Trang chủNewsKhoa học - Công nghệCuộc đua không gian Mỹ

Cuộc đua không gian Mỹ


Hôm 8/1, tàu Peregrine, tàu đổ bộ tư nhân đầu tiên trên thế giới mang sứ mệnh đáp xuống Mặt Trăng, đã cất cánh từ bãi phóng không gian Cape Canaveral, Florida (Mỹ). Khoảnh khắc này cũng đánh dấu nỗ lực đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1972, cũng như chuyến bay thương mại đầu tiên tới Mặt Trăng.

Tuy nhiên, sứ mệnh của Peregrine đã kết thúc thất bại vì gặp sự cố kỹ thuật nghiêm trọng chỉ sau 6 giờ bay, khiến con tàu bị rò rỉ nhiên liệu không thể khắc phục.

Thất bại này hoàn toàn trái ngược với thành tích đáng nể của Trung Quốc trong các hoạt động khám phá không gian gần đây.

Kể từ năm 2007, Bắc Kinh đã thực hiện thành công một số sứ mệnh tới cả quỹ đạo và bề mặt Mặt Trăng.

Trung Quốc cũng sở hữu trạm vũ trụ Thiên Cung có phi hành đoàn hoạt động liên tục trên quỹ đạo Trái Đất thấp, điều này sẽ biến Trung Quốc thành quốc gia duy nhất vận hành trạm vũ trụ sau khi Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) của NASA ngừng hoạt động vào khoảng năm 2030.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, việc chuẩn bị cho một sứ mệnh mặt trăng khác vào mùa hè này đang “tiến triển suôn sẻ”.

Cạnh tranh Mỹ - Trung được lan rộng ra ngoài vũ trụ, với mục tiêu là các tuyến đường giữa Mặt Trăng và Trái Đất. (Ảnh: SCMP)

Cạnh tranh Mỹ – Trung được lan rộng ra ngoài vũ trụ, với mục tiêu là các tuyến đường giữa Mặt Trăng và Trái Đất. (Ảnh: SCMP)

Theo SCMP, căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn đã bùng nổ ở Biển Đông, eo biển Đài Loan, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, đang tiếp tục leo thang trên quỹ đạo Trái Đất. Hai cường quốc quan sát nhau dè chừng và cạnh tranh gay gắt để giành “bãi đỗ đẹp” trong không gian, qua đó mang lại những lợi thế riêng biệt như kiểm soát các tuyến đường giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Bill Nelson, quan chức hàng đầu của NASA, cựu phi hành gia và Thượng nghị sĩ Mỹ từ Florida từ năm 2001 đến 2019, bày tỏ lo ngại về “tham vọng không gian” của Trung Quốc và khả năng Bắc Kinh “sử dụng các hoạt động khoa học làm bình phong cho các mục tiêu quân sự hoặc chiến lược khác”.

“Tốt hơn hết chúng ta nên đề phòng việc họ (Trung Quốc) có thể đặt chân xuống một nơi trên mặt trăng dưới vỏ bọc nghiên cứu khoa học”, Nelson cảnh báo. “Chúng ta đang trong một cuộc đua không gian”.

Gần đây, các quan chức, nhà phân tích cấp cao của chính quyền Tổng tống Joe Biden và các nhà lập pháp Mỹ trong mọi lĩnh vực chính trị đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những “ý định thiên văn” của Bắc Kinh.

Tháng trước, ủy ban đặc biệt của Hạ viện Mỹ về cạnh tranh Mỹ – Trung đã đưa ra một khuyến nghị cụ thể để ngăn chặn “tham vọng không gian” của Trung Quốc.

Nghị quyết lưỡng đảng sau đó kêu gọi Washington tài trợ cho các chương trình quan trọng để vượt qua Trung Quốc, bao gồm cả việc “đảm bảo Mỹ là quốc gia đầu tiên đóng quân vĩnh viễn tại tất cả các điểm Lagrange”.

Ý nghĩa của điểm Lagrange

Được đặt theo tên nhà thiên văn học và toán học người Italy Joseph-Louis Lagrange vào cuối thế kỷ 18, điểm Lagrange được Nasa mô tả là “bãi đỗ xe” trong vùng không gian giữa Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.

Có 5 điểm Lagrange từ L1 đến L5. Chúng đặc biệt quan trọng đối với nghiên cứu và thám hiểm không gian vì lực hấp dẫn tương đối của chúng mang lại lợi thế chiến lược.

