Trang chủFigureCựu học sinh chuyên toán mở trường tư đầu tiên của người...

Cựu học sinh chuyên toán mở trường tư đầu tiên của người Việt tại Mỹ

5 năm sau, Van Houston Academy, ngôi trường do thầy giáo gốc Việt Văn Tấn Hoàng Vỹ làm hiệu trưởng, đã có hơn 200 học sinh. Nhiều em trong số đó đỗ vào các trường đại học hàng đầu thế giới.

Văn Tấn Hoàng Vỹ nhận ra điều này kể từ khi là giáo viên Toán tại trường trung học Sam Houston ở ngoại ô bang Texas, Mỹ. Năm ấy, thầy giáo 23 tuổi người Việt vừa tốt nghiệp trường Imperial College London (Anh) danh tiếng, lần đầu được giao phụ trách môn Toán tại ngôi trường “từng có 6 năm liên tiếp bị Ủy ban Giáo dục bang xếp ở mức không thể chấp nhận”. Anh cùng một số giáo viên trẻ khác được tuyển về với hy vọng giúp nhà trường “thay máu”.

Mang tâm thế hừng hực nhiệt huyết, nhưng ngày đầu bước chân vào lớp, thầy giáo 23 tuổi bất ngờ vì không học sinh nào chịu làm bài. Chúng ngồi uể oải trên ghế, không bày trò quậy phá, nhưng cũng không hưởng ứng với bài giảng. Thầy giáo trẻ thử giao một bài đồ thị đơn giản, gần 30 học trò vẫn ngồi yên. Thầy tiếp tục cho học sinh một vài phép tính, nhiều em xoè tay ra đếm. Có những em thậm chí không biết tam giác có mấy cạnh.

“Khi tìm hiểu, tôi mới biết không phải do các em lì không chịu làm mà vì cả lớp không ai biết giải. Là học sinh lớp 11 nhưng hầu hết kiến thức của các em vẫn chỉ dừng ở mức lớp 6, lớp 7”, thầy Vỹ nhớ lại.

Trong tuần đầu tiên, toàn bộ giáo trình do thầy Vỹ biên soạn suốt 3 tháng hè phải bỏ hết. Quyết định không chạy theo giáo án từ bên trên áp xuống, anh tự biên soạn lại dựa trên năng lực của học sinh và cố gắng lấp đầy khoảng trống kiến thức các em còn thiếu hụt.

Nhưng anh Vỹ thừa nhận, khó khăn lớn nhất thời điểm đó không phải nằm ở kiến thức mà ở ý chí của các em.

Gần 200 học sinh trong 7 lớp thầy Vỹ tiếp quản, đa số không muốn đi học đại học. Ngay chính cha mẹ các em cũng không quan tâm mấy tới việc học. Hơn 70% học sinh nữ tại đây đang có bầu hoặc đã sinh, thậm chí có em học sinh lớp 11 đã có tới 3 con.

“Đó là điều rất bình thường ở nơi này”, thầy Vỹ nói.

Bị hổng kiến thức từ những lớp dưới nhưng vẫn được lên lớp đều khiến càng lên cao, học sinh của thầy Vỹ càng cảm thấy kiến thức Toán thật xa lạ và khó nhằn. Chán nản vì trượt quá nhiều khiến chúng hình thành tâm lý bỏ cuộc, muốn buông xuôi vì nghĩ mình không thể làm được và sẽ không bao giờ vượt qua được môn này.

“Nhưng tôi tin không học sinh nào thức dậy muốn mình là người thất bại cả. Chỉ là, chúng không có cơ hội thể hiện hoặc không biết cách nào để có thể thành công”, anh Vỹ nói.

