhập khẩu các sản phẩm động vật vào Việt Nam gặp một số khó khăn, vướng mắc do không thống nhất tên hàng hóa. Để tháo gỡ vấn đề này, ông Chu Nguyên Thạch cho biết, Cục Thú y đã có văn bản gửi Đại sứ quán và cơ quan có thẩm quyền của các nước đề nghị cập nhật danh mục các sản phẩm động vật với tên gọi cụ thể nhằm bảo đảm thống nhất giữa: Danh sách các quốc gia, các doanh nghiệp xuất khẩu và sản phẩm động vật với tên gọi cụ thể cho từng loại sản phẩm; giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; đơn của các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu sản phẩm động vật; giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của Việt Nam; mã số HS cho từng sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT và Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT.

Tại cuộc làm việc với Tham tán nông nghiệp các nước Mỹ, Brazil, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Italy, Tây Ban Nha, Argentina, Đan Mạch và Hà Lan về thúc đẩy thương mại nông sản, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cũng thông tin, năm 2024, số vụ ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam không tăng nhưng số người bị ngộ độc tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu do Salmonella. Việc kiểm soát Salmonella tốt đã giúp cho số người, số vụ ngộ độc giảm đáng kể.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Việt Nam cũng phải tuân thủ các quy định ngặt nghèo của các quốc gia trong xuất khẩu. Với tinh thần cầu thị để hợp tác thương mại hai chiều tốt hơn, Thứ trưởng mong tiếp tục có sự phối hợp giữa các tham tán, cơ quan thú y các nước với thú y Việt Nam. Qua đó, tạo điều kiện thông thoáng cho thương mại nông sản giữa Việt Nam và các nước.





Nguồn: https://danviet.vn/da-co-460000-tan-thit-va-phu-pham-dong-vat-duoc-nhap-ve-viet-nam-trong-9-thang-nam-2024-20241028164510605.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam chi hơn 1,2 tỷ USD nhập khẩu thịt, giá “siêu rẻ” so với thịt trong nước

Bộ NNPTNT cho hay, hết tháng 9 năm nay, nước ta đã chi 1,24 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm, tăng mạnh 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, nước ta nhập khẩu thịt lợn, thịt...

Phát hiện gần 1.320 tấn thịt nhiễm Salmonella trước khi nhập khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ khi Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn có hiệu lực (từ ngày 16/5/2024 đến ngày 25/9/2024) tổng cộng có 55 lô dương tính với Salmonella trên tổng số 6.679 lô hàng xét nghiệm...

Bán 1 con lợn lãi gần 1,3 triệu đồng, thịt nhập khẩu giá rẻ bất ngờ

Chăn nuôi lợn đang lãi khá cao Theo báo cáo thực trạng chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), năm 2023, tổng lượng lợn hơi xuất chuồng tăng lên 52,9 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi đạt trên 4,8 triệu tấn. Ước tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm nay đạt gần 25,55 triệu con, tăng khoảng 2,9% so...

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn từ Nga, chuẩn bị nhập thịt bò Belarus

Từ năm ngoái tới nay, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu thịt lợn từ tỉnh Tomsk của Liên bang Nga.

Nhập khẩu giảm, giá thịt lợn tăng lên mức cao nhất trong 2 năm

Số liệu thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm nay, nước ta đã chi ra gần 457 triệu USD để nhập khẩu khoảng 229.000 tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, tăng 28% về lượng và tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm và thịt trâu có xu hướng tăng mạnh, còn thịt lợn lại giảm đáng kể. Tính đến hết tháng 4/2024, nước ta...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều HTX ở Duy Xuyên doanh thu hàng trăm triệu đồng nhờ các mặt hàng này

Thời gian qua, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) đã có những đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn. Nhờ đó, kinh tế tập thể đã trở thành “chỗ dựa” cho kinh tế hộ phát triển, tạo...

Ban Chỉ huy PCTT, TK cứu nạn, Phòng thủ dân sự Đà Nẵng ra thông báo dự báo mưa, lũ

Ngày 01/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP. Đà Nẵng ban hành Thông báo số 28/TB-PCTT về dự báo mưa lớn, lũ miền Trung trong 10 ngày tới. ...

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Massey từ một trường cao đẳng nông nghiệp nhỏ, thành lập năm 1927, đến một trường đại học hàng đầu với hơn 27.000 sinh viên, trong đó có hơn 5.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia. Bí quyết là gì? ...

