Trang chủSự kiệnCuộc tranh luận Trump - Harris: Màn so găng đốt nóng đường...

Cuộc tranh luận Trump – Harris: Màn so găng đốt nóng đường đua bầu cử

(Dân trí) – Cả hai ứng viên tổng thống đảng Dân chủ và Cộng hòa, Kamala Harris và Donald Trump, đều đứng trước những cơ hội và thách thức để ghi điểm trước cử tri trong cuộc tranh luận vào ngày 10/9.
 
Cuộc tranh luận Trump - Harris: Màn so găng đốt nóng đường đua bầu cử

Trong 8 năm qua, ông Donald Trump đã trở thành nhân vật được quan tâm đặc biệt trong nền chính trị Mỹ. Mặc dù vậy, khi ông chuẩn bị tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris lần đầu tiên vào ngày 10/9, cựu Tổng thống đang phải đối mặt với một khoảnh khắc hiếm hoi khi sự chú ý có thể sẽ đổ dồn vào đối thủ của ông hơn là vào chính ông.

Các cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống được theo dõi rộng rãi trên truyền hình và có thể ảnh hưởng lớn đến cách người Mỹ quyết định bỏ phiếu. Bà Harris được cho là một người tranh luận lão luyện, nhưng ông Trump cũng cho thấy ông là một đối thủ đáng gờm như những gì ông từng thể hiện trong các cuộc tranh luận năm 2016 và 2020.

Sự ủng hộ của cử tri dành cho ông Trump đã trở nên vững chắc hơn sau một thập niên ông tham gia vào chính trường Mỹ, nhưng sự ủng hộ đó dường như đang bị lung lay sau lùm xùm pháp lý nhằm vào tỷ phú New York.

Trong khi đó, sự ủng hộ dành cho bà Harris có xu hướng thay đổi. Sự ủng hộ của cử tri về phó tổng thống đã cải thiện bất ngờ và mạnh mẽ hơn trong gần 7 tuần ứng cử gần đây, củng cố vị thế của bà trước ông Trump.

Cuộc “so găng” lần này có thể đưa bà Harris nổi lên như một nhân vật đáng chú ý trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay sau khi bà bất ngờ “thế chỗ” Tổng thống Joe Biden vào tháng 7.

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, dự kiến kéo dài 90 phút, trên đài ABC News vào lúc 21h ngày 10/9 giờ địa phương (8h ngày 11/9 giờ Việt Nam).

Trong khi đó, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ Tim Walz và đối thủ đảng Cộng hòa J.D. Vance sẽ tranh luận trực tiếp trên đài truyền hình CBS News vào ngày 1/10.

Đối với bà Harris, cuộc tranh luận đầu tiên với ông Trump là cơ hội tốt nhất để bà củng cố những thành quả đã đạt được trong thời gian qua. Đối với ông Trump, đây là cơ hội lớn nhất để ông làm suy yếu hoặc đảo ngược sự ủng hộ dành cho đối thủ.

Đây sẽ là lần thứ 7 ông Trump bước lên sân khấu trong một cuộc tranh luận với tư cách là ứng viên tổng thống trong một cuộc bầu cử – con số cao nhất của bất kỳ ứng viên nào trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Trong khi đó, đây là lần đầu tiên bà Harris bước lên sân khấu tranh luận của ứng viên tổng thống. Các chiến lược gia nhận định, thông qua cuộc tranh luận này, các cử tri sẽ nhận ra ít điểm mới của ông Trump, trong khi họ sẽ có cơ hội hiểu thêm nhiều hơn về bà Harris.

“Các cử tri đã quyết định bầu cho Donald Trump vào năm 2016 và có thể vẫn chưa thay đổi quyết định. Điểm khác biệt là cử tri đã bắt đầu thay đổi quyết định về Kamala Harris”, Robert Blizzard, một chuyên gia thăm dò ý kiến kỳ cựu của đảng Cộng hòa, cho biết.

