Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốCuộc đua chinh phục Mặt trăng lại nóng

Cuộc đua chinh phục Mặt trăng lại nóng


Mỹ đang dẫn đầu cuộc chạy đua mới chinh phục Mặt trăng, tiếp đó là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ.

Cuộc đua chinh phục Mặt trăng lại nóng
Mô phỏng công trình xây dựng trên Mặt trăng. (Nguồn: ICON)

Vượt lên trên mọi quốc gia, xứ cờ hoa chính là quốc gia nỗ lực đi đầu trong chinh phục vệ tinh tự nhiên của Trái đất, với chương trình Artemis.

Những sứ mệnh Artemis

Khởi đầu là sứ mệnh Artemis I (Artemis mission I) được Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) phóng thành công từ Trung tâm vũ trụ Kennedy ngày 16/ 11/ 2022.

Ngay sau đó, NASA lập tức triển khai kế hoạch Artemis II, dự kiến phóng vào tháng 11/2024.

Phi hành đoàn của Artemis II gồm bốn người, sẽ bay vòng quanh Mặt trăng rồi trở lại Trái đất, trong đó có ba phi hành gia người Mỹ làm việc cho NASA, và một phi hành gia của Canada.

Đáng chú ý, kỹ sư điện Christina Koch, 44 tuổi, tham gia chuyến đi bộ ngoài không gian toàn nữ đầu tiên khi ở trên ISS, sẽ là phụ nữ đầu tiên bay quanh Mặt trăng. “Đây là khởi đầu của kỷ nguyên đưa chúng ta đi xa hơn nữa, mang những bài học mà chúng ta học được trong sứ mệnh này trở lại Trái đất và áp dụng nó vào việc khám phá không gian ở mức độ sâu hơn”, bà Koch chia sẻ.

Nhìn lại lịch sử, Apollo 11 là chuyến bay không gian đã đưa những người đầu tiên đáp xuống Mặt trăng, hai phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin, vào lúc 20h18 ngày 20/7/1969. Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên bề mặt của Mặt trăng sáu giờ sau, vào ngày 21/7 /1969.

Lần gần đây nhất Mỹ đưa phi hành đoàn lên Mặt trăng là năm 1972, đánh dấu nhiệm vụ cuối cùng của tàu vũ trụ Apollo.

Không phải ngẫu nhiên mà NASA đặt tên cho chương trình trở lại Mặt trăng là Artemis – tên của vị nữ thần là em gái sinh đôi của vị thần Ánh sáng Apollo trong thần thoại Hy Lạp. Chương trình Artemis tiếp nối chương trình Apollo nổi tiếng bằng cách phóng tàu có người lái tới Mặt trăng.

Mục tiêu của chương trình Artemis là đưa các phi hành đoàn đa sắc tộc lên Mặt trăng và lần đầu tiên khám phá cực Nam của Mặt trăng vốn nằm trong vùng tối. Chương trình tham vọng này cũng hướng tới việc thiết lập khu định cư bền vững trên Mặt trăng.

Theo kế hoạch, Artemis III sẽ được phóng vào năm 2025 hoặc 2026, tùy thuộc vào sự sẵn sàng của hệ thống phóng Starship do công ty SpaceX phát triển. Artemis IV sẽ được thực hiện vào cuối thập kỷ này.

Ưu tiên của Nga

Về phía Nga, sứ mệnh đưa con người khám phá Mặt trăng giai đoạn 2029-2030 được coi là ưu tiên quan trọng.

Ông Igor Komarov, người đứng đầu Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos khẳng định, Nga và Mỹ có thể hợp tác trong chương trình này.

Dấu ấn của Nga trong cuộc đua không gian được đánh dấu bằng sự kiện phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik 1 và phi hành gia Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ năm 1961. Năm 1974, thiết bị tự hành Lunokhod 1 và Lunokhod 2 đã di chuyển 40 km trên địa hình Mặt trăng, chụp ảnh toàn cảnh và tiến hành phân tích các mẫu đất.

Trung Quốc tăng tốc

Tuy xuất phát có phần chậm hơn vì đến năm 1970, Trung Quốc mới đưa vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo, nhưng nước này đang phát triển rất nhanh.

Các quan chức Trung Quốc ngày 13/7 vừa công bố những chi tiết mới liên quan đến kế hoạch phóng một tàu vũ trụ đưa phi hành gia lên Mặt trăng, với hy vọng biến Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai đưa người lên Mặt trăng.

Theo Tân Hoa xã, tại hội nghị thượng đỉnh hàng không vũ trụ tổ chức ở thành phố Vũ Hán ngày 13/7, ông Zhang Hailian, Phó Kỹ sư trưởng của Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA), tiết lộ nhiệm vụ khám phá Mặt trăng dự kiến diễn ra trước năm 2030.

