Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCuộc đời thăng trầm của nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế...

Cuộc đời thăng trầm của nữ tiến sĩ đầu tiên trên thế giới


Elena Cornaro Piscopia là người tiên phong trong lịch sử học thuật châu Âu, để lại dấu ấn là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới nhận bằng tiến sĩ. Cuộc đời, những thành tựu và đóng góp của bà là nguồn cảm hứng lớn lao, đặc biệt trong bối cảnh xuất thân nghèo khó và trước những chuẩn mực xã hội đầy thách thức và rào cản giới tính của thế kỷ 17.

Định hình lại câu chuyện về phụ nữ trong học thuật

Elena Cornaro Piscopia sinh ra tại Palazzo Loredan, ở Venice, Cộng hòa Venice (nay thuộc Italia) vào năm 1646. Mẹ bà Zanetta là một nông dân nghèo. Bà Zanetta đã chạy đến Venice để thoát khỏi nạn đói, đem lòng yêu một chàng trai và sớm nhận ra người yêu xuất thân từ một trong những gia tộc quyền lực nhất lúc bấy giờ.

Cha mẹ không kết hôn vào thời điểm bà sinh ra nên Elena không được công nhận là thành viên của gia đình nhà Cornaro, vì luật pháp Venice cấm những đứa con ngoài giá thú của các quý tộc nhận được đặc quyền cao quý.

Tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia.

Tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia.

Cha đã nhiều lần cố gắng sắp xếp việc hứa hôn cho Elena ở tuổi 11 nhưng bà đã một mực từ chối để theo đuổi đam mê tìm tòi và khám phá của mình.

Từ nhỏ, Elena  sớm bộc lộ những dấu hiệu của tư chất thần đồng. Sự tò mò đã thôi thúc bà nghiên cứu ngôn ngữ, toán học và triết học từ khi còn nhỏ. Bất chấp những rào cản của xã hội hạn chế cơ hội giáo dục cho phụ nữ, quyết tâm của Elena đã dẫn lối bà vào con đường định hình lại câu chuyện về phụ nữ trong giới học thuật.

Bà học và thành thạo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cũng như tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha khi mới 7 tuổi. Bà cũng thông thạo tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập. Kiến thức sâu rộng của bà đã thu hút sự chú ý và nể phục trên khắp Italia. Elena là người phụ nữ đầu tiên được giới thiệu vào học viện Accademia de’ Ricovrati danh giá (1669)

Thành tựu chưa từng có tiền lệ

Năm 1672, cha Elena, kiểm sát viên của Vương cung thánh đường San Marco – một vị trí có quyền lực – đã gửi bà đến Đại học Padua để tiếp tục học. 

Ban đầu, bà muốn theo đuổi bằng tiến sĩ thần học, nhưng nhà thờ kịch liệt phản đối ý tưởng về một nữ học giả thần học. Không nản lòng, bà lại nộp đơn xin học tiến sĩ triết học và được chấp nhận, theo website Brooklyn Museum.

Con đường lấy bằng tiến sĩ của bà đầy rẫy những thử thách. Sự phân biệt đối xử về giới ngày càng tăng và Elena phải nỗ lực trong một môi trường học thuật do nam giới thống trị. Cơ hội giáo dục hạn chế dành cho phụ nữ càng khiến hành trình của bà trở nên đặc biệt hơn.

Năm 1678, Elena đã bảo vệ thành công luận án trước hàng nghìn khán giả, bao gồm cả các quan chức nhà thờ và nhà nước.

Thành tựu này là chưa từng có tiền lệ bởi trước năm 1678, chưa một trường đại học ở châu Âu nào cấp bằng cho phụ nữ. Bất chấp các chuẩn mực hiện hành hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục đại học, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có bằng tiến sĩ. 

Sau khi tốt nghiệp, Elena ở lại trường giảng dạy toán học và thỉnh giảng tại nhiều học viện khác trên khắp châu Âu. Đại học Padua, một tổ chức giáo dục nổi tiếng thời bấy giờ, đã trở thành “sân khấu” cho thành tựu đột phá của Piscopia.

Tượng tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia được đặt tại Đại học Padua để ghi nhận những cống hiến của bà.

Tượng tiến sĩ Elena Cornaro Piscopia được đặt tại Đại học Padua để ghi nhận những cống hiến của bà.

Ngoài việc phá bỏ rào cản giới tính, Elena Cornaro Piscopia còn nổi bật nhờ những đóng góp cho triết học và toán học. Tham gia vào các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề triết học, bà chứng tỏ được chiều sâu trí tuệ của mình. Năng lực toán học nổi bật càng thể hiện rõ hơn tài năng đa diện, củng cố địa vị của bà như một học giả toàn diện.

