Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ

TPO – “Hàng trăm khẩu pháo của ta và địch cùng bắn vào đồi A1 nên tai chúng tôi bị ‘điếc đặc’, không còn nghe thấy gì nữa. Hiệp đồng và chỉ huy chiến đấu chỉ bằng quan sát ánh lửa đầu nòng súng của người chỉ huy”, ông Nguyễn Thụ – nguyên Trung Đội trưởng Trung đội 269 kể lại.

Giành giật từng tấc đất

Nhớ lại những ngày tháng diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Thụ (sinh năm 1933, quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) – nguyên Trung đội trưởng Trung đội 269 (Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308) không khỏi bồi hồi.

Chia sẻ với phóng viên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Thụ kể: Năm 1949, ông xung phong nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 42 (Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308) và tham gia nhiều chiến dịch.

Năm 1952, ông được chọn đi học sĩ quan khóa 7 tại Trường Lục quân Việt Nam (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1). Tốt nghiệp khóa học 1952 – 1953, ông được điều về công tác tại Đại đội 269 (Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308) với chức vụ quyền Trung đội trưởng.

Ngày 26/1/1954, Đại đoàn 308 được lệnh lập tức sang Lào thực hiện Chiến dịch Thượng Lào (từ 29/1 đến 13/2/1954) nhằm giúp bạn mở rộng vùng giải phóng và thực hiện nghi binh thu hút địch. Đồng thời, cô lập không cho địch chi viện từ Lào sang Điện Biên Phủ, buộc chúng chỉ còn một con đường là chi viện cho Điện Biên Phủ bằng đường không. Sau khi giải phóng Thượng Lào, ngày 18/2/1954, đơn vị của ông được lệnh trở về Điện Biên Phủ cùng tham gia chiến dịch tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch.

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 1
 

Lực lượng thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… vận chuyển lương thực, thực phẩm hỗ trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Trong đợt tấn công thứ nhất, quân ta thắng lợi giòn giã. Bước sang đợt 2, ngay trong đêm 30/3/1954, quân ta đồng loạt đánh vào 5 ngọn đồi ở phía đông Mường Thanh là A1, C1, C2, D, E. Đêm ấy, ta diệt gọn 3 cứ điểm C2, D, E, còn đồi C1, A1 hai bên giằng co, mỗi bên giữ một nửa, riêng đồi A1 kéo dài 36 ngày đêm. Đánh đồi A1 chủ yếu là Đại đoàn 316 và Đại đoàn 308. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt.

Cũng theo ông Thụ, Trung đội do ông chỉ huy được điều lên thay quân chiến đấu trên đồi A1 một ngày và gần hai đêm. Quân số 16 người, được trang bị 2 trung liên, 4 tiểu liên, còn lại là súng trường.

“Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Hàng trăm khẩu pháo của ta và địch cùng bắn vào đồi A1 nên tai chúng tôi bị ‘điếc đặc’, không còn nghe thấy gì nữa. Hiệp đồng và chỉ huy chiến đấu chỉ bằng quan sát ánh lửa đầu nòng súng của người chỉ huy. Qua chiến đấu, Trung đội tôi cũng cho nhiều đồng chí bị thương và hy sinh. Sau mỗi trận đánh, chúng tôi lại củng cố công sự, công sự nào tốt nhất thì dành cho thương binh”, ông kể lại.

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 2
 

Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát.

Đến 17h, đợt phản kích bắt đầu. Do chỉ còn 5 người nên các đồng chí thương binh có thể còn chiến đấu được cũng cầm súng chiến đấu. Pháo binh ta bắn dồn dập vào trận địa địch, quân địch kêu la inh ỏi và tháo chạy. Sau đợt chiến đấu này, 1 khẩu trung liên của Trung đội bị hỏng, đạn và lựu đạn cũng gần hết, chiến sĩ thông tin hy sinh, máy thông tin 2W bị hỏng, Trung đội mất liên lạc với Sở Chỉ huy Trung đoàn và pháo binh. Nước uống và lương khô cũng hết, khát đến cháy cổ, tuy nhiên các chiến sỹ động viên nhau chiến đấu đến cùng và sẵn sàng đánh giáp lá cà với địch, quyết tâm bảo vệ trận địa.

Trong lúc ở vào thời điểm gay go, chỉ khoảng 30 phút sau, 10 đồng chí cán bộ, chiến sĩ do chính Trung đoàn trưởng Hùng Sinh dẫn đầu mang theo cả vũ khí, máy thông tin lên trận địa. Ông báo cáo nhanh tình hình ta, địch. Lúc này, địch lại tiếp tục phản kích. Do có máy thông tin liên lạc nên pháo binh ta bắn phá mãnh liệt và khá chính xác vào trận địa của địch nên chúng phải tháo chạy.

Đến khoảng 19h, Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho các đồng chí mới lên thay giữ vững trận địa và dặn dò tỷ mỉ cách xử trí một số tình huống, rồi cùng chúng tôi rời khỏi trận địa.