Những tranh luận của cử tri về việc bà Harris là ai và bà đại diện cho điều gì đã “chiếm sóng” ở các bang chiến địa. Theo phân tích của New York Times về dữ liệu theo dõi quảng cáo từ AdImpact, trong số khoảng 325.000 lần phát sóng quảng cáo trên truyền hình mà ông Trump, bà Harris và các đồng minh của họ đã chi trả kể từ khi bà Harris tham gia cuộc đua, khoảng 95% trong số đó tập trung vào bà Harris.

Chiến dịch tranh cử của ứng viên đảng Cộng hòa đã “nhắm mũi dùi” vào bà Harris bằng một cuộc công kích dựa trên 3 khía cạnh là “thất bại, yếu đuối, tự do đến mức nguy hiểm”, đồng thời gắn bà Harris với những chính sách không được nhiều người ủng hộ của chính quyền Biden – Harris đương nhiệm, đặc biệt là về vấn đề nhập cư và kinh tế.

Trong khi đó, chiến dịch của bà Harris đã xây dựng hình tượng ứng viên đảng Dân chủ là một cựu công tố viên cứng rắn trong vấn đề biên giới, hiểu được nhu cầu của tầng lớp trung lưu và sẽ mang đến cho nước Mỹ một khởi đầu mới.

Tầm quan trọng của một cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống – với hàng chục triệu người Mỹ theo dõi – đã được nhấn mạnh vào tháng 6 khi màn trình diễn quanh co và ngập ngừng của ông Biden đã đặt ra câu hỏi về tuổi tác của ông và cuối cùng đã khiến ông phải rời khỏi cuộc đua chưa đầy một tháng sau đó.

Tuy nhiên, khi bà Harris thế chỗ của ông Biden, đảng Dân chủ coi bà là ứng viên của sự thay đổi, người có thể giành lại địa hạt truyền thống của đảng Cộng hòa về lòng yêu nước và tự do, coi phá thai là một quyền cơ bản.

Cuộc tranh luận ở Philadelphia vào ngày 10/9 sẽ là sự kiện dài nhất ngoài kịch bản khi bà Harris không có bài phát biểu chuẩn bị trước. Bà sẽ phải trải qua cuộc “chạm trán” có rủi ro cao với một đối thủ sẵn sàng chỉ trích người còn lại trên sân khấu.

Cuộc tranh luận, do ABC News tổ chức, kéo dài 90 phút, sẽ giữ nguyên các quy tắc như cuộc tranh luận vào tháng 6 giữa ông Trump và ông Biden, bao gồm cả việc tắt tiếng micro khi chưa đến lượt ứng viên phát biểu, một quy định mà đội ngũ của bà Harris từng tìm cách thay đổi.

Tuy vậy, đội ngũ của bà Harris vẫn hy vọng tái hiện lại khoảnh khắc từng xảy ra vào năm 2020, khi bà tuyên bố “Tôi đang phát biểu” để chặn đứng ý định ngắt lời của đối thủ, cựu Phó Tổng thống Mike Pence. Đây là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của cuộc tranh luận năm đó.

Đội ngũ của ông Trump hy vọng bà Harris sẽ quên những luận điểm bà đã chuẩn bị. Tuy nhiên, bản thân ông Trump cũng gặp khó khăn trong việc đưa ra thông điệp công kích bà Harris một cách hiệu quả.

“Ông Trump đã cố gắng định hình bà Harris, nhưng không thành công. Đầu tiên, ông ấy cố gắng biến bà ấy thành một người giống ông Biden. Sau đó, ông ấy cố gắng biến bà ấy thành một công tố viên theo chủ nghĩa tự do ở San Francisco. Ông ấy thậm chí còn thử dùng chiêu bài phân biệt chủng tộc. Nhưng ông ấy vẫn không hạ gục được bà ấy”, Jennifer Holdsworth, một chiến lược gia của đảng Dân chủ, nhận định.

