Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCuộc gặp gỡ ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa và...

Cuộc gặp gỡ ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa và giáo dục Thủ đô


Các đại biểu, chuyên gia tham gia hội thảo.
Các đại biểu, chuyên gia tham gia hội thảo.

Ngày 8/11, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Diễn đàn văn hóa và giáo dục mùa Thu lần thứ nhất với chủ đề “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô – Hành trình kiến tạo và phát triển”.

TS Đỗ Hồng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phát biểu đề dẫn tại hội thảo.
TS Đỗ Hồng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phát biểu đề dẫn tại hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Đỗ Hồng Cường – Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội bày tỏ: Hội thảo không chỉ là một sự kiện khoa học đơn thuần mà còn là một hành trình trở lại, một cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước. Đây cũng là sự biểu hiện cho ý thức trách nhiệm, tấm lòng, tình cảm trân quý của thế hệ hôm nay cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục Thủ đô – Hành trình kiến tạo và phát triển.

Xây dựng Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”

Trình bày báo cáo về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô Hà Nội, GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội.

Trong cuộc đời phấn đấu, hy sinh vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 17 năm gắn bó với Hà Nội; Người thân thiết gọi Hà Nội là “Thủ đô ta”, thường xuyên quan tâm chỉ đạo hoạt động của Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội ở Thủ đô; đặc biệt quan tâm đến đời sống của các tầng lớp Nhân dân Hà Nội. Người trăn trở, suy tư về phương hướng phát triển Hà Nội sao cho tương xứng với tầm vóc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Với tầm nhìn xa trông rộng, suy nghĩ, ý tưởng và những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền tảng định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong suốt 70 năm qua.

GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư trình bày báo cáo về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô Hà Nội.
GS.TS.NGƯT Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư trình bày báo cáo về chủ trương, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển Thủ đô Hà Nội.

Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội luôn là một trong những công việc có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình lãnh đạo của Đảng. Đảng và Nhà nước xác định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô. Đề cao vai trò tiên phong và tiềm năng phát triển của Hà Nội, Đảng, Nhà nước định hướng mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2030 sẽ trở thành Thủ đô “văn hiến, văn minh, hiện đại”; đóng vai trò trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Để đạt được những mục tiêu cao cả đầy khát vọng đó, Đảng, Nhà nước xác định những phương hướng lớn mà Thủ đô phải phấn đấu thực hiện thắng lợi, đó là: phát triển kinh tế nhanh, bền vững; phát triển văn hóa, xây dựng con người toàn diện, đồng bộ, mang đậm bản sắc; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; chú trọng tăng cường quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện.

“Từ những phương hướng lớn, Đảng, Nhà nước đã gợi mở định hướng phát triển trên các lĩnh vực quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm, nhóm giải pháp chủ yếu, tạo điều kiện để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội có cơ sở vững chắc vận dụng, phát triển sáng tạo, phấn đấu xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa ngày càng văn minh, hiện đại”, GS Phùng Hữu Phú bày tỏ.

Thủ đô Hà Nội: hành trình lịch sử, văn hóa và giáo dục

Nhận định tổng quan về hành trình lịch sử – văn hóa Thủ đô Hà Nội, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Hà Nội là căn cốt của lịch sử đất nước, trung tâm và đỉnh cao của các kỷ nguyên văn minh lớn Việt Nam; là vùng di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể) vô cùng phong phú và độc đáo.

Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.435 di tích di tích đã được xếp hạng các cấp; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể, 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền thống tiêu biểu. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có một khối lượng tư liệu chữ Hán và chữ Nôm hết sức đồ sộ, kết tinh của nền văn hóa bác học và dân gian lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước,… Cùng với đó, người Hà Nội là kết tinh văn hóa dân tộc và phẩm chất riêng có của người Kinh Kỳ. 

Đại biểu tham dự hội thảo.
Đại biểu tham dự hội thảo.

Dưới góc nhìn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đánh giá, Hà Nội đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách, giải pháp nhằm chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên tiềm năng thành sức mạnh mềm văn hóa thông qua phát triển công nghiệp văn hóa. Những thay đổi này đã tạo nên sự tích hợp giữa sáng tạo và biểu đạt đa dạng về văn hóa nghệ thuật trong nguồn tài nguyên tiềm năng rất dồi dào của Hà Nội.

