Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiCửu đỉnh - Di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh – Di sản tư liệu thế giới


cuu-dinh-hue.jpg
Cửu đỉnh được đặt trước sân Thế Miếu (bên trong Hoàng thành, Huế).

Nguồn lực mới thú hút khách du lịch

Tại Thủ đô Ulanbaatar của Mông Cổ, ngày 8/5 vừa qua, Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO đã thông qua hồ sơ “Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” (Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế).

Cửu đỉnh có thể coi là một bộ sưu tập triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước Việt Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh.

Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10 này, có các đại biểu đến từ 23 quốc gia thành viên. Ngoài việc rà soát công tác và xây dựng kế hoạch của Chương trình MOWCAP trong thời gian tới, Hội nghị đã xem xét 20 hồ sơ của 10 quốc gia, gồm: Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, Bangladesh, Uzbekistan, Mông Cổ.

Việt Nam trình 1 hồ sơ “Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” và đã được thông qua vào đầu giờ chiều ngày 8/5. Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 10 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh và Thừa Thiên Huế có di sản thế giới thứ 8.

cu-dinh-rong.jpg
Hình ảnh rồng được chạm khắc trên Cửu đỉnh.

Bình luận về sự kiện này, bà Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) nói: Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của Việt Nam trong hoạt động bảo tồn các giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản tư liệu nói riêng.

Việc Thừa Thiên Huế có thêm một di sản, danh hiệu UNESCO sẽ là một nguồn lực mới, góp phần quảng bá tiềm năng, thu hút du lịch, hợp tác quốc tế, từ đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của địa phương. Đến nay Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, đây chính là cơ sở thực tiễn để Bộ VHTTDL kiến nghị di sản tư liệu trở thành một chương mới trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trong khi đó, bà Lê Thị Hồng Vân – Quyền Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ Ngoại giao) kiêm Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, chia sẻ đây là niềm vui không chỉ đối với riêng Thừa Thiên Huế, mà còn là niềm vinh dự và tự hào của tất cả người dân Việt Nam. Việc hồ sơ lần này được ghi danh đã nâng tổng số các danh hiệu, di sản UNESCO mà Việt Nam sở hữu lên 68 danh hiệu, góp phần thực hiện vượt mục tiêu của “Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030”. Đây là sự ghi nhận, tin tưởng mà các nước khu vực và bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tư liệu.

“Việc Thừa Thiên Huế có thêm một di sản, danh hiệu UNESCO sẽ góp phần giúp địa phương tiếp tục tham gia và mở rộng sự kết nối, trao đổi các kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng bảo tồn và tiếp cận di sản tư liệu trong khu vực”, bà Vân nhấn mạnh.

cu-anh-tu-lieu.jpeg
Bức ảnh tư liệu này cho thấy vị trí của Cửu đỉnh ngày nay vẫn ở vị trí ngày xưa.

Bộ “bách khoa thư” bằng đồng

Cửu đỉnh – tức là 9 chiếc đỉnh bằng đồng (có tên gọi lần lượt là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh và Huyền đỉnh) gắn liền với thụy hiệu của các vua nhà Nguyễn, được đặt trước sân Thế Miếu (trong khu Hoàng thành, Huế).

Những bản đúc trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” chính thức trở thành di sản tư liệu Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO thực sự là niềm vui và vinh dự của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều này đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Di sản văn hóa Huế trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh về lâu dài; đặc biệt, đây sẽ là động lực để sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị Di sản và bản sắc văn hóa Huế.

Ông Lê Công Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

Chín chiếc đỉnh đều có dáng chung giống nhau: Bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có 2 quai, dưới bầu có 3 chân.

Cả 9 chiếc đỉnh đồng đều có kích thước rất lớn, cao trung bình 2,3 m, trọng lượng từ hơn 1,9 tấn đến 2,6 tấn, trên thân mỗi đỉnh đều khắc nổi tên gọi, năm đúc, trọng lượng cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng cao về núi sông, sản vật, cỏ cây hoa lá và những sản phẩm tiêu biểu do con người làm ra…, phản ánh một cách độc đáo nhân sinh quan, vũ trụ quan của người Việt Nam trong thế kỷ 19, đồng thời thể hiện tài năng đặc biệt của những nghệ nhân đúc đồng nước ta hồi ấy.