Vì thế, việc đầu tiên anh làm tại lớp học của mình là giúp học trò được “nếm vị ngọt của thành công”. Thay vì đưa cho các em những bài Toán khó nhằn, anh chẻ nhỏ từng bước thành các bài Toán đơn giản để học sinh thấy “hóa ra, mình cũng làm được”. Trong quá trình ấy, anh cũng từng bước “vá” lại những lỗ hổng, xây lại nền kiến thức vững chắc trước khi đưa học trò bước vào những bài toán phức tạp hơn. Nhờ vậy, các em dần dần lấy lại được sự tự tin.

Trong suốt năm đầu tiên tại Sam Houston, thầy Vỹ luôn có mặt ở trường từ 6 giờ sáng và ra về muộn nhất lúc 6-7 giờ tối để soạn giáo án hoặc phụ đạo cho những học sinh chưa hiểu bài giảng hôm đó. “Tôi mong các em sẽ tiến lên từng bậc, luôn muốn cố gắng và thấy mình có thể thành công”, anh nói.

Thay vì sử dụng bài kiểm tra của toàn bang, thầy Vỹ cũng tự thiết kế bài kiểm tra để đánh giá học sinh theo từng giai đoạn. Không bao giờ nổi giận với học trò, nhớ tên và sở thích của từng em mình dạy cũng là điều thầy Vỹ nỗ lực làm trong suốt 4 năm giảng dạy tại Sam Houston. Ngoài ra, đều đặn mỗi năm học, thầy Vỹ cũng yêu cầu học trò dán ước mơ của mình lên một tấm bảng. Những ước mơ được treo ở đó suốt cả một năm, là kim chỉ nam để các em nhìn vào cố gắng mỗi khi cảm thấy chán nản hay mất động lực.

Sự tận tâm đồng hành của thầy giáo trẻ trong suốt quãng thời gian ấy cũng đã đem lại kết quả. Kết thúc năm học trước, chỉ 33% học sinh vượt qua được bài kiểm tra Toán chuẩn hóa của bang Texas, sau một năm, con số này đã tăng lên 98%. Có những em ngỡ mình sẽ không thể tốt nghiệp được cấp ba, cuối cùng lại có thể đỗ vào các trường đại học của Mỹ. Nhiều học trò cũ của thầy Vỹ thậm chí đã tốt nghiệp và quay trở lại làm giáo viên.

“Thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn giúp chúng tôi thay đổi thái độ sống, có ý thức học hành và tìm được đam mê của bản thân”, Brittany Cantu, một nữ sinh từng được xem là “cá biệt” tại Sam Houston, nói. Trước đó, Cantu cũng từng chán ghét việc học, muốn buông xuôi nghỉ học vì liên tiếp trượt môn. “Nhưng thầy Vỹ không đánh giá, phán xét mà giúp tôi học cách vươn lên”, nữ sinh nhớ lại và cảm thấy biết ơn thầy đã cho mình động lực bước tiếp.

Cho đến tận bây giờ, khi nhìn lại, anh Vỹ vẫn thấy con đường đến với nghề giáo của mình như một cơ duyên. Từng là học sinh chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Nha Trang, Khánh Hòa), Vỹ nhận học bổng chương trình A-level để du học ở Anh, sau đó trúng tuyển ngành Toán tại Imperial College London.

Hầu hết các bạn cùng lớp Vỹ và nhiều cựu du học sinh đi trước đều lựa chọn theo hướng làm trong ngân hàng hoặc y dược. Bản thân anh khi ấy cũng chưa từng nghĩ sau này mình sẽ đứng trên bục giảng.

“Thú thực trước đây khi đi học, tôi sợ nhất là chán. Tôi từng nghĩ nếu đi dạy nhiều năm, năm nào cũng giảng lại một bài thì sẽ rất tẻ nhạt và uổng phí. Cho đến khi thực sự đứng trên bục giảng, tôi thấy suy nghĩ trước đây của mình là sai lầm”.

Lần đầu tiên đứng lớp của Vỹ là mùa hè năm thứ nhất, khi theo học tại Imperial College London. Anh theo giáo sư tới làm trợ giảng, dạy cho những học sinh ở Hackney, khu vực nghèo nhất của London. Nhưng khi ấy, vì thiếu người, anh được đề xuất giảng dạy chính.