Những đóng góp của Elena vượt xa tấm bằng tiến sĩ đơn thuần, bà trở thành biểu tượng cho sự xuất sắc về trí tuệ của phụ nữ, chứng tỏ rằng nữ giới hoàn toàn có thể thống lĩnh trong các lĩnh vực học thuật không thua kém đàn ông.

Cống hiến của Elena không chỉ giới hạn trong học thuật, bà còn được biết đến với các hoạt động từ thiện của mình trong những năm cuối đời. Năm 1684, Elena Cornaro Piscopia qua đời do bệnh lao ở tuổi 38. Cả cuộc đời, bà đã không chọn kết hôn hay sinh con để cống hiến hết mình cho giáo dục và khoa học. 

Bà được chôn cất trong nhà thờ Santa Giustina tại thành phố Padua. Bức tượng của bà được đặt trang trọng trong trường đại học Padua để tôn vinh những đóng góp mở đường của bà cho các thế hệ phụ nữ tương lai, truyền cảm hứng cho họ theo đuổi con đường học vấn và sự nghiệp trong học viện.

Di sản của Elena vẫn tiếp tục cổ vũ xã hội đương đại phá bỏ các rào cản thách thức và thúc đẩy tính hòa nhập sâu hơn nữa trong giáo dục.

(Nguồn: Vietnamnet)



Nguồn

Cùng chủ đề

Vừa tốt nghiệp nam sinh được học thẳng tiến sĩ, thời sinh viên lập công ty riêng

22 tuổi được tuyển thẳng học tiến sĩ Năm 2019, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, Lương Lập Danh đỗ Viện Khoa học và Kỹ thuật Máy tính của Đại học Công nghệ Hoa Nam (Trung Quốc). Năm 2023, tốt nghiệp đại học ở tuổi 22, nam sinh được Viện Khoa học Máy tính thuộc Đại học Bắc Kinh tuyển thẳng học tiến sĩ. Từ nhỏ, Lập Danh được bố dạy muốn thành công phải nỗ lực. Cuối...

Có 743 Giáo sư đang làm việc trong các cơ sở giáo dục đại học

TPO - Bộ GD&ĐT cho biết thống kê từ Hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học do Bộ  xây dựng và quản lý thống nhất (HEMIS), năm 2024, cả nước có 743 giáo sư đang công tác tại các cơ sở giáo dục đại học. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, thống kê từ các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) và các trường cao đẳng...

Số người học tiến sĩ, thạc sĩ tăng

Tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024, sáng 9/8, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay, quy mô đào tạo đại học chính quy có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2023. Trong đó, đáng chú ý là sự tăng đáng kể của lĩnh vực Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến...

Số giáo sư đang làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học tăng

Tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2024, sáng 9.8, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, thống kê từ các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm cho thấy số lượng đội ngũ giảng viên toàn thời gian trong 3 năm gần đây cụ thể như sau:Theo đó, các khối ngành tăng mạnh nhất gồm: Toán và Thống kê, Máy tính và công nghệ...

Bị buộc phải đi học tiến sĩ, nữ giảng viên xin nghỉ việc

Trò chuyện với PV, cô T.M.H (46 tuổi) - nữ giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh, tỏ ra bức xúc trước quy định của nhà trường. Cô M.H là một trong 9 giảng viên Trường ĐH Hà Tĩnh thuộc diện đi học tiến sĩ năm 2023 bị trường xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ do không ký cam kết đi học tiến sĩ. Cô M.H cho biết, 22 năm trước, cô tốt nghiệp đại học bằng giỏi, sau đó...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Học phí trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 2024 tăng 1,5

Dưới đây là học phí của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm học 2024 - 2025:Chương trình/ngành đào tạo Học phí (đơn vị: triệu đồng/năm) Ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật 13,5Các ngành/chuyên ngành thuộc các lĩnh vực còn lại 16,4Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc 40Chương trình cử nhân Kiến trúc nội thất IAHC 82,5Cử nhân Kiến trúc Pháp DEEA 75Năm học tới, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đưa ra mức học phí với tân sinh viên từ 13,5 đến...

Hà Nội sẽ có thêm 2 trường THPT chuyên trong năm học 2024

Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành trong năm học 2024-2025 là xây dựng và hoàn thiện đề án trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây thành 2 trường THPT chuyên của thành phố.Sau khi hai trường này chính thức trở thành trường chuyên, Hà Nội sẽ có 4 trường THPT chuyên, gồm: Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.Việc xây dựng hai...

Bộ GD&ĐT cho phép các địa phương tuyển thêm giáo viên hợp đồng

Nội dung trên được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh trong văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo một số nội dung cho năm học 2024 - 2025.Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo rà soát, kiểm tra bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới. Các địa phương cần có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo...

