Trang chủDu lịchẨm thựcCUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT": Bánh Tết hồn quê

CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT”: Bánh Tết hồn quê

(NLĐO) – Những món bánh ngày Tết cổ truyền của bà con quê tôi bây giờ đã được làm với số lượng lớn bán cho du khách. Ai ăn cũng tấm tắc khen đẹp, khen ngon bởi cái tâm cái tình của người làm ra.

Cứ sắp đến Tết, dù bận rộn thế nào, tôi cũng dành cả một ngày để đến làng cổ Lộc Yên. Đó là Di tích Quốc gia ở thôn 4, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam; nơi không những có nhiều ngõ đá, nhà rường cổ đẹp mê hồn mà còn có những món bánh, món xôi ngon lành, được truyền lại từ bao đời với cách chế biến rất công phu mà không phải nơi nào cũng có.

Đến đây ngắm cảnh, ăn cái bánh chần gừng, bánh ú sắn; mua cái bánh tổ, đĩa xôi vang; từ trong ký ức của tôi bao hình ảnh thân thương, đầm ấm nơi quê nhà Tiên Phước mến yêu, nơi tôi đã gắn bó hơn nửa đời người lại hiện về.

CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT: Bánh Tết hồn quê - Ảnh 1.

Bánh ngày Tết ở làng cổ Lộc Yên

Bánh chần gừng

Khoảng 24-25 tháng Chạp, mẹ biểu: “Con ra bờ suối lượm ít sỏi về làm bánh”. Vừa nghe vậy là tôi xách cái giỏ mây cùng cái rổ tre đi liền, vì biết mẹ chuẩn bị làm bánh chần (củ) gừng. Đến bờ suối tôi chọn nhiều hòn sỏi to, hình thù khác nhau rồi đem ra nơi dòng nước cạn, chà, rửa thật sạch. Đem sỏi về, tôi để ngoài nắng, phơi cho khô.

Để làm được bánh chần gừng, mẹ tôi chọn loại nếp cái thơm ngon, vo đãi sạch, ngâm khoảng 7 giờ trong nước cho mềm. Nước để ngâm nếp được hòa với nước gừng tươi giã nhỏ, lọc sạch. Đem nếp xay thành bột, đem bột đã xay bòng lại trong lớp vải mịn, dùng tảng đá nặng chần lên trên bòng bột một đêm để ép hết nước ra.

Tiếp đến, bột được nhồi dẻo bằng cách luộc vài vắt bột to bằng nắm tay trong nước sôi cho những cục bột vừa se lại; vớt bột bẻ ra, cho mật hoặc đường vào vừa đủ ngọt; trộn bột đã luộc với số bột nếp sống còn lại đem giã trong cối đá to. Tôi cầm cái chày đẽo bằng gỗ trai giã bột bằng cả hai tay, mẹ gạt bột trồi lên vào giữa lòng cối. khi lưng tôi ướt đẫm mồ hôi cũng là lúc bột đã dẻo quánh lại, rút chày lên thật nặng.

CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT: Bánh Tết hồn quê - Ảnh 2.
CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT: Bánh Tết hồn quê - Ảnh 3.

Mẹ tôi cán đều bột thành từng miếng dày, khi cán rắc ít bột khô cho khỏi dính, rồi cắt thành miếng to hơn ngón tay trỏ đem ra phơi nắng. Khi các miếng bột đã se khô, mẹ đem ủ với gừng tươi xắt lát mỏng một ngày cho miếng bột càng thơm mùi gừng.

Đến khâu nướng bánh cũng thật công phu. Mẹ tôi bắc hai cái nồi trên bếp củi, khéo léo đặt những viên sỏi sao cho có nhiều khe hở, rồi đun nóng. Khi sỏi đã nóng già, mẹ gắp những miếng bột vừa ủ đặt vào khe những hòn sỏi trong nồi, đậy vung lại để hấp khô. Từng miếng bột, gặp sỏi nóng phồng lên theo khe những hòn sỏi giống như những chần gừng hình thù khác nhau. Nhúng chiếc bánh gừng vừa nướng phồng vào nước đường đã thắng sẵn với nước gừng rồi mẹ gắp ra ngay, tôi ngồi bên rắc nổ (nếp rang) bên ngoài, bôi một ít phẩm hồng vào những phần chóp nhọn của những cái bánh như những mụt non trên củ gừng tươi. Thế là được những cái bánh gừng rất đẹp, ăn vừa xốp vừa béo, vừa ngọt vừa cay, thơm.