“Khi đứng lớp, tôi thấy vui và rất thích công việc này. Trước đây, tôi cũng đi làm thêm nhiều công việc khác nhưng chưa việc nào khiến tôi có được cảm giác ấy. Sau 3 tuần dạy, tôi quyết định nói với gia đình về ước mơ muốn trở thành giáo viên của mình”.

Mang theo giấc mơ ấy cho đến khi ra trường, anh có cơ hội công tác tại Sam Houston. Từng gặp nhiều học sinh yếu kém, cá biệt, anh Vỹ chưa bao giờ thấy nản. “Tôi nghĩ đơn giản rằng với những học sinh giỏi, thầy cô chỉ đóng vai trò dẫn dắt, bởi các em này sẽ có khả năng tự tìm tòi và tự học được. Chính những học sinh yếu kém mới cần đến giáo viên xuất sắc”.

Và hơn hết với anh, dạy những học sinh yếu, giúp các em thích học và tiến bộ từng ngày là niềm hạnh phúc lớn nhất của người làm nghề giáo.

“Có những đồng nghiệp của tôi từng mừng phát khóc khi thấy học sinh cải thiện điểm cuối năm. Tôi nghĩ rằng, khi có lửa nghề, mình sẽ không bao giờ thấy nản mà chỉ nghĩ làm thế nào để học sinh từng bước, từng bước thành công trong việc học”, anh nói.

Sau 4 năm công tác ở trường Sam Houston, trong đó có 3 năm giữ chức trưởng bộ môn Toán, anh Văn Tấn Hoàng Vỹ quyết định tạm dừng việc dạy học để chuyên tâm nghiên cứu bài bản về sư phạm và cách xây dựng giáo trình. Mong muốn của anh khi ấy là lan toả và hỗ trợ được nhiều học sinh hơn ngoài quy mô ngôi trường của mình. Năm 2012, anh tiếp tục nộp đơn vào Đại học Stanford, theo học bậc thạc sĩ ngành Giáo dục. 

“Trước khi bước vào nghề giáo, tôi chưa từng học qua trường lớp sư phạm nào. Mọi thứ tôi làm đều theo bản năng”, anh nói. Nhưng sau 2 năm theo học và tốt nghiệp xuất sắc tại Stanford, anh Vỹ bắt đầu tự tin hơn về kiến thức và kỹ năng của mình. Đó cũng là thời điểm anh muốn quay trở lại cống hiến cho cộng đồng người Việt Nam. 

Ý tưởng về một trường học Việt Nam ở Houston bắt đầu được nhen nhóm từ lúc ấy. Năm 2016, Van Houston Academy ra đời, ban đầu hoạt động với mô hình “After school” – phụ đạo sau giờ học. Tuy nhiên theo anh Vỹ, mô hình này dù có lợi về tài chính nhưng không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục.

“Với 2 tiếng/ngày, tôi không giữ được giáo viên giỏi do thu nhập không đủ nuôi sống bản thân họ. Chừng ấy thời gian cũng không đủ để bồi dưỡng học sinh có sự tiến bộ thực sự”. 

Vì thế sau hai năm, anh Vỹ quyết định mở rộng mô hình thành trường tư dạy cả ngày. Giai đoạn năm 2019, dịch Covid-19 ập tới, học sinh phải ở nhà, các trường học chuyển sang dạy online. Ngôi trường mới thành lập của anh Vỹ cũng điêu đứng vì cơ sở vật chất thô sơ, không thể duy trì hoạt động giảng dạy. Năm ấy, trường phải đóng cửa, toàn bộ học sinh bị trả về trường công.

“Tôi từng nghĩ rằng mình phá sản rồi”, anh Vỹ nhớ lại thời điểm đó.