Những ngày sau đó là những giây phút quyết chiến và quân đội ta đã giành chiến thắng. Sau trận đánh này, ông và một đồng chí nữa được thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông được điều về Trường Sĩ quan Lục quân 1 làm giảng viên. Sau 43 năm công tác phục vụ Quân đội, ông được tặng thưởng 8 huân chương các loại.

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 3
 

Ông Nguyễn Thụ – nguyên Trung Đội trưởng Trung đội 269 (Tiểu đoàn 54, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308).

Quân và dân Thủ đô chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ

Thiếu tướng Lê Như Đức – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP. Hà Nội, cho biết, chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những đỉnh cao chói lọi, là kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, mở ra trang mới cho cách mạng Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Như Đức cho biết, cùng chia lửa với chiến trường Điện Biên Phủ, quân và dân Thủ đô đã tổ chức hàng nghìn trận đánh lớn nhỏ, ở các huyện ngoại thành nhằm tiêu hao sinh lực địch. Ví như, trận tập kích sân bay Bạch Mai, sân bay Gia Lâm, phá hủy 33 máy bay và nhiều kho nhiên liệu của địch, góp phần làm suy yếu, sự chi viện bằng đường hàng không của địch cho cứ điểm Điện Biên Phủ…

Cựu chiến binh kể trận đánh đồi A1 Điện Biên Phủ ảnh 4
 

Hội Cựu chiến binh Hà Nội tri ân các cựu binh tham gia chiến trường Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hà Nội có 1.697 người trực tiếp tham gia, có người đã anh dũng hy sinh, không cùng trong đội ngũ của Đại đoàn quân trở về Giải phóng Thủ đô tháng 10/1954.

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều người tiếp tục công tác trong quân đội, giữ những cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều người trở về với cuộc sống đời thường… Dù ở bất cứ cương vị nào, các cựu chiến binh luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, Thiếu tướng Lê Như Đức chia sẻ.

Nguồn:https://tienphong.vn/cuu-chien-binh-ke-tran-danh-doi-a1-dien-bien-phu-post1633393.tpo

Cùng chủ đề

Nhiều cựu chiến binh xúc động khi tham quan Bảo tàng LSQS Việt Nam

(Dân trí) - Sáng nay (1/11), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách. Đông đảo người dân, đặc biệt là các cựu chiến binh đã có những trải nghiệm đầy ý nghĩa. Sáng nay, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại Hà Nội chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội...

Ấn phẩm đặc biệt, khơi dậy tình yêu lịch sử đất nước

Từ ngày 14-16/10, Văn phòng đại diện Báo Nhân Dân tại Sơn La đã trao tặng 4.500 ấn phẩm đặc biệt “Cột cờ Hà Nội” cho học sinh và lưu học sinh Lào thuộc các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ấn phẩm đặc biệt phụ san của Báo Nhân Dân gồm 1 trang nội dung về Cột cờ Hà Nội và 1 trang cắt dán mô hình. Bạn đọc có thể cắt, dán trang...

95 tân SV báo Tuổi Trẻ tiếp sức đến trường leo đồi A1 thăm di tích lịch sử Điện Biên Phủ

Nguồn: https://tuoitre.vn/95-tan-sv-bao-tuoi-tre-tiep-suc-den-truong-leo-doi-a1-tham-di-tich-lich-su-dien-bien-phu-20241014125057219.htm

Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ, Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế

Báo Nhân Dân nhận Giải thưởng đổi mới và phát triển báo in bền vững 2024 với phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: WAN-IFRA). Đây là sự kiện được diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh báo in thế giới 2024 do Diễn đàn báo in thế giới-Hiệp hội báo chí thế giới (WAN-IFRA) tổ chức trong hai ngày 8 và 9/10 tại Cung điện Niederösterreich ở thủ đô Viên (Cộng hòa Áo). Chia...

Kiến nghị ban hành Luật Cựu Chiến Binh Việt Nam thay thế Pháp lệnh Cựu chiến binh

Ngày 4/10, ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Tình hình mưa dông cuối tuần ở TPHCM

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và đêm. TPO - Cơ quan khí tượng dự báo thời tiết TPHCM và các tỉnh thành khu vực Nam bộ trong những ngày cuối tuần sẽ có mưa rào và dông rải rác vào thời điểm chiều tối và...

Đất đá sạt lở gây nguy hiểm trên đường đèo Mũi Trâu ở Đà Nẵng

TPO - Sau những trận mưa lũ kéo dài, tuyến đường lên đèo Mũi Trâu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) hiện đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đất đá từ đồi núi đổ xuống chắn ngang đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông. 08/11/2024 | 10:41 ...

Ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ tác động gì đến kinh tế Việt Nam?

TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được xem là một đối tác hữu ích trong việc giúp Mỹ thoát khỏi việc phụ thuộc vào hàng hóa giá rẻ. TPO - Mỹ đang mở rộng mối quan hệ kinh tế tích cực với Việt Nam, ở cấp cao nhất của Chính phủ. Việt Nam có thể được...