Bất ngờ Trường Quốc tế Mỹ bị đình chỉ hoạt động bỗng thông báo dự kiến khai giảng

Mới đây, Trường Quốc tế Mỹ (AISVN) gửi email cho phụ huynh thông báo nhà trường dự kiến khai giảng trở lại vào tháng 1/2025. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn còn thắc mắc xoay quanh việc Trường Quốc tế Mỹ đã được cấp phép hoạt động lại chưa? ...

Nuôi lợn bằng bột trà xanh ở Thái Nguyên, lợn khỏe, lợn đẹp, thịt ngon cỡ nào mà người ta tò mò?

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng. ...

Bài đọc nhiều

Tiềm năng và triển vọng trong sản xuất nông nghiệp Bắc Giang

Những ngày đầu tháng 10, bà Trần Thị Tuyết, (xã An Hà, Lạng Giang, Bắc Giang) chăm ra thăm đồng hơn. Đánh giá về tình hình sản xuất vụ Mùa 2024, bà Tuyết cho biết, cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua đã gây thiệt hại không...

Nông dân Tây Ninh dùng năng lượng mặt trời kết hợp tưới nhỏ giọt cho khoai mì, giảm phát thải CO2

Để thực hiện mục tiêu giảm phát thải CO2, nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân đang nỗ lực triển khai các giải pháp từ hoạt động trong nhà máy đến canh tác ngoài đồng ruộng. ...

Xuất khẩu nông sản có thể đạt 60 tỷ USD

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, xuất khẩu các mặt hàng của ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt con số kỷ lục 60-61 tỷ USD. Ông cũng khẳng định, người dân có thể yên tâm chăn nuôi vẫn tăng trưởng tốt...

Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dương

Trong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội...

Bộ NNPTNT đề nghị các tỉnh triển khai nghị định về thanh lý rừng trồng, lưu ý rừng bị thiệt hại do bão YAGI

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị vừa ký công văn số 8153/BNN-LN ngày 30/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Nghị định số 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng....

Cùng chuyên mục

Nhiều HTX ở Duy Xuyên doanh thu hàng trăm triệu đồng nhờ các mặt hàng này

Thời gian qua, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) đã có những đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn. Nhờ đó, kinh tế tập thể đã trở thành “chỗ dựa” cho kinh tế hộ phát triển, tạo...

Ban Chỉ huy PCTT, TK cứu nạn, Phòng thủ dân sự Đà Nẵng ra thông báo dự báo mưa, lũ

Ngày 01/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự TP. Đà Nẵng ban hành Thông báo số 28/TB-PCTT về dự báo mưa lớn, lũ miền Trung trong 10 ngày tới. ...

Công tác khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Sớm tháo gỡ khó khăn thì...

Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng, không chỉ vừa bảo vệ diện tích rừng hiện có mà còn gia tăng sinh kế cho người dân...

Bất động sản Quảng Ninh còn nhiều dư địa phát triển

Nhiều chuyên gia bất động sản vẫn đánh giá cao thị trường này bởi những tiềm năng về địa lý, ưu đãi thiên nhiên cũng như những cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.Nghệ An có hơn 1,148 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp, đứng đầu cả nước về diện tích. Từ thực tế cho thấy, việc giao khoán bảo vệ rừng cho người dân và cộng đồng theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã...

Nuôi lợn bằng bột trà xanh ở Thái Nguyên, lợn khỏe, lợn đẹp, thịt ngon cỡ nào mà người ta tò mò?

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng. ...

Mới nhất

Cuộc đua đổ tiền quảng cáo tại bang chiến địa Pennsylvania – Chi tiêu cho quảng cáo chính trị trong năm 2024 ước đạt...

Khi nước Mỹ sắp bước vào một trong những cuộc bầu cử Tổng thống gay cấn nhất trong lịch sử hiện đại, cử tri tại "các bang chiến địa" đang chứng kiến chiến dịch quảng cáo phức tạp và tốn kém. Theo công ty nghiên cứu thị trường Emarketer, chi tiêu cho quảng cáo chính trị ở Mỹ trong năm...

7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là: Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Về tăng cường...

Thông cáo báo chí số 11 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 1/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ mười một tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Buổi sáng: Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam: Số lượng đường cong trên toàn tuyến còn rất nhiều

Đơn vị tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Hội đồng thẩm định Nhà nước thuê đã đưa ra nhận định, số lượng đường cong trên tuyến vẫn còn rất nhiều, chiếm trên 35% chiều dài của tuyến là quá lớn. Bộ GTVT khẳng định...

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ

Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ tới chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác. Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung...

Mới nhất