Nhưng may mắn, tới năm 2021, Chính phủ Mỹ bắt đầu mở cửa trở lại, anh quyết định “cứu” trường bằng cách tập trung 6 giáo viên cũ của trường, xây dựng lại từ nền móng. Các giáo viên thời điểm ấy cũng sẵn sàng bỏ hết công việc đang làm, quay trở về đồng lòng cùng anh Vỹ “cứu” trường.

Chật vật làm lại từ việc tuyển sinh, cơ sở vật chất cũng không mấy khang trang, nhưng vì “tiếng” của thầy từ thời điểm làm mô hình “After school”, nhiều phụ huynh sẵn sàng đưa con quay trở lại học.

Dẫu vậy, cũng có không ít nghi hoặc về một ngôi trường do người Việt lập ra. “Nhiều người nói rằng bảng điểm của trường không được công nhận, do đó sẽ rất khó vào các trường đại học của Mỹ. Nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường, rằng mình cứ làm những điều tốt nhất cho học sinh thì sẽ được phụ huynh tin tưởng”.

Theo quy định của Mỹ, các trường tư phải hoạt động ít nhất hai năm mới được xem xét cấp chứng nhận Cognia – một trong những tổ chức kiểm định giáo dục lớn nhất thế giới. Năm 2022, năm chuyên gia giáo dục được cử tới trường kiểm tra giáo án, chương trình học và phỏng vấn giáo viên, học sinh, phụ huynh để chấm điểm. Trường của anh Vỹ vượt qua các vòng thẩm định với điểm số rất cao. Cũng nhờ vậy, từ một ngôi trường chỉ có 8 học sinh, sau 5 năm hoạt động, trường có 200 học sinh với 20 giáo viên. 

Hiện tại, hầu hết học sinh của trường đều là người gốc Việt đang sinh sống ở Houston. Theo anh Vỹ, tư tưởng của phụ huynh dù sống ở Mỹ hay Việt Nam, vẫn còn rất coi trong thành tích và đặt áp lực lên con cái. Điều này vô tình khiến các em đánh mất đam mê học hành.

“Việc thay đổi tư tưởng của phụ huynh, giúp họ hiểu được triết lý giáo dục hướng tới sự phát triển lâu dài của trẻ là điều rất khó khăn”, anh Vỹ nói. Mặt khác, đôi khi chính áp lực từ cha mẹ lên con cái vô tình tạo ra khoảng cách ngày càng xa. “Lúc này, thầy cô lại là những người ở giữa giải tỏa khúc mắc”.

Từng đi du học ở bậc phổ thông, anh Vỹ cũng nhận thấy rào cản của du học sinh là việc hiểu chương trình học phức tạp của Mỹ và khó khăn trong quá trình chuyển tiếp sang môi trường mới. Do đó, mong muốn của anh là hỗ trợ, đồng hành để các em dễ dàng hòa nhập và thích nghi.

“Điều tôi tâm đắc trong các ngôi trường ở Việt Nam chính là văn hóa cộng đồng. Trước đây, khi dạy ở Huston, tôi nhận thấy học sinh sau khi ra khỏi trường sẽ không còn kết nối với nhau nữa vì các em không có nhiều sự liên kết. Vì thế, tôi mong muốn có một ngôi trường, học sinh sẽ cảm thấy đó là nơi mình thuộc về”.

Đều đặn thứ 6 hàng tuần, tại Van Houston Academy, các học sinh sẽ được cùng nhau sinh hoạt, có thời gian kết nối, trao đổi, chơi thể thao, tập yoga… Các học sinh trong trường cũng được học theo lộ trình riêng, phù hợp với khả năng từng người. Các em luôn có giáo viên đồng hành, hỗ trợ trong việc học để không cảm thấy bơ vơ mỗi khi không hiểu bài.

“Những gì tôi làm đều mong muốn đặt học sinh lên hàng đầu. Khi làm vì học sinh, tôi tin các giáo viên cũng sẽ muốn ở lại và gắn bó với mình. Và, chính những kết quả học sinh đạt được sẽ là điều khiến phụ huynh tin tưởng về chất lượng đào tạo của nhà trường”, anh Vỹ nói.

