Vượt khỏi ý nghĩa một cuộc thi thông thường, “Tiếng nói xanh” là nơi mang tới nhận thức xanh, tư duy xanh và lan tỏa lối sống xanh cho giới trẻ.
Những ý tưởng xanh ấn tượng sẽ tranh tài ở chung kết cuộc thi Tiếng nói Xanh
|
Những khoảnh khắc khó quên trong đêm chung kết cuộc thi “Tiếng nói Xanh”
|
Trân trọng từng ý tưởng
Sau hơn 5 tháng diễn ra với 3 vòng thi gay cấn, cuộc thi hùng biện – tranh biện “Tiếng nói Xanh” đã chính thức tìm ra ngôi vị quán quân. Dù đã khép lại nhưng với nhiều người tham gia, dư âm của cuộc thi vẫn còn rõ nét với sự tham gia của 1.700 thí sinh của 455 trường THPT từ 59 tỉnh, thành trên cả nước cùng những ý tưởng tham gia tranh tài táo bạo, độc đáo.
Có thể nhắc tới những ý tưởng như sử dụng bã cà phê và nấm để tổng hợp thành một chất liệu mới thay thế chất liệu da trong sản xuất nội thất ô tô; biến rơm rạ thành bát đĩa ăn một lần hoặc làm giấy, bao bì thân thiện với môi trường; mô hình phòng khám di động xanh; văn phòng xanh, lớp học xanh, trường học xanh…
Với nhiều thí sinh, “Tiếng nói xanh” là nơi để mỗi người được nói lên ý tưởng xanh, từ đó chung tay lan tỏa lối sống xanh.
Đội Mầm Chồi Lá (THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) chia sẻ niềm vui với cô giáo chủ nhiệm Vũ Mai Vy khi được trao giải Nhì ở bảng tiếng Việt cuộc thi Tiếng nói Xanh. |
Lê Đinh Bảo Ngọc, học sinh Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên, thành viên đội thi Mầm Chồi Lá cho biết khi đi máy bay từ Phú Yên đến TP HCM, nhìn từ trên cao xuống thành phố chỉ thấy những mái nhà bê tông, em đã ấp ủ ý tưởng phủ xanh những mái nhà của các khu đô thị và cuộc thi Tiếng nói Xanh là cơ hội để em hiện thực hóa ý tưởng của mình.
“Đây là lần đầu tiên em tham gia một cuộc thi tranh luận, hùng biện. Em quyết định tham gia vì biết đây là cuộc thi khá cởi mở, đề cao ý tưởng và tinh thần của học sinh, không quan trọng thắng- thua. Có đội dừng ở tứ kết, bán kết nhưng ban tổ chức vẫn trân trọng các ý tưởng và muốn phát triển ý tưởng của thí sinh thông qua các hoạt động ngoài lề, vẫn cổ vũ các bạn tiếp tục phát triển các dự án này trong tương lai”, Bảo Ngọc chia sẻ.
Ngoài ra, sau 5 tháng tham gia, Bảo Ngọc cho hay điều em ấn tượng là cuộc thi được tổ chức chuyên nghiệp với hội đồng chuyên môn là các chuyên gia, giáo sư, học giả nổi tiếng thế giới, đặc biệt là ban tổ chức rất đề cao ý tưởng của học sinh.
Với Đỗ Phúc Nhật Minh, học sinh Vinschool, thành viên đội thi Nấm Cao, cuộc thi Tiếng nói xanh đã nối dài chuỗi hoạt động rất ý nghĩa và thành công của Vingroup trong bảo vệ môi trường, hướng tới lối sống xanh.
“Cuộc thi đã lan tỏa rất nhiều năng lượng về bảo vệ môi trường đến thế hệ trẻ. Em mong rằng cuộc thi sẽ tiếp tục được tổ chức những năm sau để thế hệ trẻ có thể đóng góp nhiều ý tưởng, tiếp tục lan toả lối sống xanh, để mỗi người đều biết yêu từng cái cây, giúp môi trường sống tốt hơn, trái đất xanh hơn”, Nhật Minh nói.
Đội thi Nấm Cao xuất sắc đoạt giải Nhất ở bảng tiếng Việt với ý tưởng về loại vật liệu mới thân thiện với môi trường hơn nữa. |
Là thành viên ban giám khảo, Phó giáo sư, Tiến sỹ Hồ Thị Thanh Vân, Viện Trưởng Viện nghiên cứu và phát triển sinh học nông nghiệp tiên tiến, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho hay bà rất bất ngờ vì các em học sinh còn rất trẻ, có em chỉ lớp 10, nhưng đã thể hiện sự tâm huyết, tri thức về vấn đề môi trường.
“Cuộc thi rất ý nghĩa, mang tầm nhìn thế hệ và giàu giá trị nhân văn. Chúng ta gieo mầm nhận thức xanh để có hành động xanh và sản phẩm xanh. Tôi mong thông điệp cuộc thi tiếp tục lan toả và truyền cảm hứng tới các em học sinh để các cuộc thi năm sau sẽ có quy mô lớn hơn với lứa tuổi nhỏ hơn”, Phó giáo sư Hồ Thị Thanh Vân nói.