Cửu đỉnh do vua Minh Mệnh ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Miếu ngay từ khi ra đời cho đến nay. Vua Minh Mệnh cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Cụ thể, tháng 10 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng ban chỉ dụ, ra lệnh cho Nội các cùng bộ Công đôn đốc công việc đúc Cửu đỉnh. Tháng 5 âm lịch năm Bính Thân (1836), phần thô của 9 đỉnh đúc xong. Nhưng phải mất gần 8 tháng sau, Cửu đỉnh mới được chính thức hoàn thành. Buổi đại lễ diễn ra vào ngày 1/3/1837 để đặt đỉnh ở sân Thế Miếu dưới sự chủ trì của vua Minh Mạng.

Trên mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của Vua sau khi mất được đưa vào thờ tại Thế Miếu: Cao đỉnh (“Cao” miếu hiệu của vua Gia Long) được đặt ở chính giữa rồi tiếp đến hai bên trái, phải là Nhân đỉnh (“Nhân” là miếu hiệu của vua Minh Mạng), Chương đỉnh (“Chương” là miếu hiệu của vua Thiệu Trị), Anh đỉnh (“Anh” là miếu hiệu của vua Tự Đức), Nghị đỉnh (“Nghị” là miếu hiệu của vua Kiến Phúc), Thuần đỉnh (“Thuần” là miếu hiệu của vua Đồng khánh), Tuyên đỉnh (“Tuyên” là miếu hiệu của vua Khải Định); còn Dũ đỉnh và Huyền đỉnh chưa kịp tượng trưng cho vua nào.

Tất cả 162 hình trên Cửu đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học, là bách khoa toàn thư về cuộc sống con người Việt Nam nửa đầu thế kỷ 19. Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, bộ báu vật này được chế tác bởi các nghệ nhân bậc thầy về đúc đồng thời nhà Nguyễn. Kỹ thuật khắc nổi những họa tiết, hoa văn tinh tế với những hình ảnh sống động trên bộ Cửu đỉnh đòi hỏi các nghệ nhân phải kiên trì và có sự am hiểu nhất định.

Cửu đỉnh được giới nghiên cứu đánh giá như một bộ bách khoa thư bằng hình ảnh được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình. Các nghệ nhân thời xưa đã thể hiện một cách khái quát nhưng rất súc tích sự đa dạng của nhiều cảnh vật nổi tiếng của mỗi miền đất nước, tạo nên sự giàu đẹp của Tổ quốc, như: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, cây cối, hoa cỏ, động vật, binh khí, xe thuyền…

Các hình ảnh được đúc nổi trên Cửu đỉnh có thể xem như đặc trưng vùng miền trải dài từ Bắc chí Nam. Ngoài tính cung đình, hình ảnh trên Cửu đỉnh còn mang đậm tính dân gian, gắn liền với đời sống của đại đa số người Việt.

Vì lẽ đó, Cửu đỉnh còn được coi là bộ sách địa chí của Việt Nam, với những địa danh, thắng cảnh tiêu biểu được giới thiệu đủ trên khắp 3 miền, thể hiện một tư tưởng hòa bình, thống nhất đất nước. Đặc biệt, triều đình nhà Nguyễn đã xác lập chủ quyền lãnh hải quốc gia Việt Nam trên Cửu đỉnh ở 3 chiếc đỉnh lớn nhất.

Đó là hình ảnh của Đông Hải (Biển Đông – khắc trên Cao đỉnh), và cả các vùng biển Nam Hải (biển phía nam đất nước, khu vực các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau – khắc trên Nhân đỉnh), Tây Hải (biển phía tây đất nước, khu vực các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, giáp vịnh Thái Lan – khắc trên Chương đỉnh). Trên hình là Đông Hải (Cao đỉnh): Vùng biển phía đông đất nước.