Theo nhà thiên văn học Martin Elvis tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian ở Massachusetts (Mỹ), điểm Lagrange là những vùng không gian mà lực hấp dẫn của hai thiên thể triệt tiêu lẫn nhau. Điều này cho phép một vật thể quay quanh và duy trì sự ổn định giữa hai thiên thể. Tàu vũ trụ cũng có thể đậu ở đó mà không cần nhiều nhiên liệu.

Nhà vật lý Gerard O’Neill của Đại học Princeton đã nhận ra những lợi thế này khiến các điểm Lagrange trở thành địa điểm lý tưởng cho “thành phố không gian”, một khái niệm đã thu hút trí tưởng tượng của công chúng trong nhiều thập kỷ.

O’Neill hình dung về các thành phố không gian như những trụ tròn khổng lồ: “Nó quay chậm và tạo ra lực ly tâm đủ lớn để mô phỏng trọng lực như Trái Đất, cho phép con người di chuyển và sinh hoạt bình thường bên trong”.

5 điểm Lagrange trong hệ Trái Đất - Mặt Trăng. (Ảnh: SCMP)

5 điểm Lagrange trong hệ Trái Đất – Mặt Trăng. (Ảnh: SCMP)

Trong khi hai điểm Lagrange trong hệ Mặt Trời – Trái Đất được coi là hữu ích để nghiên cứu Mặt Trời, thì các chuyên gia cho rằng khu vực Cislunar (khoảng không gian giữa Trái Đất và Mặt Trăng) mang giá trị chiến lược. Trong đó, L1 và L2 được đánh giá cao nhất do chúng ở gần Mặt Trăng.

Trong một báo cáo tháng trước, Shawn Willis thuộc Viện Công nghệ Không quân ở Ohio (Mỹ) hé lộ tầm quan trọng chiến lược của khu vực Cislunar, với khả năng triển khai vệ tinh quân sự tại các điểm Lagrange để giám sát và kiểm soát quyền tiếp cận giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Willis cho biết thêm, các vệ tinh định vị, dẫn đường và tính giờ có thể là sứ mệnh khác phù hợp với những vị trí trên, nhờ khả năng tiếp cận cả vùng sáng và vùng tối của Mặt Trăng. Điều này cho phép thực hiện các tính năng hỗ trợ trên Mặt Trăng tương tự như trên Trái Đất.

Tăng tốc đến Mặt Trăng

Vệ tinh Thước Kiều 2 (Queqiao 2) có tuổi thọ khoảng 5 năm, dự kiến sẽ được Trung Quốc phóng trong năm nay để hỗ trợ sứ mệnh Hằng Nga 6 (Chang’e 6), nhằm cố gắng mang các mẫu đất và đá đầu tiên từ vùng tối của Mặt Trăng.

Bắc Kinh cũng có kế hoạch xây nhà trên Mặt Trăng trong 5 năm tới với ít nhất một viên gạch làm từ đất Mặt Trăng, sau đó đưa con người lên đây vào năm 2030.

Tàu thăm dò Hằng Nga 4 hạ cánh trên Mặt trăng năm 2019. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Tàu thăm dò Hằng Nga 4 hạ cánh trên Mặt trăng năm 2019. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Tuần trước, Kathleen Hicks, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, tuyên bố rằng cả Nga và Trung Quốc đang “phát triển học thuyết quân sự mở rộng sang lĩnh vực không gian”“triển khai các khả năng có thể nhắm tới GPS cũng như các hệ thống quan trọng khác trên không gian”.

GPS là một chùm vệ tinh cung cấp thông tin định vị và điều hướng quan trọng cho mục đích quân sự, dân sự và thương mại. Hầu hết các thiết bị hiện đại trên thế giới ngày nay đều có bộ thu GPS sẵn có.

Mỹ đương nhiên không ngồi yên và đang nỗ lực sớm đạt được vị trí tại điểm L2 Trái Đất – Mặt Trăng.

Washington đang hợp tác với các đối tác thương mại và quốc tế trong chương trình Gateway như một phần của sứ mệnh Artemis nhằm đưa con người trở lại Mặt Trăng. SpaceX của Elon Musk là một trong những công ty tư nhân tham gia.

NASA cho biết chương trình Gateway đòi hỏi phải xây dựng một trạm vũ trụ nhỏ quay quanh Mặt Trăng để cung cấp “sự hỗ trợ cần thiết cho các sứ mệnh trên bề mặt Mặt Trăng”.

Charles Galbreath từ Viện Nghiên cứu Hàng không Mitchell ở Virginia (Mỹ) cho biết, việc giám sát khu vực Cislunar, giao tiếp tự do và định vị an toàn qua khu vực này sẽ là “chìa khóa để mở ra những cơ hội khoa học và kinh tế ngày càng lớn”.