Ảnh: NVCC

Thiết kế: Hồng Anh

Nguồn:https://vietnamnet.vn/cuu-hoc-sinh-chuyen-toan-mo-truong-tu-dau-tien-cua-nguoi-viet-o-my-2292737.html

Cùng chủ đề

Học phí lớp 6 trường tư ở TP HCM lên đến 45 triệu đồng một tháng

TP HCM20 trường tư công bố học phí năm học mới với lớp 6, cao nhất hơn 45 triệu đồng một tháng, chưa gồm phí dịch vụ và cơ sở vật chất. TP HCM có khoảng 50 trường phổ thông liên cấp tư thục có hệ THCS. Đến cuối tháng 4, 20 trường đã công bố học phí năm tới.Một số trường đưa ra nhiều lựa chọn về chương trình, với các mức học phí khác nhau. Trong đó,...

Học phí lớp 6 trường tư ở Hà Nội lên tới 60 triệu đồng một tháng

Hơn 20 trường THCS tư thục ở Hà Nội công bố học phí lớp 6 với mức 2,5-57,5 triệu đồng một tháng, chưa gồm phí học tăng cường, bán trú, xe đưa đón... Hà Nội có khoảng 40 trường THCS tư thục, thu hút hơn 35.000 học sinh. Đến cuối tháng 4, hơn 20 trường đã công bố học phí năm học tới.Trường Quốc tế True North, quận Hà Đông thu học phí lớp 6 cao nhất với 57,5...

Vì sao nhiều phụ huynh cho trường quốc tế vay hàng tỷ đồng không lãi?

Miễn học phí 12 năm - cao hơn mức lãi đầu tư bất động sản, vàng, trái phiếu - khiến phụ huynh sẵn sàng cho trường quốc tế vay 3-5 tỷ đồng. Những ngày qua, nhiều phụ huynh chật vật đòi lại số tiền đã cho trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vay nhưng bất thành. Năm 2018, AISVN triển khai hợp đồng vay vốn cho phụ huynh với số tiền 2-5 tỷ đồng. Đây là các khoản...

Học phí tiểu học tư thục ở Hà Nội cao nhất 170 triệu đồng

Tên trường Học phí/năm (lớp 1) Chi phí khác Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring Hơn 169 triệu đồng Ưu đãi: 3-20% học phí nếu đóng sớm hoặc có nhiều con theo học. - Phí xây dựng và phát triển trường: 15 triệu đồng/năm - Phí ghi danh: 2 triệu đồng Phổ thông liên cấp Olympia - Chương trình song ngữ: 167 triệu đồng Ưu đãi: 5-10% học phí cho gia đình có từ hai con theo học tại trường. - Phí ghi danh: 15 triệu đồng - Đồng...

Tiền cọc giữ chỗ lớp 10 trường tư cao nhất 23 triệu đồng

Hà NộiNgoài một số khoản thu đầu năm, nhiều trường tư yêu cầu phụ huynh nộp phí ghi danh lớp 10, dao động 1-23 triệu đồng, có thể không hoàn lại nếu bỏ nhập học. Hà Nội có hơn 100 trường THPT ngoài công lập, mỗi năm tuyển gần 30.000 học sinh lớp 10. Đến tháng 3, nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh và các khoản tiền cần nộp.Ngoài học phí và các khoản thu dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội lo thiết bị gian lận thi tốt nghiệp THPT phát từ khoảng cách hơn 25m

Sáng 18/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cùng đoàn công tác Ban chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tại Hà Nội. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay, năm 2024, thành phố có 108.573 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó số thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục THPT là 94.935 (4.175 thí sinh...

