Trang chủChính trịNgoại giaoCuộc chiến thương mại mới

Cuộc chiến thương mại mới

Bắc Kinh không mong muốn có thêm một cuộc chiến thuế quan với các đối tác quan trọng… nhưng cũng không sợ nó.

Cuộc chiến thương mại mới
“Ăn miếng trả miếng” sẽ khiến Trung Quốc và EU rơi vào một cuộc chiến thương mại mới. Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ.

“Ăn miếng trả miếng”

Từ đó đến nay, các biện pháp trả đũa nhau khiến leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.

Mới đây nhất (ngày 14/5), chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục công bố các mức thuế mới đối với việc nhập khẩu xe điện, chất bán dẫn, tấm pin mặt trời, thép, nhôm và sản phẩm y tế từ Trung Quốc, trong đó thuế xe điện tăng gấp bốn lần, lên mức hơn 100%.

Dường như có những điểm tương tự đang diễn ra, sau khi Liên minh châu Âu (EU) chính thức tung đòn thuế quan, Bắc Kinh đã “lên tiếng”.

Theo đó, Bộ Thương mại Trung Quốc tổ chức phiên điều trần chống bán phá giá đối với mặt hàng rượu mạnh nhập khẩu từ EU vào ngày 18/7, theo một thông báo mới. Đây là động thái đáp trả chính thức đầu tiên của Bắc Kinh về phía EU.

Động thái nói trên đưa ra sau khi EU ngày 4/7 áp thuế bổ sung tạm thời 38% đối với xe ô tô điện Trung Quốc nhập khẩu, vì lý do “trợ cấp nhà nước không công bằng”, bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng, động thái này sẽ khơi mào cho cuộc chiến thương mại.

Từ ngày 5/7, mức thuế áp tạm thời có hiệu lực, các nhà sản xuất xe điện tại Trung Quốc hợp tác với EU sẽ chịu thuế 20,7%, trong khi các nhà sản xuất không hợp tác sẽ chịu thuế 37,6%.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu, thị phần xe điện do Trung Quốc sản xuất tại EU tăng từ khoảng 3% lên hơn 20% trong ba năm qua. Giới chuyên gia dự báo thuế tạm thời cao hơn sẽ làm giảm 42% nhập khẩu xe điện của Trung Quốc và giá xe điện có thể tăng trung bình 0,3-0,9% tại EU.

Chính phủ Trung Quốc nhiều lần kêu gọi EU hủy bỏ thuế quan, thể hiện thiện chí đàm phán. Phía Bắc Kinh thẳng thắn cho biết, không muốn rơi vào cuộc chiến thuế quan khác, khi vẫn đang trong căng thẳng thương mại với Mỹ, nhưng sẽ thực hiện tất cả biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp của mình.

Trong khi đó, giới quan sát bình luận, mức thuế mang tính trừng phạt của EU không đủ để ngăn chặn làn sóng xuất khẩu đang gia tăng của Trung Quốc, vì các ông lớn nước này đang đầu tư ồ ạt, thậm chí “đặt cược” vào châu Âu trong chuỗi giá trị ô tô điện.

Đây được coi như “làn sóng” châu Á thứ ba, sau làn sóng Nhật Bản (1980) và Hàn Quốc (1990) vào thị trường ô tô châu Âu. Tuy nhiên, làn sóng Trung Quốc được đánh giá mạnh mẽ và đáng lo ngại hơn nhiều, khi nó vừa dựa trên sức mạnh công nghiệp chưa từng có của nền kinh tế số hai thế giới, vừa là một lĩnh vực công nghệ mới – ô tô điện, trong đó châu Âu bị coi là đang tụt hậu.

Nhìn chung, như không ít nhận định, cuộc tấn công của Trung Quốc vào thị trường châu Âu trong lĩnh vực ô tô điện mang tính cơ cấu, nhanh chóng và quy mô lớn. Các quyết định do EC đưa ra có thể làm chậm tiến trình này, nhưng rất khó ngăn chặn.

Trong khi đó, đối mặt với mối đe dọa này, EU như thường lệ vẫn bị chia rẽ bởi các lợi ích khác nhau. Tranh luận gay gắt đã xảy ra giữa các thành viên EU. Chính phủ Đức và ngành công nghiệp ô tô nước này – đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc chính thức không ủng hộ quyết định đánh thuế của EU. Thụy Điển cũng lên tiếng phản đối các mức thuế bổ sung nói trên. Trái lại, các nhà sản xuất ô tô Pháp hoan nghênh với lý do tạo được “cuộc chơi công bằng”… Đây cũng là lý do chính khiến EU không thể tấn công Bắc Kinh mạnh tay như cách Mỹ vừa làm.

Cuộc chiến thương mại mới
Có ý kiến cho rằng cuộc tấn công của Trung Quốc vào thị trường châu Âu trong lĩnh vực ô tô điện mang tính cơ cấu, nhanh chóng và quy mô lớn. (Nguồn: Reuters)

“Quả bóng đang ở chân EU”

Trong một động thái nhằm đáp trả quyết định của châu Âu, Trung Quốc tuyên bố EU đang làm suy yếu sự cạnh tranh công bằng, quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh cũng như hợp tác Trung Quốc – EU nói chung.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thúc giục chính phủ tăng thuế đối với ô tô chạy bằng xăng nhập khẩu từ châu Âu. Bắc Kinh đã bắt đầu điều tra về nhập khẩu thịt lợn, sữa từ châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc một phần tư tổng lượng xuất khẩu nông sản của EU sang Trung Quốc sẽ có thể bị ảnh hưởng. Chính quyền Trung Quốc cũng điều tra mặt hàng rượu Cognac giá rẻ của Pháp tại nước này – được xem là động thái đáp trả điều tra về ô tô điện. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã hoàn tất các thủ tục chính thức và sớm công bố kết quả.