Elvis cho rằng cuộc đua không gian Mỹ – Trung sẽ tập trung vào cực nam của Mặt Trăng vì nơi đó gần như nhận được ánh sáng mặt trời thường xuyên, nghĩa là sẽ có nguồn điện vĩnh cửu và nhiệt độ ít khắc nghiệt hơn.

Tuy nhiên, các cực của Mặt Trăng cũng chứa những miệng hố sâu không nhận được ánh sáng mặt trời. Những địa điểm này dự kiến sẽ chứa đựng các mỏ băng cổ và các khoáng chất hữu ích.

Tháng 8 năm ngoái, Ấn Độ tuyên bố trở thành quốc gia đầu tiên thành công hạ cánh tàu vũ trụ trên cực nam của Mặt Trăng. Vài ngày sau đó, Nga thất bại trong nỗ lực tiếp cận khu vực này.

Sứ mệnh Artemis 2 của NASA, vốn dự kiến đưa 4 phi hành gia bay vòng quanh Mặt Trăng vào năm nay, hiện đã được lùi sang tháng 9/2025.

Sứ mệnh Artemis 3 của Mỹ, sứ mệnh sẽ đưa con người lần đầu tiên đặt chân gần cực nam Mặt Trăng, đã bị lùi từ năm 2025 sang năm 2026. Trong khi đó, Trung Quốc dự kiến sẽ có mặt tại khu vực này với tàu đổ bộ không người vào năm 2027.

Vụ phóng tên lửa mang tàu đổ bộ mặt trăng Peregrine cất cánh từ Cape Canaveral, Florida, Mỹ, ngày 8/1. (Ảnh: SCMP)

Vụ phóng tên lửa mang tàu đổ bộ mặt trăng Peregrine cất cánh từ Cape Canaveral, Florida, Mỹ, ngày 8/1. (Ảnh: SCMP)

Có lẽ lường trước cuộc đua căng thẳng trên quỹ đạo Trái Đất, một văn bản chiến lược của Nhà Trắng được công bố vào năm 2022 kêu gọi một “trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc” trong không gian. Và giống như trên Trái Đất, Mỹ cũng tìm cách thu hút các đồng minh, tạo ra những nguyên tắc mới cho các khu vực cách xa hành tinh.

Hiện 33 quốc gia bao gồm Ấn Độ và Brazil đã ký Hiệp định Artemis do Washington dẫn đầu, được lập ra vào năm 2020 để thúc đẩy hợp tác quốc tế “hòa bình” trong lĩnh vực không gian. Mặc dù Trung Quốc không tham gia hiệp định này nhưng Bắc Kinh mời các đối tác quốc tế hợp tác trong các sứ mệnh lên Mặt Trăng của mình.

Bất kể là Mặt Trăng hay các điểm Lagrange, Elvis cho rằng toàn bộ khu vực phía trên Trái Đất đều là “bất động sản hạng nhất” trong vũ trụ, và hợp tác toàn cầu là điều cần thiết.

“Sẽ có giới hạn nhất định về số lượng vệ tinh có thể đến đó. Nếu quá nhiều vệ tinh tập trung cùng một thời điểm sẽ dẫn tới nguy cơ xảy ra va chạm và các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho tất cả các bên”, Elvis nói.

Hoa Vũ(Nguồn: SCMP)



Nguồn

Cùng chủ đề

Mặt Trăng có thể không phải do Trái Đất sinh ra

(NLĐO) - Các nhà khoa học từ Mỹ, Pháp và Đức vừa tìm thấy bằng chứng có thể lật đổ giả thuyết về "gia đình" Trái Đất - Theia - Mặt Trăng. ...

Cú đúp chinh phục Mặt Trăng: SpaceX sắp phóng cùng lúc hai tàu đổ bộ

(Dân trí) - SpaceX sẽ phóng hai tàu đổ bộ tư nhân lên Mặt Trăng vào tháng 1/2025, mở ra cơ hội mới, đồng thời củng cố vai trò của khu vực tư nhân trong ngành công nghiệp không gian. Được biết, một trong những mục tiêu chính của sứ mệnh là nghiên cứu bụi Mặt Trăng, hay regolith, vốn có thể ảnh hưởng đến các thành phần cơ học, gây suy giảm vật liệu và ảnh hưởng đến sức...