Chuyện về người Nga đầu tiên biết tiếng Việt tại vùng Viễn Đông

Giáo sư A.Sokolovki, là Chủ nhiệm Khoa Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Nam Á- Nam Á, đồng thời phụ trách Bộ môn tiếng Việt. Ông là người Nga đầu tiên biết tiếng Việt tại Viễn Đông… Trân trọng giới thiệu bài viết của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân, Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Tp. Vladivostok, Liên bang Nga. Tôi có 3 nhiệm kỳ công tác tại cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài: Đại sứ...

Top 200 thí sinh có điểm xét tuyển lớp 10 TPHCM cao nhất

Sở GD-ĐT TPHCM vừa công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2024. Theo đó, thí sinh có điểm xét tuyển cao nhất năm nay vào trường THPT công lập thường đạt 28,75 điểm. Đó là em Nguyễn Minh Anh, học sinh Trường THCS Trần Quang Khải (Q.Tân Phú). Trong 3 môn thi, Minh Anh có điểm Toán và Ngoại ngữ đạt tuyệt đối. Môn Ngữ văn đạt 8,75 điểm. Có 3 thí sinh cùng có điểm xét tuyển...

Thủ khoa lớp 10 TPHCM đạt 28,75 điểm

Theo đó, thủ khoa lớp 10 TPHCM là em Nguyễn Minh Anh, học sinh Trường THCS Trần Quang Khải (Q.Tân Phú). Thí sinh này đạt điểm 10 môn Toán, điểm 10 môn Ngoại ngữ và 8,75 điểm môn Ngữ văn. Có 3 á khoa là cùng đạt 28,5 điểm. Đó là các thí sinh: Nguyễn Lê Uyên Nhi, học sinh Trường THCS Trần Quốc Toản 1 (TP.Thủ Đức). Thí sinh này đạt điểm 10 điểm môn Toán, 10 điểm...

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 50 ASEAN, bất ngờ về DN Việt đứng nhất bảng

Vingroup và nhiều công ty khác của Việt Nam như Masan, Hòa Phát,... lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Bất ngờ là vị trí đầu bảng của DN Việt là một tập đoàn có lợi nhuận thấp hơn nhiều so với các DN khác. Tạp chí Fortune hôm 18/6 đã công bố danh sách Fortune SEA 500 - thống kê các doanh nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có 70...

Bài đọc nhiều

“Một con vịt” MV Việt đầu tiên đạt tỷ view: Chủ kênh được bao nhiêu tiền?

(Dân trí) - MV "Một con vịt" vừa cán mốc 1 tỷ lượt xem trên YouTube, được cho là mang về thu nhập "khủng" cho chủ kênh từ nền tảng này. Mới đây, MV ca khúc Một con vịt - bản đăng tải trên một kênh nhạc thiếu nhi - đã cán mốc 1 tỷ lượt xem, trở thành ca khúc Việt Nam đầu tiên đạt được con số tỷ view trên nền tảng YouTube.  Nhiều khán giả bất ngờ khi một ca...

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Nga thăm Việt Nam

Ngày 18/6, Công an TP Hà Nội tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn cho đoàn Tổng thống Nga thăm Việt Nam. Theo Công an TP Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố, ngày 18/6, Công an Thành phố đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai phương án đảm bảo an ninh, an toàn đoàn Tổng thống Nga thăm...

Pù Luông – có thể bạn chưa biết?

Tại sao mà một vùng đất đẹp đến siêu lòng như này mà đến tận giờ vẫn ít người biết tới? Pù Luông, một vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội chỉ 180km. Nói về vẻ đẹp của thiên nhiên thì nơi này không thua kém gì so với Tây Bắc cả, có các dãy núi trùng điệp, săn mây, ruộng bậc thang, thác nước, hang động.. mọi thứ đều có hết.   Mình có...

Đầm sen ở Ninh Bình nở rộ tuyệt đẹp, trăm người đổ về, chủ đón khách mệt nghỉ

Hàng trăm bạn trẻ và cả gia đình du khách nước ngoài đổ về một đầm sen tuyệt đẹp ở Ninh Bình để tham quan và chụp ảnh dịp cuối tuần giữa tháng 6. Những ngày giữa tháng 6, một đầm sen ở Ninh Bình nở rộ đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến chụp ảnh check-in. Để được vào đây, mỗi người phải bỏ ra 100.000 đồng để mua vé vào cửa. Đầm sen này rộng khoảng 1ha, là...