Thế mạnh tranh luận của hai ứng viên

Bà Harris đã tham gia các cuộc tranh luận từ năm 2003, khi bà giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành công tố viên San Francisco. Bà cũng từng tranh luận thành công để được bầu làm tổng chưởng lý California và thượng nghị sĩ Mỹ đại diện California.

Năm 2019, bà đã tranh luận với ông Biden khi cạnh tranh vị trí ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ và đối đầu với Mike Pence trong cuộc tranh luận phó tổng thống vào năm 2020.

Bà Harris cho thấy khả năng kiểm soát sân khấu. Trong cuộc tranh luận năm 2020 với ông Pence, bà từng phản ứng khi ông ngắt lời bà, nói rằng: “Thưa Phó Tổng thống, tôi đang nói”.

Bà Harris đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tranh luận tại Thượng viện Mỹ và trước đó là công tố viên tại tòa án California, với một kỹ năng quan trọng là làm nổi bật điểm yếu trong lập luận của đối thủ. Đây sẽ là lợi thế của bà Harris khi phản biện những quan điểm mà ông Trump đưa ra trong cuộc tranh luận sắp tới.

Trong cuộc tranh luận với ông Trump, bà Harris có thể sẽ phải đối mặt với một số câu hỏi khó về chính sách của bà từ những người điều phối tranh luận. Đối với các cuộc tranh luận của ứng viên tổng thống, thời gian phát biểu bị hạn chế và các thông điệp tranh cử phải được truyền tải rõ ràng đến cử tri.

Cuộc tranh luận vào ngày 10/9 với ông Trump sẽ là thách thức lớn nhất mà bà Harris phải đối mặt kể từ khi bà tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng.

Ông Trump đã tham gia hai đợt tranh luận tổng thống, vào năm 2016 và 2020, và đã chứng tỏ mình là một đối thủ rất mạnh và sẵn sàng “chiến đấu” tới cùng.

Trong cuộc tranh luận năm 2016 với ứng viên Hillary Clinton, ông Trump đã đi lại trên sân khấu và đứng ngay sau bà Clinton khi bà đang phát biểu, khiến bà thừa nhận đã “nổi da gà”.

Trong cuộc tranh luận năm 2020, ông Trump liên tục ngắt lời ông Biden, khiến ông Biden phải lớn tiếng: “Ông có im lặng không, ông bạn?”

Chiến thuật này đã giúp Donald Trump ngăn cản đối thủ của ông và khiến ông trở thành trung tâm của sự chú ý.

Tuy nhiên, đôi khi ông Trump bị “lạc đề” trong các cuộc tranh luận và đưa ra những tuyên bố bị những người kiểm chứng cho là không đúng sự thật.

Cuộc tranh luận Trump - Harris: Màn so găng đốt nóng đường đua bầu cử - 1
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Reuters).

Chiến thuật trước tranh luận

Có lẽ nhiệm vụ cấp bách nhất đối với ông Trump hiện nay là chứng minh rằng bà Harris vẫn gắn bó chặt chẽ với ông Biden về các vấn đề mà tổng thống đương nhiệm không được lòng dân.

Theo dữ liệu của AdImpact, quảng cáo truyền hình được phát sóng nhiều nhất của ông Trump cho đến nay vẫn mô tả bà Harris là người quảng bá cho chiến lược kinh tế “Bidenomics” trong bối cảnh xuất hiện một loạt số liệu thống kê tiêu cực về kinh tế như giá xăng, lạm phát tăng vọt và lãi suất cao.

Tuy nhiên, hiện tại, bà Harris dường như không gặp bất lợi bởi sự bất bình của cử tri đối với các chính sách của chính quyền Biden – Harris đương nhiệm.

Một cuộc thăm dò của Washington Post/ABC News vào tháng trước cho thấy chỉ 11% cử tri cho rằng bà Harris có ảnh hưởng đáng kể trong chính quyền Biden về chính sách kinh tế và 15% cho rằng bà Harris cũng có ảnh hưởng như vậy về vấn đề nhập cư, bất chấp những nỗ lực của đội ngũ ông Trump nhằm gọi bà là “bà trùm biên giới”.