Những chuyển biến tích cực của một số ngành, đặc biệt là thiết kế, du lịch văn hóa, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn,… trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường văn hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, dù có nhiều nguồn tài nguyên tiềm năng nhưng con đường vươn tầm thương hiệu công nghiệp văn hóa, định vị sức mạnh mềm văn hóa Hà Nội ở các sản phẩm – dịch vụ công nghiệp văn hóa trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới, hay thương hiệu Hà Nội thành phố thiết sáng tạo trong mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO còn rất khó khăn. Đây là thách thức lớn đòi hỏi thành phố cần sớm triển khai những giải pháp, chính sách có tính thực tế và đột phá hơn nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược đã được đề ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hội thảo thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý.
Hội thảo thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý.

Trong công tác giáo dục, 70 năm qua, Hà Nội đã có sự bứt phá ngoạn mục khi quy mô ngày càng phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao thuộc tốp đầu cả nước. Từ góc độ đào tạo giáo viên, GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng giáo dục Hà Nội vẫn còn những tồn tại, trong đó có vấn đề quy hoạch mạng lưới trường học.

Với quá trình chuyển đổi số giáo dục, theo GS.TS Nguyễn Quý Thanh, nên giữ ở mức tối thiểu thời gian dạy trực tuyến, nhất là với học sinh mầm non, phổ thông; ngược lại, quy trình quản lý thì cần số hoá ở mức tối đa. Thêm nữa, Hà Nội cần có chính sách miễn toàn bộ chi phí học tập, ít nhất đến cấp THCS để dẫn dắt các địa phương trên cả nước và đẩy mạnh trong công tác hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế về văn hóa và giáo dục của Hà Nội cũng là vấn đề quan tâm của GS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô

Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã chia sẻ về chặng đường 65 năm ra đời, phát triển của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Trường được nâng cấp từ cái nôi đào tạo đội ngũ giáo viên của Hà Nội với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

GS Phùng Hữu Phú cho rằng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là trường đại học duy nhất mang tên Thủ đô. Hiện tại, với bề dày truyền thống 65 năm và 10 năm lên đại học, Trường phải biết phát huy lợi thế vốn có, phát huy truyền thống hiếu học của người Thăng Long, dựa vào vị thế Thủ đô – nơi tập trung đông nhất các nhà khoa học của cả nước, nơi có lợi thế nhất về giáo dục của cả nước để thu hút nhân tài, xây dựng nhà trường phải là điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của Thủ đô, của cả nước và hướng đến của khu vực và thế giới.

Trường phải phấn đấu là một trong những trung tâm đào tạo bậc đại học và sau đại học mang tính đa ngành theo định hướng ứng dụng, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao; là cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước, nơi hội tụ và lan tỏa văn hóa Việt Nam, văn hóa Hà Nội cho bạn bè quốc tế.

“Mới đây, trường đã tập trung cao độ trong việc bồi dưỡng gần 6.000 giáo viên Thủ đô những kiến thức về Hà Nội học, qua đó lan truyền cảm hứng và tình yêu Hà Nội đến giáo viên, học sinh ở các cấp học. Trường Đại học Thủ đô phải hiểu Hà Nội đang cần gì, bước phát triển sắp tới sẽ cần gì, từ đó định hướng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Là trường đi sau; Trường Đại học Thủ đô cần tranh thủ chuyên gia từ các trung tâm, các đại học đầu ngành; phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo để thực sự là địa chỉ có uy tín, hấp dẫn các nhà khoa học cũng như sinh viên…”, GS Phùng Hữu Phú nhắn gửi.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/cuoc-gap-go-y-nghia-giua-nhung-nguoi-yeu-van-hoa-va-giao-duc-thu-do.html

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Kế hoạch được ban hành nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Đề án phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được UBND TP phê duyệt. Kế hoạch nêu rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: phát triển đội ngũ; tổ chức bộ máy; đào tạo và bảo đảm chất lượng giáo dục; nghiên cứu khoa học và...

Xúc động ngày hội ngộ cựu giáo chức, cựu sinh viên Trường Đại học Thủ đô

Những kí ức đẹp Sân trường ĐH Thủ đô Hà Nội những ngày này khoác lên mình màu áo thật đặc biệt. Ở đó, có sự hoài niệm, gợi nhắc về những tháng ngày, những kỷ niệm đã qua nhưng lại mang nhiều nét chấm phá hiện đại của một Trường Đại học Thủ đô mạnh mẽ và trưởng thành của hiện tại. Trong tiết trời dịu mát của trời Thu tháng mười, những ánh mắt, nụ cười đôn...