Nga bất ngờ tăng mua nhiều loại nông sản Việt

Nhiều loại nông sản Việt xuất khẩu sang Nga tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái khi quốc gia này mạnh tay gom mua. Nga không phải là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều loại nông sản Việt. Thế nhưng, theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm nay, các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Nga tăng mạnh. Tính đến hết tháng 5/2024, kim ngạch xuất...

Cùng chuyên mục

Việt – Nga sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác trong chuyến thăm của Tổng thống Putin

Sáng 19.6, trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Đại sứ Nga tại Việt Nam G.S.Bezdetko đã có đánh giá về chuyến thăm và quan hệ Việt Nam - Nga. Động lực để phát triển quan hệ hợp tác Nga - Việt Đánh giá về chuyến thăm, Đại sứ G.S.Bezdetko nhấn mạnh, chuyến thăm sắp tới mang tính chất cấp nhà nước, là cấp độ giao thức cao nhất trong quan hệ...

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị đồng ý để đồng chí Đinh Tiến Dũng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Nguyễn Văn Yên. Ngày 19/6/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,...

Thành tựu hợp tác đặc biệt trong quan hệ Việt – Nga

Ông Vũ Mai Khanh - Tổng Giám đốc Vietsovpetro - cho biết, thành tựu khai thác 250 triệu tấn dầu và doanh thu 88 tỉ USD có ý nghĩa đặc biệt trong hành trình Vietsovpetro nói riêng, ngành Dầu khí nói chung. Thành quả này cũng là kết quả từ những quyết định sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong việc hợp tác với Liên Xô để thăm dò và khai thác dầu khí, là kết quả của...

Việt – Nga sẽ ký nhiều văn kiện hợp tác trong chuyến thăm của Tổng thống Putin

(Dân trí) - Đại sứ Nga tại Việt Nam Gennady Stepanovich Bezdetko cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực điện "sạch".   Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 19-20/6. Trong bài viết được Đại sứ quán Nga chia sẻ với báo chí nhân sự kiện này, Đại sứ...

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam thi đua quyết thắng trong môi trường đặc biệt

Ngày 19-6, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024 với sự chủ trì của đại tá Phạm Mạnh Thắng - cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đại tá Phạm Mạnh Thắng - cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ảnh: HÀ THANH Đại hội nhằm tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào Thi đua quyết thắng giai đoạn...

Mới nhất

Buôn xa ngày càng gần, hộ nghèo ngày càng giảm

TPO - Những tuyến đường bụi mù, trắc trở ngày nào giờ đã được thảm bê tông hoặc đá cấp phối làm cho buôn làng xa xôi ở Lâm Đồng ngày càng gần với khu vực trung tâm. Hàng hóa được thông thương giúp phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. ...

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam thi đua quyết thắng trong môi trường đặc biệt

Ngày 19-6, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024 với sự chủ trì của đại tá Phạm Mạnh Thắng - cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Đại tá Phạm Mạnh Thắng - cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam - Ảnh: HÀ...

Có nên quy định mức điểm sàn chung trong xét tuyển đại học ?

Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thươngvừa công bố ngưỡng điểm đáp ứng điều kiện hồ sơ xét trúng tuyển cho 3 phương thức xét tuyển sớm gồm: Phương thức 1 là xét tuyển dựa trên...

Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra cháy nổ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chia sẻ quan điểm về nội dung này bên lề kỳ họp, nhiều...

Sẵn sàng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng tổ chức kỳ thi theo kế hoạch và có cả phương án dự phòng cho những tình huống bất thường. Theo ghi nhận của chúng tôi, các điểm thi trên cả nước đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tổ...

Mới nhất