Doanh nghiệp tăng năng suất và lợi thế cạnh tranh khi ứng dụng nền tảng số MISA AMIS tích hợp AI

Sáng 12/10, trong khuôn khổ chương trình Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tổ chức tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, khách hàng trải nghiệm thực tế nền tảng MISA AMIS đã có bài chia sẻ ấn tượng trước Lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành và 63 tỉnh thành về hiệu quả khi chuyển đổi số để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh. Chương trình do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ...

Bài đọc nhiều

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

TP - 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh. Cao Văn Khánh sinh năm 1917, tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Đông Dương, nhưng ông không hành...

‘Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu’

(Dân trí) - Đường hầm nhỏ, trận chiến khiến nhiều đồng đội hy sinh. Máu đã đổ, nước mắt đã rơi nhưng chúng tôi động viên nhau bước qua xác đồng đội để chuyển vũ khí lên trận tuyến", cựu binh Điện Biên Phủ kể. Hàng chục năm tham gia binh nghiệp, Đại tá Nguyễn Huyên (SN 1933, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) trải qua nhiều thăng trầm, nếm đủ những cảm xúc của chiến tranh. Nhưng có lẽ, hồi...

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Địch phản kích ác liệt, ta giữ vững trận địa

Tiếp tục thực hiện chủ trương vào gần địch hơn nữa trận địa tấn công và bao vây, trận địa ta ngày càng tiến sát gần địch; hỏa lực các cỡ của ta luôn uy hiếp quân địch. Cuộc phản kích quyết liệt nhất đã xảy ra trong ngày 24/4/1954, với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay. Kết quả là địch đã bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa của ta vẫn được giữ vững,...

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: ‘Pháo đài không thể công phá’

MÙA HÈ NĂM 1954, NGƯỜI PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG ĐÃ SA VÀO CÁI BẪY DO CHÍNH MÌNH BÀY RA DO KHÔNG THỂ LƯỜNG HẾT ĐƯỢC SỨC MẠNH VÔ BIÊN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM. TƯỚNG COGNY - TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG BẮC BỘ BẼ BÀNG THỪA NHẬN: “BIÊN PHỦ QUẢ LÀ MỘT CÁI BẪY, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁI BẪY VỚI VIỆT MINH NỮA, MÀ ĐÃ THÀNH MỘT CÁI BẪY ĐỐI VỚI CHÚNG TA". Cuối năm 1953, Chiến...

Sống mãi ký ức thời hoa lửa ‘máu trộn bùn non’

70 năm trôi qua, những người chiến sỹ Điện Biên năm xưa nay mái đầu đã bạc, tấm lưng đã còng. Chúng tôi nắm chặt tay các bác, cùng đi dọc chiến hào trên đồi A1, cứ điểm đầu não quan trọng bậc nhất trong Tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ. Dưới bóng cây phượng vĩ hoa nở đỏ rực những ngày đầu Hè, những cựu chiến binh hào sảng kể về những năm...

Cùng chuyên mục

Chuyên án phản gián TN25 và 3 cô gái xinh đẹp ở hậu phương Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Chiến công lớn nhất của lực lượng Công an Nhân dân bảo đảm an ninh, an toàn, bí mật cho Chiến dịch lại không nằm ở mặt trận hay ở hậu phương trực tiếp mà là ở cách xa Điện Biên Phủ hơn 400km. Bước vào Đông Xuân 1953-1954, Bộ Chính trị nhận thấy cần tăng cường lực lượng Công an Nhân dân để đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ trong năm cuối cùng của cuộc...

Điện Biên Phủ – Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới. Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự...

Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ở phía tây, Đại đoàn 308 giải quyết xong cứ điểm 310 còn gọi Nà Noọng (Claudine 4), đưa trận địa tiến công của đơn vị áp sát cách sở chỉ huy Đờ Cát-xtơ-ri khoảng 300m. Đến 9 giờ sáng, các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chuyển sang tổng công kích. Thời điểm kết thúc trận quyết chiến lịch sử đã tới gần, Bộ chỉ huy chiến dịch tập trung theo dõi tình hình để...

Điện Biên Phủ: Những dấu ấn đặc biệt

TPO - Từ chỗ không được nhắc đến trong kế hoạch của Nava cũng như kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của ta, Điện Biên Phủ đã nhanh chóng trở thành tâm điểm trong kế hoạch của cả hai bên. Tienphong.vn Nguồn:https://tienphong.vn/dien-bien-phu-nhung-dau-an-dac-biet-post1634705.tpo

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 6-5-1954, tiếng chuông báo hiệu giờ tàn cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Sáng ngày 6-5-1954, Tiểu đoàn 255 thuộc Trung đoàn 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá gần 1.000kg thuốc nổ trên đồi A1 được chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối nay. Chọc mù “con mắt” của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ Trong cuốn Hồi ký "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", Đại...

Mới nhất

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Mới nhất