Nhiều chiếc bánh được làm xong, mẹ tôi lót mo cau khô trong chiếc mủng năm, xếp bánh vào, cất trong bồ đựng lúa nhiều ngày vẫn giòn. Tết đến, dọn lên đĩa bánh gừng để cúng và tiếp khách thì thật là đẹp. Trước khi thưởng thức cái bánh chần gừng, lũ trẻ chúng tôi ngày ấy thường nhìn ngắm một chút rồi mới ăn. Bao năm rồi tôi vẫn nhớ cái bánh có vị quê ngọt ngào nếp, mật; có cái nghĩa, cái tình “gừng cay, muối mặn”; có hơi ấm của lửa, có tình cảm gia đình, làng xóm yêu thương.

Bánh ú sắn, bánh “B.52”

Dịp Tết về Tiên Phước thăm lại chiến trường xưa, thăm bà con vùng căn cứ địạ thời kháng chiến, các cô chú đã từng chiến đấu ở quê tôi lại hỏi: “Quê mình bây giờ có còn gói bánh ú sắn, bánh “B.52″ không?”. Tôi trả lời: “Dạ có”.

Thế rồi những câu chuyện xúc động được kể lại về những cái Tết thời chiến tranh đói khổ, chỉ mong được nhìn cái bánh ú, đòn bánh tét, dù cái bánh được gói bằng “sắn rài” (sắn trồng rải rác để địch không phát hiện đánh phá), bằng những trái chuối hiếm hoi trên những vùng đất mà chất độc hóa học, bom đạn cứ chà đi, xát lại. Riêng tôi và nhiều bạn bè lớp tôi, vào ngày Tết, dù có nhiều món “sơn hào, hải vị” vẫn nhớ quay quắt cái bánh ú sắn, đòn bánh “B.52” nên năm nào tôi cũng tự làm hay tìm mua cho được.

Phải sau ngày thống nhất đất nước được mấy năm, tôi mới được ăn bánh chần gừng, bánh tổ, bánh tét vào dịp Tết, khi nhà tôi đã vỡ được nhiều ruộng hoang để cấy lúa và cấy nếp. Quê hương vừa qua cuộc chiến khốc liệt nên gạo, nếp là ước mơ của nhiều gia đình vào dịp Tết, nên những năm đầu bánh ú, bánh tét đều được bà con gói bằng sắn.

CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT: Bánh Tết hồn quê - Ảnh 4.

Bánh tổ và bánh “B.52”

Chiều cuối tháng Chạp, cha đi nhổ sắn đem về, mẹ tôi lột vỏ, rửa sạch, tách bỏ tim rồi mài củ sắn thành bột. Cái bàn mài là miếng nhôm cha cắt ra từ ống đèn dù Mỹ, dùng cây đinh đục thật nhiều lỗ nhỏ; củ sắn được mài bên nhám của bàn mài. Bột sắn mài, trộn thêm bột sắn khô, ít đậu đen hấp chín làm nhân, mẹ tôi cũng gói được mấy chục bánh ú.

Cả nhà lại thức suốt đêm giã bột gói bánh “B.52” . Bánh gồm sắn luộc cho vào cối đá giã nhuyễn cùng với chuối nai chín, dùng lá chuối gói lại, cột chặt bằng lạt tre như đòn bánh tét, đem nấu lại lần nữa, khi lột đòn bánh ra bánh rất dẻo và thơm ngon.

