Cựu Thống đốc bang New Jersy Chris Christie, ngày 10/1 tuyên bố từ bỏ cuộc đua giành tấm vé đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024.
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, cựu Thống đốc New Jersey Chris Christie tuyên bố ông sẽ bỏ cuộc đua trong một sự kiện tranh cử ở tòa thị chính, ngày 10 /1 tại Windham, N.H. (Nguồn: AP / Robert F. Bukaty) |
Cựu Thống đốc bang New Jersy, ông Chris Christie, ngày 10/1 tuyên bố từ bỏ cuộc đua giành tấm vé đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 sau khi không thu hút được sự ủng hộ cho chiến dịch tranh cử tập trung chỉ trích chính sách và tính cách của ứng cử viên hàng đầu Donald Trump.
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày trước cuộc tranh cử sơ bộ đầu tiên của đảng Cộng hòa ở Iowa trong ngày 15/1 tới.
Phát biểu với khán giả tại Tòa thị chính ở Windham, bang New Hampshire, ông Christie đã tuyên bố chấm dứt chiến dịch tranh cử và nhấn mạnh “thà thua khi nói lên sự thật còn hơn nói dối để giành chiến thắng”.
Cựu Thống đốc bang New Jersy chỉ trích các đối thủ trong đảng Cộng hòa không dám đối đầu trực tiếp với ông Trump, đồng thời chưa bày tỏ lập trường ủng hộ đối với bất kỳ ứng cử viên nào của đảng này.
Ông Christie nói: “Bất kỳ ai không muốn nói rằng (ứng viên Donald Trump) không thích hợp làm tổng thống Mỹ, thì bản thân họ cũng không thích hợp để trở thành tổng thống Mỹ”.
Trong cuộc thăm dò dự luận được Reuters/Ipsop công bố cùng ngày, tỷ lệ ủng hộ trong đảng Cộng hòa dành cho ông Christie chỉ ở mức 2%, tương đương với cựu Hạ nghị sĩ Liz Cheney – người chưa bao giờ tuyên bố là ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ 2024.
Theo một cuộc thăm dò mới của CNN do Đại học New Hampshire thực hiện, sự ra đi của ông có thể là một lợi thế cho cựu Thống đốc Nam Carolina Nikki Haley, người đã vượt lên ứng viên Donald Trump ở bang Granite chỉ một con số. Cuộc khảo sát cho thấy 65% người ủng hộ ông Christie – 12% trên tổng số – liệt kê Haley là lựa chọn thứ hai của họ. Bà Haley đã dẫn trước Trump từ 39% đến 32% trong số những cử tri có khả năng đi bỏ phiếu sơ bộ.