Từng là huấn luyện viên của nhiều cuộc thi tranh biện, hùng biện lớn trên thế giới, Tiến sỹ Brian Wong, Giáo sư Trợ lý tại Khoa Triết học, Đại học Hong Kong (Trung Quốc), giám khảo cuộc thi nhận định Tiếng nói Xanh là một trong những cuộc thi có tác động và thu hút sự quan tâm của công chúng mạnh mẽ nhất. “Những ý tưởng xuất sắc là minh chứng cho sự nhiệt huyết của các bạn trẻ, cho thấy tinh thần trách nhiệm và cam kết của các em trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người trên toàn cầu”, Tiến sỹ Brian Wong nói.
Tiến sĩ Brian Wong và các thành viên Hội đồng Giám khảo vui mừng trước chiến thắng thuyết phục của các đội thi. |
Rèn kỹ năng, mở tri thức
Thay đổi về nhận thức, trưởng thành về kỹ năng là những điều các thí sinh nhận được sau 5 tháng tham gia cuộc thi.
Vỡ oà cảm xúc khi cùng đồng đội giành ngôi vị quán quân, Nguyễn Trần Minh Khuê (đội thi LifeSphere) cho hay cuộc thi đã giúp em có thêm rất nhiều kỹ năng và bài học mới quý giá.
“Em đã từng rất nhiều lần thi học sinh giỏi nhưng đây là lần đầu tiên tham gia một cuộc thi tranh biện, hùng biện. Em cũng chưa từng học hùng biện nên cuộc thi thực sự là cả chân trời kiến thức mới”, Minh Khuê chia sẻ.
Theo cô nữ sinh Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, sau cuộc thi, Khuê đã học được cách làm việc nhóm, học cách làm thế nào để cởi mở hơn, cải thiện kỹ năng tìm kiếm thông tin, thuyết trình cũng như cách đối đáp để có câu trả lời tốt nhất. Với nhiều hoạt động kết nối của ban tổ chức, Khuê cũng có cơ hội được gặp gỡ nhiều người bạn mới, tạo một cộng đồng gắn kết.
Đặc biệt, với giải nhất cuộc thi, Minh Khuê sẽ được nhận học bổng toàn phần tại Đại học VinUni. “Đây thực sự như một giấc mơ”, Minh Khuê hào hứng nói.
Các thí sinh đội Lifesphere cho biết được thưởng suất học bổng toàn phần để theo học tại Trường Đại học VinUni chính là giấc mơ thành hiện thực. |
Với Đỗ Phúc Nhật Minh (đội Nấm Cao), ngoài giải thưởng thì giá trị Minh nhận được trước tiên từ cuộc thi là kinh nghiệm, kỹ năng nói trước đám đông. Thứ hai là kiến thức trau dồi trong suốt 5 tháng, từ việc đơn giản như biết khí Metan độc hại hơn nhiều so với khí CO2… Thứ ba là kỹ năng làm việc nhóm, từ những trục trặc ban đầu do ý kiến khác nhau, Minh đã biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác để cùng hướng tới mục tiêu chung, học được cách thích nghi với hoàn cảnh khi trong giai đoạn cuối của cuộc thi, Minh ở Việt Nam nhưng bạn cùng đội lại ở Mỹ, lệch nhau 12 múi giờ.
“Đó là những kỹ năng rất cần thiết cho đời sống chứ không chỉ ở cuộc thi”, Nhật Minh chia sẻ.
Đồng hành cùng thí sinh trong suốt 5 tháng, Tiến sỹ Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ Vì tương lai xanh chia sẻ: “Tôi vô cùng tự hào khi được chứng kiến sự trưởng thành của không chỉ các bạn học sinh, mà còn của chính ban tổ chức chúng tôi khi được học hỏi từ các em, được nhìn thấy thế giới – tuy còn bao thách thức nhưng cũng rất nhiều hy vọng – qua lăng kính của những người trẻ, những người nắm giữ tương lai và vận mệnh của hành tinh chúng ta”.
Nhìn lại hành trình đã qua, theo Tiến sỹ Lê Thái Hà, cuộc thi là minh chứng sống động cho sức mạnh của tinh thần lan tỏa trên khắp đất nước Việt Nam để hướng về một ước mơ chung – một tương lai xanh tươi và bền vững cho tất cả mọi người.
Vingroup phát động cuộc thi hùng biện – tranh biện “Tiếng nói xanh”
Quỹ Vì tương lai xanh thuộc Quỹ Thiện tâm – Tập đoàn Vingroup vừa chính thức phát động cuộc thi hùng biện – tranh biện “Tiếng nói Xanh” dành cho học sinh Trung học phổ thông trên toàn quốc. Cuộc thi nhằm tạo cho các công dân tương lai của đất nước cách tư duy Xanh – lối sống Xanh, từ đó thúc đẩy hành động Xanh trở thành hiện thực trong cuộc sống. Tổng giá trị giải thưởng cuộc thi lên tới hơn 18,5 tỷ đồng. |
“Tiêu dùng Xanh” – Chủ đề được quan tâm nhất tại cuộc thi “Tiếng nói Xanh”
Trong 122 bài thi lọt vào Vòng Đối đầu của cuộc thi “Tiếng nói Xanh”, các chủ đề được thí sinh quan tâm nhất lần lượt là: Tiêu dùng xanh (23%), Giáo dục xanh (17,3%), Môi trường xanh (13,1%) và Du lịch xanh (11,5%). Con số cho thấy mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ, đồng thời hứa hẹn mang tới những ý tưởng đột phá, góp phần giải quyết những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. |