Gần 200 năm trôi qua với nhiều biến thiên thăng trầm, đến nay Cửu đỉnh vẫn được bảo vệ nguyên vẹn hình dáng như ban đầu. Điều đáng quý nữa, di sản này đều là những bản nguyên gốc và duy nhất, từ khi ra đời đến nay chưa từng phải sửa chữa.

Ngay khi có ý đồ đúc, Cửu đỉnh đã được coi như đồ quý ở nhà Tôn Miếu và sẽ được đặt ở vị trí trang trọng trong sân Thế Miếu. Để đặt từng chiếc đỉnh vào đúng vị trí, trước hết phải xác định tên gọi cho nó. Với ý đồ đúc Cửu đỉnh là để khẳng định nghiệp đế vương muôn năm bền vững, “Cửu đỉnh” với con số 9 kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với “cửu tộc”: được khởi đầu từ CAO tức thế hệ mở đầy, coi như chóp đỉnh và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng tức chỉ nơi sâu thẳm, khép kín 1 chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng. Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt; NHÂN là hiền lành, điều thiện; CHƯƠNG là giá trị chuẩn mẫu; ANH là vinh diệu nổi tiếng; NGHỊ là sự cứng rắn, cương quyết; THUẦN là sự hoàn thiện và thanh khiết; TUYÊN là sự truyền cảm tốt đẹp và DỤ là nguồn gốc sự thịnh vượng. Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn chỉnh, để rồi sang con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới. Là một lịch đại đầy đủ.
Trên Cửu đỉnh, tất cả các loại cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9. Ví dụ: 9 ngọn núi lớn Thiên Tôn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang); 9 sông lớn (sông Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng); 9 con sông đào và sông khác (kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sông Ngân Hà)…



Nguồn: https://daidoanket.vn/cuu-dinh-di-san-tu-lieu-the-gioi-10279786.html

Cùng chủ đề

Bảo vật quốc gia Cửu đỉnh trong Hoàng thành Huế

(Dân trí) - Cửu đỉnh là bảo vật quốc gia được đặt tại sân Thế tổ miếu, sau lưng Hiển Lâm Các, bên trong Hoàng thành Huế. Cửu đỉnh là chín đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng ra lệnh chế tác, khởi công đúc từ tháng 12/1835 và hoàn thành năm 1837.  Mỗi đỉnh có một tên riêng, gồm: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh, Thuận đỉnh, Dụ đỉnh. Cửu đỉnh hiện đặt...

Đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng

Ngoài nguyên liệu đồng, còn chất đốt và kỹ thuật làm khuôn. Nhiên liệu gồm có rơm, rạ, củi. Kỹ thuật làm khuôn đóng một vai trò quan trọng trong kỹ nghệ đúc đồ đồng. Và nó càng...

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á- Thái...

Tham dự Kỳ họp lần này được tổ chức dưới 02 hình thức trực tuyến và trực tiếp, gồm 131 đại biểu đến từ 23/46 quốc gia thành viên đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đoàn Việt Nam tham dự có đại diện của Bộ Văn...

Bản đúc trên cửu đỉnh ở Huế được công nhận là di sản tư liệu thế giới

Nguồn: https://tuoitre.vn/ban-duc-tren-cuu-dinh-o-hue-duoc-cong-nhan-la-di-san-tu-lieu-the-gioi-20240508135731428.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang đối thoại với cộng đồng hồi giáo tỉnh

Ngày 5/11, tại Trung tâm Văn hoá và học tập cộng đồng xã Châu Phong, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Đảng đoàn Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với Ban đại điện cộng đồng hồi giáo (ISLAM) tỉnh. ...

Hà Nội phải luôn đi đầu trong công tác dân tộc

Sáng 5/11, TP Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội lần thứ IV năm 2024. Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung...

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Huế

Ngày 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tổ dân phố 11, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ...

Hà Nội có thêm hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Kế hoạch số 319/KH-UBND về việc tổ chức gặp mặt tri ân đại biểu cán bộ cấp tướng Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). ...