“Bà ấy đang nhận được tất cả những điều tốt đẹp và không có điều gì tiêu cực khi trở thành một phần của chính quyền Biden. Bà ấy không “sở hữu” những thất bại được cho là của chính quyền Biden”, chuyên gia Blizzard, người thăm dò ý kiến của đảng Cộng hòa, cho biết.

Celinda Lake, một nhà thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ từng làm việc cho chiến dịch tranh cử của ông Biden năm 2020, cho biết chiến dịch tranh cử của ông Trump đã đưa ra những lập luận mâu thuẫn khi coi bà Harris vừa là nhân vật kém hiệu quả, vừa là người có ảnh hưởng.

“Không thể nói rằng bà ấy không làm gì cả, nhưng lại là người thúc đẩy Bidenomics. Không thể có cả hai thứ đó”, bà Lake cho biết.

Tại một sự kiện diễn ra tại Arizona, ứng viên phó tổng thống JD Vance, người liên danh tranh cử với ông Trump, đã nhấn mạnh sự cân bằng trong thông điệp tranh cử của ông Trump, trong khi mô tả bà Harris là người vừa “cực đoan” vừa hay thay đổi lập trường.

“Bà ấy muốn cắt giảm ngân sách cho cảnh sát. Bây giờ, bà ấy nói rằng bà ấy không muốn. Bà ấy muốn cấm khai thác khí đá phiến. Bây giờ, bà ấy nói rằng bà ấy không muốn. Bà ấy là trùm biên giới đã mở biên giới phía nam của Mỹ. Nhưng bây giờ, đột nhiên, bà ấy nói rằng bà ấy tin vào an ninh biên giới”, ông Vance tuyên bố.

Ông Vance nói thêm rằng ông đã nói đùa với ông Trump rằng bà Harris có thể sẽ xuất hiện với chiếc cà vạt đỏ vì bà đang bắt chước ông Trump.

Cả đội ngũ của ông Trump và bà Harris, cùng các đồng minh của họ, đã chi đậm cho các quảng cáo trên truyền hình về vấn đề nhập cư. Quảng cáo của ông Trump thậm chí liệt kê nhiều hành vi phạm tội khác nhau của người nhập cư khi bà Harris còn là công tố viên.

Trong khi đó, đội ngũ của bà Harris đã sử dụng nhiệm kỳ của bà với tư cách là tổng chưởng lý California để củng cố sự cứng rắn của bà trong việc chống lại tội phạm, gọi bà là “công tố viên của bang biên giới” trong một quảng cáo.

Ngoài các vấn đề chính sách quan trọng, ấn tượng của các cử tri dành cho ứng viên, cảm nhận về điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên, sự sẵn sàng hay tính cách của ứng viên, cũng là vấn đề quan trọng.

Bà Harris hôm 5/9 đã đến Pittsburgh để chuẩn bị cho cuộc tranh luận với ông Trump. Nhưng bà đã bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc tranh luận từ nhiều tháng trước, thậm chí trước khi bà trở thành ứng cử viên tổng thống.

Phó tổng thống đang “ẩn mình” trong một khách sạn lịch sử ở trung tâm thành phố Pittsburgh, nơi bà có thể tập trung vào việc mài giũa những câu trả lời sắc sảo trong hai phút, theo các quy tắc của cuộc tranh luận. Bà đã làm việc với các trợ lý kể từ ngày 5/9 và chọn một địa điểm cho phép ứng viên của đảng Dân chủ có thể giao lưu với các cử tri ở các bang dao động.

Bà Harris đã tập hợp một nhóm tranh luận, do Karen Dunn, một luật sư kỳ cựu của đảng Dân chủ, dẫn đầu. Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cho biết bà đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ông Trump sẽ công kích đối thủ trong cuộc tranh luận.