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Phát hiện thứ tạo ra “địa ngục” khủng khiếp nhất Thái Dương hệ

(NLĐO) - Dữ liệu từ tàu vũ trụ Juno của NASA đã giúp vén màn bí ẩn về Io - "địa ngục dung nham" quay quanh Sao Mộc. ...

Tiktok gửi đơn kiến nghị khẩn ‘cầu cứu’ để tồn tại ở Mỹ

Reuters đưa tin, trong những nỗ lực cuối cùng vào để tiếp tục hoạt động tại Mỹ, TikTok đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật nhằm buộc ByteDance, công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19/1, hoặc phải đối mặt với lệnh cấm.Theo đó, ngày 16/12 (giờ địa phương), TikTok và ByteDance gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quang Hải: Xuân Son giúp đồng đội thoải mái

"Xuân Son là mẫu cầu thủ có thể kết nối về lối chơi, có thể khiến đồng đội của mình thoải mái hơn", đội trưởng đội tuyển Việt Nam Nguyễn Quang Hải nói về đồng đội Nguyễn Xuân Son. Tiền đạo nhập tịch gốc Brazil vừa có màn ra mắt ấn tượng tại AFF Cup 2024 với 2 bàn thắng và 2 đường kiến tạo. Ngoài ra, khả năng phối hợp với đồng đội của Xuân Son cũng...

Lý do nhạc sĩ Trần Tiến trở lại sân khấu, kết hợp cùng Jimmii Nguyễn

Ca sÄ© Jimmii Nguyễn kết hợp cùng nhạc sÄ© Trần Tiến trong chuỗi chÆ°Æ¡ng trình "Du ca" - dá»± án mà anh đã ấp ủ suốt 20 năm trời. Ca sĩ Jimmii Nguyễn vừa công bố chuỗi chương trình Du ca được anh ấp ủ hơn 20 năm qua. Số mở đầu của chuỗi chương trình này là Trần - Nguyễn du ca, đánh dấu lần tái xuất của nhạc sĩ Trần Tiến. Chương trình sẽ diễn ra tại Vườn...

Mỹ Tâm cùng dàn ‘Anh trai’ biểu diễn tại Lễ hội âm nhạc chào năm mới

Lễ hội chào đón năm mới “City Tết Fest - Thủ Đức 2025” sẽ quy tụ hÆ¡n 40 nghệ sÄ© nhÆ° Mỹ Tâm, DJ Quốc tế Plastik Funk cùng dàn nghệ sÄ© từ 2 show "Anh trai". Lễ hội City Tết Fest - Thủ Đức 2025 có hai chương trình nghệ thuật đặc sắc là Đêm nhạc Loud Xao (29/12) và Đại nhạc hội Countdown (31/12) được tổ chức tại công viên bờ sông Sài Gòn, TP.HCM. Chương trình mở...

VĐV Việt Nam đầu tiên vô địch giải thế giới tâng bóng nghệ thuật

Giải vô địch U16 tâng bóng nghệ thuật thế giới WFFA NextGen World Championship 2024 vừa khép lại tối 22/12 với trận chung kết kịch tính giữa Cấn Minh Đức và Joshua Meehan (Luxembourg). Mang tới một màn trình diễn với nhiều kỹ thuật khó, đại diện Việt Nam được ban giám khảo chấm thắng điểm tuyệt đối 3-0 và chính thức lên ngôi ở giải đấu năm nay. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có nhà...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào.Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội.Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Bài đọc nhiều

Vinfast, Vinrobotics hợp tác đào tạo nghiên cứu khoa học với Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngày 24/12, Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hai công ty VinFast và VinRobotics để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức thực tiễn cho sinh viên và tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp - công nghệ cao của Việt Nam. Theo thỏa thuận, VinFast, VinRobotics và Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội) sẽ hợp tác hướng đến...

Bắc Cực hay Nam Cực lạnh hơn?

Cả Bắc Cực và Nam Cực đều lạnh do vị trí ở đỉnh và đáy hành tinh khiến hai nơi này không nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời. Ở cả hai nơi, mặt trời luôn nhô lên ở vị trí thấp trên đường chân trời, ngay cả giữa mùa hè.Bắc Cực là một đại dương bao quanh bởi đất liền. Nam Cực là đất liền bao quanh bởi đại dương. Nước ấm lên và nguội...

Cách đổi theme mới trên Messenger

Facebook Messenger cung cấp cho người dùng hai cách để thay đổi giao diện:- Chế độ tối/sáng (Dark mode/Light mode): Lựa chọn giữa chế độ tối hoặc sáng cho toàn bộ giao diện Messenger. Chế độ tối có màu nền đen với chữ trắng, giúp giảm ánh sáng và bảo vệ mắt trong môi trường ánh sáng yếu. Chế độ sáng có màu nền trắng với chữ đen, thích hợp cho môi trường ánh sáng tốt hơn.- Chủ...