Đây là một phần của dự án thành lập trạm nghiên cứu Mặt trăng. Ông cho biết, họ sẽ tìm hiểu một cách chi tiết nhất cách để xây dựng cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ thám hiểm cũng như các thí nghiệm khác.

Năm 2013, Trung Quốc đã đưa robot đáp xuống Mặt trăng, trở thành quốc gia thứ ba đạt thành tựu này. Năm 2019, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa một tàu vũ trụ hạ cánh ở phía sau của Mặt trăng.

Đến năm 2020, nước này tiếp tục gặt hái thành công khi trở thành nước thứ ba thu thập được mẫu vật từ Mặt trăng.

Tàu thăm dò Hằng Nga-4 và robot tự hành Yutu-2 của Trung Quốc hiện là những thiết bị thăm dò duy nhất đang hoạt động trên bề mặt Mặt trăng.

Những năm qua, Trung Quốc đã xây trạm vũ trụ của riêng mình mang tên Thiên Cung. Khi Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) “nghỉ hưu” (dự kiến vào năm 2030), Thiên Cung có thể trở thành trạm vũ trụ duy nhất hoạt động trên quỹ đạo Trái đất.

Dấu ấn của Ấn Độ

Mới đây, Ấn Độ phóng thành công trạm đổ bộ lên Mặt trăng. Tên lửa LVM3 đưa trạm này và robot của nhiệm vụ Chandrayaan 3 bay lên từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan của Ấn Độ lúc 16h05 ngày 14/7 (giờ Hà Nội).

Bãi đáp của tên lửa Chandrayaan-3 nằm ở vùng cực Nam Mặt trăng, gần địa điểm hạ cánh dự kiến của tàu vũ trụ Luna 25 (Nga), dự kiến được phóng vào tháng Tám.

Là “điểm nóng” trong lĩnh vực khám phá không gian, cực Nam Mặt trăng được cho là nơi chứa nhiều băng nước, có tiềm năng dùng làm nhiên liệu tên lửa, có khả năng hỗ trợ sự sống cho công cuộc chinh phục Mặt trăng.

Chandrayaan-3 dự kiến đáp xuống Mặt trăng vào ngày 23 hoặc 24/8. Nếu thành công, đây sẽ là một mốc lịch sử vì những nhiệm vụ nhắm đến cực Nam Mặt trăng thường thất bại. Nguyên nhân vì vùng cực Nam chỉ nhận được ánh sáng ở các góc thấp và bóng tối khiến việc điều khiển tàu trở thành thách thức lớn cho con người.

Có nhiều lý do để cuộc đua chinh phục này lại nóng lên, tuy nhiên, như thông tin từ The Conversation, TS Florian Vidal thuộc Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) và GS. Vật lý José Halloy ở Đại học Paris đã nêu một số lý do giải thích việc các nước quay lại cuộc đua chinh phục Mặt trăng.

Thứ nhất, Mặt trăng được coi là điểm xuất phát cho các chuyến bay đưa người lên sao Hỏa hoặc các hành tinh khác vì tiết kiệm nhiên liệu hơn. Thứ hai, Mặt trăng có thể là điểm huấn luyện nhà du hành sống dài ngày trong không gian. Thứ ba, đây là nơi có thể thử nghiệm các thiết bị như xe có người lái, xe hoạt động từ trạm cố định…





Nguồn

Cùng chủ đề

Tỷ phú Musk đến gần giấc mơ đưa con người lên sao Hỏa sau chiến thắng của ông Trump

DNVN - Theo một số nguồn tin của hãng Reuters (Anh), kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa của tỷ phú Elon Musk có thể sẽ trở thành ưu tiên quốc gia lớn hơn khi ông Donald Trump đảm nhận vai trò tổng thống. ...

Apple “rót” 1,5 tỷ đô la vào Globalstar để mở rộng dịch vụ vệ tinh iPhone

Apple đã cam kết đầu tư khoảng 1,5 tỷ đô la (Mỹ) cho công ty truyền thông vệ tinh Globalstar để mở rộng dịch vụ điện thoại iPhone. ...

Trung Quốc tiến gần hơn tới mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng, vượt qua Mỹ trong cuộc đua vũ trụ

DNVN - Mục tiêu đưa con người quay lại Mặt Trăng trong sứ mệnh Artemis III của Mỹ đang bị trì hoãn, trong khi chương trình vũ trụ của Trung Quốc lại có những tiến triển tốt đồng thời không gặp thất bại hay trì hoãn đáng kể nào. ...