“Chúng ta nên chuẩn bị cho thực tế là ông ấy không cảm thấy gánh nặng khi phải nói sự thật. Ông ấy có xu hướng đấu tranh cho bản thân mình, không phải cho người dân Mỹ, và tôi nghĩ điều đó sẽ bộc lộ trong quá trình tranh luận”, bà Harris nói trong một cuộc phỏng vấn.

Trong quá trình chuẩn bị, bà Harris đã nhờ cố vấn đảng Dân chủ Philippe Reines, một trợ lý lâu năm của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, đóng vai ông Trump. Bà muốn mô tả ông Trump là người có xu hướng đưa ra những thông tin sai sự thật để nhắm vào những thành viên của đảng Dân chủ như bà Clinton và cựu Tổng thống Barack Obama.

Bà Harris nói rằng bà hiểu ông Trump ở cấp độ tâm lý sâu sắc hơn. Bà sẽ cố gắng chứng minh mình là nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn ông Trump, một lập luận nhắm vào chính mong muốn thể hiện sức mạnh của ông Trump.

Trong khi đó, ông Trump có xu hướng thích sự tùy hứng hơn trong việc chuẩn bị cho các cuộc tranh luận.

“Ông ấy kiểm soát rất tốt trong cuộc tranh luận với ông Biden và ông ấy đã hưởng lợi từ điều đó. Một rủi ro với ông Trump là liệu ông có thể kiểm soát bản thân hay không”, chuyên gia Lake nói.

Ông Trump công khai phủ nhận ý nghĩa của việc tập dượt cho các cuộc tranh luận. Thay vào đó, cựu tổng thống chọn lấp đầy những ngày trước tranh luận bằng các sự kiện liên quan đến chiến dịch, với tiền đề rằng ông biết mình cần phải làm gì khi bước lên sân khấu tranh luận.

“Bạn có thể đưa ra mọi chiến lược mà bạn muốn, nhưng bạn phải cảm nhận được khi cuộc tranh luận đang diễn ra”, ông Trump tuyên bố.

Ông Trump thậm chí trích dẫn lời của cựu võ sĩ quyền anh vĩ đại Mike Tyson, người từng nói rằng: “Mọi người đều có kế hoạch cho đến khi họ bị đấm vào mặt”.

Các trợ lý của ông Trump cho biết cuộc tranh luận lần này sẽ không khác biệt so với cuộc tranh luận trước và cựu tổng thống sẽ không chuẩn bị theo cách truyền thống. Không có người đóng thế, không có bối cảnh, không có diễn xuất.

Thay vào đó, ông Trump tích cực tham gia các cuộc phỏng vấn, bao gồm trả lời câu hỏi tại các cuộc họp báo kéo dài, ngồi nghe podcast kéo dài một giờ và tham gia các sự kiện.

Ông Trump cũng thường xuyên gặp gỡ các cố vấn chính sách, các chuyên gia về các vấn đề có thể nảy sinh trong cuộc tranh luận. Trong các cuộc gặp không chính thức này, họ cùng thảo luận về các vấn đề, chính sách của ông Trump khi ông còn đương nhiệm và các kế hoạch mà ông đưa ra cho nhiệm kỳ thứ hai.

Các trợ lý nhấn mạnh rằng ông Trump có ý định đặt bà Harris vào thế phòng thủ. Ông Trump muốn công kích bằng việc gắn vai trò của bà Harris với chính sách kinh tế của Tổng thống Biden, đồng thời chỉ ra lập trường thay đổi của bà về các vấn đề như lệnh cấm khai thác khí đá phiến mà bà không còn ủng hộ.