Bánh “B.52” là món mà khi còn chiến tranh bà con quê tôi làm thức ăn mang theo khi vào rừng sâu tránh những tọa độ pháo đài bay B.52 Mỹ ném bom, được gói vừa dài vừa to cho nhiều người ăn nên gọi hài là bánh “B.52”. Tết thời chiến tranh, bà con gói bánh ú sắn, bánh “B.52” tặng bộ đội, du kích.

Những cái bánh đơn sơ ngày Tết đâu phải chỉ còn trong hoài niệm. Ngày cuối năm, tôi dạo bước qua chợ thị trấn Tiên Kỳ, gặp cụ già bưng rổ bánh ú sắn đi bán, mua một chùm còn nóng hổi; cụ cười móm mém, kể chuyên ngày xưa…

Đi thăm làng cổ Lộc Yên, về quê xã Tiên Sơn, ngắm chiếc bánh chần gừng; cùng bánh tổ, bánh nổ, bánh in, xôi vang, xôi gấc, những kỷ niệm ấm áp, yêu thương ùa về, tôi bỗng thấy mùa xuân ấm áp lạ thường.

CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT: Bánh Tết hồn quê - Ảnh 5.
CUỘC THI VIẾT “HƯƠNG VỊ TẾT: Bánh Tết hồn quê - Ảnh 6.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vì sao đám giỗ ở miền Tây nhà nhà gói bánh tét?

Ở miền Tây, mỗi khi đến ngày đám giỗ ông bà, các cô dì trong gia đình thường sum họp về trước một ngày để gói bánh tét, bánh ít. Bánh tét, bánh ít được xem như món ăn truyền thống không thể thiếu...

Cơm tấm, bánh chưng lọt top món ăn từ gạo ngon nhất Đông Nam Á

Cơm tấm, bánh tét, bánh chưng và nhiều món Việt khác đã vinh dự được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đưa vào danh sách "những món ăn từ gạo ngon nhất Đông Nam Á". Giữ vị trí thứ 2 trong danh sách, cơm tấm được giới thiệu là "món ăn truyền thống của Việt Nam" với nguyên liệu chính là tấm, một loại gạo vỡ trong quá trình sản xuất. Trước đây, cơm tấm chỉ phổ biến ở...

Bánh tét lọt top 100 món ăn từ đậu ngon nhất thế giới

Gần gũi hơn là vào ngày Tết, bánh tét là sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, mỗi người góp tay một chút để làm bánh hoặc đó là thức ăn khi nhâm nhi trà và trò chuyện.Gần đây, những đòn bánh tét lại tôn lên tinh thần dân tộc của người Việt trong mùa bão lũ.Hình ảnh những...

Tết cổ truyền Việt Nam là bản giao hưởng tuyệt đẹp, rực rỡ và tinh tế

Không có dịp nào trong năm ở Việt Nam hoành tráng và đáng nhớ hơn Tết. Trong ngày đặc biệt này, cả nước là một bản giao hưởng tuyệt đẹp được tạo nên từ sự rực rỡ của đèn lồng đỏ và hoa mai vàng, hòa quyện với nét tinh tế của tà áo dài được người dân mọi tầng lớp mặc. Trong khi các khu vực khác ở Đông Á, chịu ảnh hưởng của nền văn minh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Tìm biện pháp giảm thiểu các kênh di cư không chính thức

(NLĐO)- Cần tăng cường hợp tác nhằm giảm thiểu các kênh di cư không chính thức, phòng, chống tội phạm đưa người di cư trái phép, mua bán người… ...

Hải Phòng phấn đấu trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu

(NLĐO)- Hải Phòng phấn đấu trở thành một thành phố hiện đại, đi đầu, hoàn thành sớm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có vị thế cả khu vực và quốc tế ...

Sếp VietinBank làm Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước

(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, trao các quyết định của Thống đốc về việc bổ nhiệm hàng loạt nhân sự cấp cao. ...

Người dân “đau đầu” vì đàn khỉ hoang hơn 60 con

(NLĐO) - Chính quyền địa phương đã có báo cáo, nhờ các đơn vị tìm giải pháp khắc phục tình trạng đàn khỉ thường xuyên cắn phá hoa màu người dân. ...