Vụ nổ vệ tinh Boeing ‘đe doạ’ các vệ tinh Trung Quốc

Theo Lực lượng Không gian Mỹ, vệ tinh liên lạc Intelsat 33e do Boeing chế tạo cho công ty Intelsat (Mỹ), tan vỡ một cách bí ẩn trên quỹ đạo Trái Đất hôm 21/10. Vệ tinh cung cấp dịch vụ băng thông rộng trên khắp Châu Âu, Châu Phi và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Công ty Intelsat cho biết vệ tinh 33e của họ nặng 6.600 kg, có kích thước gần bằng một container và...

Trung Quốc chế tạo thành công ‘gạch Mặt Trăng’: Bước đột phá để xây căn cứ ngoài Trái đất

DNVN - Một bước đột phá quan trọng trong việc thực hiện giấc mơ xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng đã được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện thành công. Họ đã chế tạo “gạch Mặt Trăng” từ loại vật liệu có thành phần giống với đất trên vệ tinh tự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Bài đọc nhiều

Meta AI sẽ có mặt ở thị trường Việt Nam

Ngày 9/10, Meta cho biết bộ tính năng Meta AI đã có mặt ở các nước như Brazil, Boliva, Guatemala, Paraguay, Philippines và Anh còn một số quốc gia khác như Việt Nam sẽ được triển khai trong vài tuần tới. Theo đó, Meta AI sẽ hỗ trợ tương tác bằng tiếng Việt, được tích hợp bên trong Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger. Người dùng chỉ cần chạm vào biểu tượng Meta AI hoặc nhập "@MetaAI" vào cuộc trò...

Ông chủ Facebook thở phào nhẹ nhõm trước 25 đơn kiện

Một thẩm phán liên bang cho biết, CEO Meta Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp này khiến trẻ em nghiện mạng xã hội, quyết định giúp ông chủ Facebook có thể thở phào nhẹ nhõm. ...

iPhone 17 Air sẽ có đối thủ

Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Các nguồn tin cho rằng chiếc smartphone siêu mỏng này của Samsung sẽ là câu trả lời cho iPhone 17 Air. Sản phẩm cũng được kỳ vọng...

Chủ sở hữu Facebook Meta phát triển công cụ tìm kiếm AI riêng

Công ty mẹ của Facebook, Meta đang phát triển một công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo nhằm giảm sự phụ thuộc vào Google của Alphabet và Bing của Microsoft. ...

Bổ nhiệm Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia

Sáng 7/11, Bộ TT-TT tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tại hội nghị đã công bố quyết định số 1906/QĐ-BTTTT ngày 6/11/2024 về điều động và bổ nhiệm có thời hạn ông Lê Văn Tuấn - Cục trưởng Cục An toàn thông tin giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Cùng với đó, Bộ TT-TT trao quyết định số 1908/QĐ-BTTTT ngày 6/11/2024 về việc...

Cùng chuyên mục

Thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang được sản xuất ở Việt Nam

Wistron NeWeb Corporation (WNC) - đối tác Đài Loan (Trung Quốc) cung ứng linh kiện cho SpaceX, đang sản xuất bộ định tuyến và thiết bị mạng dành cho Internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk ở một nhà máy tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt cuối năm 2025

Trước đó, Smartprix tiết lộ, mẫu Galaxy S25 Slim đã xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của FCC của Hàn Quốc. Sản phẩm dự kiến mang số model SM-S937U- điều này cho thấy đây có thể là thành viên thứ tư trong dòng Galaxy S25, bên cạnh Galaxy S25, S25+ và S25 Ultra. Tuy nhiên, S25 Slim sẽ không xuất hiện cùng các sản phẩm khác của dòng S25 vào tháng 1/2025  mà ra mắt vài tháng...

iPhone 15 dẫn đầu doanh số smartphone trên toàn cầu trong quý III/2024

Theo dữ liệu công bố, tổng cộng 10 mẫu điện thoại bán chạy nhất chiếm tới 19% tổng doanh số smartphone trên toàn thế giới trong Quý III/2024. Trong đó, Apple chiếm giữ 4/10 vị trí, Samsung có 5 vị trí còn Xiaomi chỉ có duy nhất một cái tên góp mặt. Cụ thể: iPhone 15 dẫn đầu với doanh số 3,5%, theo sau đó là 15 Pro Max và 15 Pro, iPhone 14 cũng cán đích vị trí thứ...

Liên hợp quốc cảnh báo các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào các bệnh viện trên toàn cầu.

Ông chủ Facebook thở phào nhẹ nhõm trước 25 đơn kiện

Một thẩm phán liên bang cho biết, CEO Meta Mark Zuckerberg không phải chịu trách nhiệm cá nhân trong 25 đơn kiện cáo buộc doanh nghiệp này khiến trẻ em nghiện mạng xã hội, quyết định giúp ông chủ Facebook có thể thở phào nhẹ nhõm. ...

Mới nhất

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi...

Mới nhất