Tàu vũ trụ bay lên Mặt Trăng thế nào, mất bao lâu?

19h34 ngày 23/8 (giờ Hà Nội), tàu vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống cực nam của Mặt Trăng sau hành trình bay kéo dài 41 ngày. Sứ mệnh này giúp Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện hạ cánh tàu vũ trụ xuống cực nam Mặt Trăng, nơi con người chưa từng đặt chân tới.Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra, là...

Vinfast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast vừa công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/06/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm...

Cùng chuyên mục

Vinfast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027

Để tri ân khách hàng đã đồng hành đưa VinFast trở thành thương hiệu ô tô số 1 thị trường Việt Nam, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh”, VinFast vừa công bố áp dụng chính sách miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng cá nhân đã và sẽ mua xe tới hết ngày 30/06/2027. Với “0 đồng nhiên liệu” trong vòng hơn 2 năm...

Vinfast, Vinrobotics hợp tác đào tạo nghiên cứu khoa học với Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngày 24/12, Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với hai công ty VinFast và VinRobotics để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, nâng cao kiến thức thực tiễn cho sinh viên và tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cho ngành công nghiệp - công nghệ cao của Việt Nam. Theo thỏa thuận, VinFast, VinRobotics và Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội) sẽ hợp tác hướng đến...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng hoàn toàn dịch vụ taxi bằng xe Vinfast VF 8

Ngày 19/12, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8. Quyết định được đưa ra nhằm đảm bảo chuẩn định vị VF 8 là dòng xe cao cấp, sang trọng dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. VinFast VF 8 là mẫu xe điện cao cấp của VinFast, được đưa vào vận hành taxi Xanh SM Luxury một thời gian...

Xanh SM khai trương dịch vụ taxi điện tại Indonesia

Ngày 18/12, Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM (“GSM”) chính thức ra mắt dịch vụ taxi điện Xanh SM tại Indonesia. Đây là quốc gia thứ ba có hiện diện của Xanh SM sau Việt Nam và Lào. Với việc mang đến những giải pháp di chuyển thông minh và thân thiện môi trường, Xanh SM khẳng định quyết tâm chinh phục một trong những thị trường gọi xe tiềm năng bậc nhất Đông...

‘Dân mạng’ năm 2024 quan tâm đến âm nhạc hơn ăn uống

Theo báo cáo Nhìn lại các hot trend trên mạng xã hội (MXH) năm 2024 do YouNet Media vừa công bố cho thấy, một năm đang dần khép lại, tô điểm một bức tranh rực rỡ với vô vàn trào lưu ấn tượng: từ những chương trình giải trí "gây bão" đến các lễ hội âm nhạc cuồng nhiệt, những bộ phim khiến chúng ta tự hào về nền điện ảnh Việt, hay các cụm từ mới mẻ...

Mới nhất

Bài tập hiếu khí là gì mà giúp tim khỏe?

'Nhiều người thích các bài tập nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp tăng cường sức khỏe tim'. Hãy bắt đầu ngày mới với...

Xuất khẩu đạt kỷ lục 403 tỉ USD

(NLĐO) - Hàng hóa rủ nhau tăng giá trước Tết và Những điều cần biết về giao thông từ ngày 1-1-2025 là các bài đáng chú ý ...

Kinh tế 2024: Chặng đua về đích

Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn cần những nỗ lực để đạt được kết quả cao nhất. Chỉ còn vài bước chạy nữa là kinh tế Việt Nam sẽ về đích kế hoạch năm 2024. Thời gian không còn nhiều, nhưng...

Thị trường bất động sản sắp tới thời điểm khởi sắc, chuyên gia tiết lộ 4 “bệ phóng” tăng giá

Chuyên gia dự báo từ quý II/2025 thị trường sẽ tới thời điểm khởi sắc. Đất nền và biệt thự dự án sẽ là các sản phẩm đầu tư chủ lực, có tiềm năng tăng giá mạnh của giai đoạn này. Thị trường bất động sản sắp tới thời điểm khởi sắc, chuyên gia tiết lộ 4 “bệ phóng” tăng...

Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Liên Hà Thái (Green iP-1) không chỉ là một khu công nghiệp, mà còn là câu chuyện về sự kiên trì, khát vọng, tinh thần hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân. Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 chính là sự khẳng định xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, những kết...

Mới nhất