Bài đọc nhiều

Gạo Việt đạt giải ngon nhất thế giới năm 2023

Gạo ST25, thương hiệu Gạo ông Cua của Việt Nam, đạt giải nhất tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới lần thứ 15, tổ chức ở Philippines năm nay. Đây là lần thứ hai gạo ST25 đăng quang ngôi vương gạo ngon nhất thế giới tại hội thi danh giá này. Lần đầu tiên là năm 2019. Cuộc thi năm nay có sự tham gia của hơn 10 quốc gia và 30 mẫu gạo được gửi đến. Giải nhì đợt...

Chú ơi, thế sang năm chú có quay lại đây nấu phở tiếp không?

Anh Nguyễn Tiến Hải, chủ thương hiệu Phở S, một trong ba 'nhà phở' mang Phở yêu thương đến với Làng Nủ và bà con xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai - đúng Ngày của phở 12-12 vừa qua. Anh Hải đã viết những cảm xúc của mình khi trở về... ...

Loại quả giàu vitamin giúp thanh nhiệt giải độc, nấu chín hay trộn gỏi đều ngon

Đây là loại quả nhiều nước và chất xơ, giàu vitamin, tươi mát, thơm ngon, có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ thể, đứng đầu trong thực đơn giảm cân, giải nhiệt, chế biến được nhiều món ngon. ...

Món ăn trường thọ, siêu thực phẩm Nhật dùng mỗi ngày được chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ

Vì sao natto là siêu thực phẩm trường thọ của người Nhật? Michiko Tomioka là chuyên gia tuổi thọ, nhà dinh...

Cùng chuyên mục

Đặc sản ở Gia Lai chan nước đen ngòm, khách quen ăn 2 bát vẫn thèm

Dù nước dùng có màu đen, đặc sánh và “bốc mùi” thum thủm, không phải ai cũng dám thưởng thức nhưng món ăn này được xem là đặc sản trứ danh ở Gia Lai, người ăn quen gọi hẳn 2 bát vẫn thòm thèm. Bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là một trong những đặc sản nức tiếng, gây tò mò từ tên gọi đến hình thức, mùi vị ở phố núi Pleiku, tỉnh...

Đổi vị cho cả nhà với 3 món cá kho thơm ngon, ‘đưa cơm’ cực kỳ trong ngày lạnh

GĐXH - Cá là thực phẩm có nhiều dưỡng chất cho cơ thể, chế biến được nhiều cách khác nhau. Trong ngày lạnh bạn có thể tham khảo để đổi vị cho cả nhà với 3 món cá kho thơm ngon, hấp dẫn dưới đây. ...

Loại nấm quen thuộc bán đầy chợ Việt có chứa chất chống ung thư, tốt cho não bộ

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt của loại nấm quen thuộc được bán rất nhiều ở các khu chợ, siêu thị Việt. ...

Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn vị tại nhà

Lẩu riêu cua bắp bò là món khoái khẩu của nhiều người. Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản. VietNamNet xin giới thiệu cách nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn vị tại nhà. Xem nhanh: 1. Nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò 2. Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò 3. Lưu ý khi nấu lẩu riêu cua bắp bò 1. Nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò Bắp bò: 500gCua đồng: 1,5kgSườn sụn: 600gĐậu phụ:...

Khách Tây thử 3 món ăn sáng nổi tiếng Hà Nội, nức nở khen món thứ 3

Trong số những món ăn Hà Nội từng thưởng thức tại Đà Nẵng, vị khách Tây đánh giá bún riêu cua là “bữa sáng ngon nhất”, sau đó đến xôi xéo, bánh cuốn. Evan El (đến từ Mỹ) chuyển tới Việt Nam sinh sống được hơn 1 năm. Anh thường xuyên chia sẻ trên kênh YouTube cá nhân video trải nghiệm ẩm thực ở một số nơi mình từng ghé thăm như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,... Trong video mới được...

Mới nhất

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng...

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. ...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và...

Mới nhất