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tăng học phí gần 5 triệu đồng/năm

Dưới đây là học phí năm học 2024 - 2025 của trường Đại học Xây dựng Hà Nội:Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Xây dựng Hà Nội áp dụng học phí 263.000 - 868.500 đồng/tín chỉ (16,4 triệu đồng/năm học, tăng 4,7 triệu đồng so với năm trước).Cụ thể, với chương trình kỹ sư chính quy, bằng 2, liên thông, song bằng khóa 64 trở về trước học phí ở mức 455.500 đồng/tín chỉ. Học phí...

NSƯT Phương Nga Sao Mai ra MV ‘Lòng mẹ’ nhân dịp lễ Vu Lan

Điều đặc biệt, đây không phải là lần đầu tiên NSƯT Phương Nga Sao Mai thể hiện ca khúc Lòng mẹ của nhạc sĩ Y Vân. Từ 20 năm trước, chị đã hát ca khúc này nhưng giờ đây, chị quyết định làm MV với nhiều tâm huyết dành tặng những người mẹ Việt Nam nói chung và mẹ của nữ ca sĩ trong dịp lễ Vu Lan.Ca khúc Lòng mẹ được nghệ sĩ Phương Nga thể hiện...

Bài đọc nhiều

Không sử dụng kết quả học tiếng nước ngoài làm cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của người học

Thúc đẩy đầu tư và xã hội hóa giáo dục Nghị định được xây dựng với mục đích thúc đẩy việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và người dạy, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Giúp thu hút sinh viên nước ngoài vào học tập tại Việt Nam; thúc đẩy đầu...

Chưa có bằng tốt nghiệp cấp 3 có được cấp bằng cử nhân, tiến sĩ?

Trường hợp ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp 3 nhưng được cấp bằng cử nhân và tiến sĩ gây xôn xao dư luận. Vậy, những trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp cấp 3 liệu có được cấp bằng cử nhân, tiến sĩ? Theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đối tượng và điều kiện tham gia...

TP. Hồ Chí Minh: Công tác tuyển sinh đầu cấp cơ bản hoàn thành

Năm học 2024-2025, công tác tuyển sinh đầu cấp tại TP. Hồ Chí Minh được thực hiện hoàn toàn trực tuyến trên cùng một trục dữ liệu tuyển sinh của thành phố, theo nguyên tắc phân tuyến theo nơi ở hiện tại của học sinh, có sự hỗ trợ của...

Cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trường đại học chốt lịch công bố điểm chuẩn

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian công bố điểm chuẩn theo xét điểm thi tốt nghiệp THPT và danh sách thí sinh trúng tuyển đại học chính thức năm 2024 sẽ bắt đầu từ 16h ngày 17.8 đến chậm nhất là 17h ngày 19.8. Để...

Số thí sinh cao kỷ lục, điểm chuẩn tăng mạnh?

Dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2024 sau lọc ảoSau lần lọc ảo đầu tiên được thực hiện từ ngày 13-14/8, đã có nhiều trường đưa ra dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2024.Chia sẻ với PV báo Dân Việt, ThS Phạm Thái Sơn,...

Lương của nhà giáo có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng

Theo Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị, thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm...

Mới nhất

Cổ phiếu GEE chính thức giao dịch trên sàn HoSE

Trong phiên chào sàn đầu tiên, 300 triệu cổ phiếu GEE có giá tham chiếu 37.150 đồng/cổ phiếu (giá tham chiếu bình quân 30 phiên trước ngày hủy niêm yết tại UPCoM), tương đương mức vốn hóa 11.145 tỷ đồng. Biên độ dao động giá là +/-20%. Trước đó, ngày 18/7 là ngày giao dịch cuối...

Những sự kiện nổi bật chào mừng 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế...

Ba doanh nghiệp có liên quan đến tỉ phú Phạm Nhật Vượng nộp ngân sách hơn 51.000 tỉ đồng

Top 100 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất cả nước năm 2023 có những cái tên đáng chú ý như: Vingroup, Thaco Group, Vinhomes, Hòa Phát, Techcombank, FPT và VinFast. Trong 100 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất năm 2023 có 3 doanh nghiệp trong hệ sinh thái đầu tư, sản xuất, kinh doanh...

Thiếu thuốc, vật tư khiến người bệnh khổ sở, tăng chi phí

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế thời gian qua khiến không ít bệnh nhân khổ sở, bản thân bệnh viện cũng đang phải chịu rất nhiều áp lực. Khó trăm bề Qua tìm hiểu phóng viên được biết, tại Bệnh viện K cơ sở...

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều trường đại học chốt lịch công bố điểm chuẩn

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian công bố điểm chuẩn theo xét điểm thi tốt nghiệp THPT và danh sách thí sinh trúng tuyển...

Mới nhất

Vũ điệu ra khơi