Gần 6.000 giáo viên Hà Nội hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học

Thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" của Thành ủy Hà Nội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội và các đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đắk Nông có tân Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy

Kinhtedothi - Ông Lê Văn Chiến - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông. Sáng 15/11, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố 06 quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cán bộ. Đồng chí Lưu Văn Trung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Những lợi ích tuyệt vời của quả cau

Hỗ trợ tiêu hóa Với hàm lượng chất xơ dồi dào, quả cau hoạt động như một "chất xúc tác" tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Chất xơ không chỉ tạo cảm giác no mà còn kích thích nhu động ruột co bóp mạnh mẽ hơn.  Nhờ đó, thức ăn được đẩy đi một cách đều đặn, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng và lên men gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, chất xơ...

3.000 đại biểu sẽ tham dự chương trình truyền hình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND (ngày 14/11) về việc phối hợp thực hiện Chương trình truyền hình trực tiếp “Cùng nhau giữ nước”. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội tổ chức. Cơ quan thực hiện gồm: Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong...

iPhone SE 4 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025

Theo nguồn tin nội bộ, LG Innotek - một trong những nhà cung cấp camera cho Apple đã bắt đầu sản xuất module máy ảnh của iPhone SE 4.  Được biết, LG thường trữ linh kiện trước khi sản phẩm mới ra mắt khoảng 3 tháng, nên nhiều khả năng iPhone SE 4 sẽ trình làng vào tháng 3/2025. Lần gần nhất Apple công bố iPhone SE là ngày 18/3/2022. Apple thường ra mắt model giá rẻ cách nhau vài...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Cùng chuyên mục

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế nhận bằng khen của Quốc hội Lào

Với những đóng góp to lớn trong việc đào tạo nhân lực cho nước Lào, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế đã được Quốc hội Lào tặng bằng khen. ...

Những kỳ tuyển sinh riêng dự kiến tổ chức 2025

Kỳ thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội (TSA) Năm 2025, kỳ thi TSA dự kiến tổ chức trong 3 đợt vào các ngày cuối tuần, mỗi đợt sẽ có từ 3 - 4 kíp thi tại 30 điểm thi. Kỳ thi có thể đáp ứng cho khoảng 75.000 lượt thi, thông tin cụ thể các đợt thi như sau:Đợt 1: Ngày thi 18-19/1/2025, ngày mở đăng ký 1-6/12/2024Đợt 2: Ngày thi 8-9/3/2025, ngày mở...

Phó thủ tướng chỉ đạo xem xét công bố sớm phương án thi lớp 10

Trước lo lắng của phụ huynh về kỳ thi lớp 10 có môn thi thứ 3 'bí mật' được công bố sát kỳ thi, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát kỹ, xem xét quy định thời gian công bố đối với phương án thi lớp 10 sớm. ...

Gặp mặt 60 nhà giáo tham gia Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

(Tổ Quốc) - Chiều 14/11, tại Hà Nội đã diễn ra buổi gặp mặt các nhà giáo tham gia Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" và "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024. ...

Mới nhất

Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có đối tác Israel, Trung Quốc, Mỹ

Thiếu tướng Lê Ngọc Thân - chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cho biết sẽ mở cửa miễn phí và không giới hạn độ tuổi người dân tham quan tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không có chủ trương giao Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục xây dựng bài thi V-SAT để các trường sử dụng chung trong công tác tuyển sinh đại học. ...

UAV tàng hình CH-7 của Trung Quốc gây kinh ngạc khi chính thức ra mắt

UAV tàng hình CH-7 đã chính thức ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải và thu hút sự quan tâm đặc biệt từ báo chí. ...

đánh giá và tổng kết hoạt động VAPA năm 2024

(NADS) - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13 nhiệm kỳ IX. PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện năm 2024 tại Sư đoàn 363

Tham gia Đoàn kiểm tra có Thiếu tướng Lê Văn Đãng - Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu; cùng đại biểu một số cơ quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và đại diện một số phòng chức năng Quân chủng PK-KQ. Đoàn kiểm tra tổ chức kiểm tra...

Mới nhất