“Chúng tôi mong người Mỹ có cơ hội thấy bà ấy trên sân khấu, không có khả năng bảo vệ các chính sách và sự thay đổi đột ngột của mình. Tổng thống Trump đã chứng minh rằng ông ấy có thể kiểm soát các vấn đề, còn bà ấy thì không”, phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của ông Trump, Karoline Leavitt, cho biết.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/cuoc-tranh-luan-trump-harris-man-so-gang-dot-nong-duong-dua-bau-cu-20240909115413314.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Trung Quốc nói về hợp tác sau khi ông Trump đắc cử

Trung Quốc thông qua đại sứ tại Mỹ là ông Tạ Phong gửi thông điệp tới Washington rằng sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan hay thương mại. Phát biểu tại bữa tiệc của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ -...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Chuyên gia: Giá nhà đất Hà Nội tăng nóng gây nhiều hệ lụy

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà đất Hà Nội tăng nóng có nhiều nguyên nhân, bao gồm cung ít cầu cao. Điều này không tốt cho thị trường, có sự lệch lạc về cung, yếu về chất lượng, phục vụ đầu cơ là chính. Tại sự kiện sáng nay (8/11) diễn ra ở TPHCM, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam - cho biết trong vòng 1-2...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Triết lý ‘chơi để thắng’ của Elon Musk và ván cược lịch sử vào Donald Trump

Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 có thể mở ra kỷ nguyên mới với Elon Musk - tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản 260 tỷ USD. Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Trump đã dành một lời tri ân dài đối với người ủng hộ lớn nhất, “một ngôi sao đã xuất hiện trên bầu trời: Elon”. Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, Elon Musk sẽ trở...

Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng: ‘Chúng ta đã làm nên lịch sử’

Ông Donald Trump đang có bài phát biểu trước những người ủng hộ ở Florida với tuyên bố chiến thắng và khẳng định đã làm nên lịch sử.   14:15 ngày 06/11/2024 Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson: "Donald Trump giờ là tổng thống đắc cử của chúng ta" Ông Johnson nói đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẵn sàng và đã chuẩn bị hành động ngay lập tức theo chương trình "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump. "Nước Mỹ lại tràn ngập...

Cùng chuyên mục

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

Thủ tướng: Việt Nam có sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp thân mật với lưu học sinh và cộng đồng người Việt tại Trùng Khánh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, có khoảng 400 lưu học sinh và 600 người việt sống tại Trùng Khánh, chiếm 1/4 cộng đồng người Việt sống ở phía tây Trung Quốc. Dù sống xa quê hương nhưng cộng đồng...

Mới nhất

Tuyển futsal Việt Nam vào chung kết sau cuộc lội ngược dòng kịch tính trước tuyển Úc

Đội tuyển futsal Việt Nam lội ngược dòng 5-4 đầy kịch tính trước tuyển futsal Úc trong trận bán kết Giải futsal Đông Nam Á 2024. Tuyển futsal Việt Nam thắng Úc 5-4 để vào chung kết - Ảnh: ASEAN FUTSAL Chiều 8-11, tuyển futsal Việt Nam chơi trận bán kết giải futsal Đông Nam Á 2024 với tuyển futsal Úc trên sân...

Viglacera chính thức triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị phủ PVD trên sen vòi – Tổng công ty Viglacera

Viglacera chính thức triển khai lắp đặt hệ thống thiết bị phủ PVD - công nghệ bảo vệ bề mặt - tại Công ty Sen vòi Viglacera – đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viglacera – CTCP. Các kỹ sư đến từ hãng Protec Surface Technologies của Ý trực tiếp lắp đặt sản phẩm tại Nhà máy. Dự...

Vietnam Airlines hợp tác quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Trung Quốc

(ĐCSVN) - Tại “Chương trình giới thiệu Du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 08/11/2024, Vietnam Airlines đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology. ...

Triển vọng cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ

(ĐCSVN) – Cơ hội diễn ra một cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ đã hé lộ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đều để ngỏ khả năng đối thoại giữa hai bên. Đây là tín hiệu tích cực về một dấu hiệu hàn gắn trong bối cảnh quan...

Thủ tướng thăm di tích Bác Hồ và lãnh đạo Trung Quốc từng hoạt động cách mạng

Chiều 8/11, tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Khu di tích lịch sử Hồng Nham, gắn liền với quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ,...

Mới nhất