Tích cực chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Trong giai đoạn 2022 - 2024, tỉnh Ninh Thuận được đầu tư hơn 79 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và của tỉnh để triển khai Dự án 1, Chương trình MTQG 1719. Đến nay, toàn tỉnh đã giải ngân trên 72 tỷ đồng, đạt 90,30% nguồn vốn đầu tư để thực hiện Dự án 1. ...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

10 năm lan tỏa kỹ năng sơ cấp cứu, giúp hàng ngàn người bị nạn mỗi năm

Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN (Survival Skills Vietnam) đã kỷ niệm 10 năm ra đời, bắt đầu hành trình lan tỏa sơ cấp cứu tại Việt Nam ngày 4-11. Người hùng sơ cứuLà một trong những học viên tiêu biểu...

Bộ tứ ‘đại gia’ công nghệ Mỹ bỏ 200 tỷ USD chạy đua AI

Vì cuộc đua AI, năm 2024, chi phí vốn của 4 hãng Internet và phần mềm lớn nhất thế giới – Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet – sẽ cao kỷ lục, hơn 200 tỷ USD. Trong báo cáo kết quả kinh doanh tuần trước, lãnh đạo của bốn hãng công nghệ hàng đầu thế giới đều cảnh báo nhà đầu tư về chi phí vốn tiếp tục tăng, thậm chí tăng mạnh. Từ khi ChatGPT xuất hiện cuối năm 2022, doanh...

Cùng chuyên mục

Mãn nhãn với chương trình giao lưu nghệ thuật của nghệ sĩ Việt

(Tổ Quốc) - Nằm trong chương trình Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, chiều ngày 5/11 tại Nhà hát tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật giữa nghệ sĩ hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và chúc mừng. ...

Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, Phú Thọ

Bộ VHTTDL vừa có Công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. ...

Bộ Văn hóa đề xuất phương án phục hồi Bảo vật chùa Phổ Quang

(CLO) Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) đề xuất giải pháp bảo quản toàn bộ các mảnh vỡ của Bảo vật quốc gia Bệ đá hoa sen vừa bị cháy tại chùa Phổ Quang để tìm cách tôn tạo, phục hồi. ...

Cảnh sát tức tốc vào cuộc điều tra

Khoản tiền tích góp cả đời tưởng đã giấu rất kỹ bỗng dưng biến mất khiến hai vợ chồng già vô cùng bàng hoàng. ...

Vụ cô dâu “quỵt” tiền phù dâu, chỉ trả đủ phí với 1 điều kiện gây phẫn nộ

Sau khi thương lượng, cô dâu đã đồng ý trả tiền cho hai phù dâu với 1 điều kiện. ...

Mới nhất

Lớp học được mở trong… căn tin, ngoài vườn trường

Để dạy học trò môn hoạt động trải nghiệm, chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cô giáo tổ chức lớp học...

Gặp họa vì các thói quen làm đẹp

Xăm hình, xỏ khuyên được xem là thú chơi thời thượng được nhiều người lựa chọn, song lại quên mất rằng, thói quen này sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Xăm hình, xỏ khuyên được xem là thú chơi thời thượng được nhiều người lựa chọn, song lại quên mất rằng, thói quen này sẽ gây ra...

Quả bóng vàng Việt Nam 2024 hấp dẫn và đáng chờ đợi

Danh sách đề cử các hạng mục của giải thưởng Quả bóng vàng VN 2024Quả bóng vàng nam: Tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh (CLB Nam Định), hậu vệ Bùi Hoàng Việt Anh (CLB Công an Hà Nội), tiền đạo Nguyễn Đình Bắc (CLB Quảng Nam/CLB Công an Hà Nội), hậu vệ Nguyễn Thanh Bình (CLB Thể Công Viettel), hậu...

Không khí bầu cử Tổng thống Mỹ tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ

Tại Washington, D.C, trong sáng 5/11 theo giờ địa phương, nhiều cử tri đã bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ tại các điểm đã được chính quyền Thủ đô thiết lập sẵn. Hôm nay, từ 7h sáng ngày 5/11 theo giờ địa phương (tức từ 18h Hà Nội), người dân trên khắp 50 bang của...

Mới nhất