Trên tờ Izvestia, Rosalia Varfalovskaya, nhà nghiên cứu hàng đầu thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, không loại trừ khả năng, Trung Quốc có thể nhắm tới lĩnh vực hàng không của EU trong thời gian tới. Nguồn cung các thiết bị, linh kiện hàng không của châu Âu cho Trung Quốc ước tính trị giá khoảng 7 tỷ Euro.

Nhà nghiên cứu này cho biết thêm, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong kỷ nguyên mới Nga – Trung Quốc là nền tảng quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực nông nghiệp, máy bay và công nghiệp ô tô và đây có thể là “chỗ dựa” giúp Trung Quốc thoát khỏi các lệnh trừng phạt của châu Âu và các lệnh trừng phạt khác.

Tuy nhiên, giới phân tích chính trị nhận định rằng, phản ứng của Bắc Kinh cho đến nay vẫn tương đối kiềm chế, thận trọng, vì để đáp lại quyết định của EU về tăng thuế đối với ô tô điện, chính quyền Trung Quốc chỉ khởi xướng một cuộc điều tra mới, chứ không hạn chế xuất khẩu. Cách tiếp cận này của Trung Quốc thể hiện chiến thuật ngoại giao nhằm khuyến khích EU xem xét lại hành động của mình.

Tuy vậy, nếu Brussels từ chối đàm phán, theo các nhà phân tích, Bắc Kinh có thể nhanh chóng hoàn tất cuộc điều tra và phản ứng bằng các biện pháp đối phó thích hợp hoặc thậm chí là cứng rắn hơn. Mặc dù luôn tuyên bố ưu tiên duy trì sự hợp tác cùng có lợi, song người ta cho rằng, Bắc Kinh sẽ không bỏ qua những chính sách không thân thiện và gây tổn hại đến lợi ích quốc gia. Nước này tuyên bố không mong muốn một cuộc chiến thuế quan nhưng cũng không sợ nó.

Như Giáo sư Yang Cheng tại Đại học Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải, chia sẻ quan điểm với truyền thông: “Quả bóng hiện đang ở chân EU”!





Nguồn: https://baoquocte.vn/cuoc-chien-thuong-mai-moi-278309-278309.html

Cùng chủ đề

Cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ ngày càng sâu sắc và lan rộng

(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm...

Mỹ rót 406 triệu USD cho GlobalWafers nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip nội địa

Khoản tiền sẽ hỗ trợ GlobalWafers xây dựng cơ sở sản xuất mới, là bước đi quan trọng nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip bán dẫn nội địa của Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng. Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/12 đã công bố khoản trợ cấp trị giá 406 triệu USD cho GlobalWafers, một công ty công nghệ của Đài Loan (Trung Quốc), nhằm...

Canada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông Trump

Chính phủ Canada đề xuất 1,3 tỉ CAD (913,05 triệu USD) cho an ninh biên giới sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên Ottawa. ...

Canada sẽ trả đũa nếu ông Trump tăng thuế nhập khẩu

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết nước này sẽ trả đũa bằng mức thuế quan riêng nếu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada. ...

Trung Quốc đối phó thế nào với cuộc chiến thương mại 2.0 dưới thời ông Trump?

Mùa hè năm 2018, khi cựu Tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí có những dự báo Trung Quốc có thể sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, đến năm 2024, với sự trở lại ngoạn mục của ông Trump sau cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, tình hình kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đi ngược chiều thế giới, có rất nhiều lý do để lạc quan

Nhờ người tiêu dùng không ngừng chi tiêu, quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2024. Bước sang năm nay, thế giới phải đối mặt với vô số vấn đề nghiêm trọng, nhưng Mỹ thì khác. Kinh tế Mỹ không có nguy cơ suy thoái. (Nguồn: Getty Images) ...

Lệnh bắt giữ Tổng thống bất khả thi, cơ quan điều tra đối đầu cả nghìn người biểu tình án ngữ

Ngày 3/1, Văn phòng điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) của Hàn Quốc đã tạm dừng lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tổng thống Venezuela tỏ thiện chí với Mỹ, sẵn sàng lật mối quan hệ sang “trang mới”

Mới đây, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố, ông sẵn sàng tái thiết lập quan hệ với Mỹ dựa trên đối thoại và tôn trọng.

Đức tạo ‘cuộc cách mạng hành chính thực sự’ khi ra mắt nền tảng kỹ thuật số mới về thị thực

Nền tảng kỹ thuật số sẽ tạo thuận lợi cho những người trên khắp thế giới muốn xin thị thực vào Đức để làm việc, học tập hoặc đoàn tụ với gia đình.

Giáo dục chuyển mình đáp ứng yêu cầu khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhìn lại quá trình phát triển giáo dục trong những năm qua, chúng ta có thể tự hào về những thành tựu đạt được nhưng cũng cần nhận thức rõ về những thách thức đang đặt ra.

Bài đọc nhiều

Nga vừa ngừng bơm khí đốt qua Ukraine, châu Âu đã đón tin xấu, Kiev có bước đi khiến ngành công nghiệp “đau đớn”

Ngay đầu tiên của năm 2025, hợp đồng trung chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine chính thức hết hạn. Diễn biến này báo hiệu sự kết thúc của tuyến cung cấp khí đốt lâu đời nhất từ Nga đến châu Âu.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

“Cỗ máy” kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Sự quyết tâm của Việt Nam được thể hiện ở việc Thủ tướng Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg rằng: Phải tăng tốc, bứt phá, hướng tới mức tăng trưởng trên 8%! "Cỗ máy" kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Một quốc gia Đông Nam Á sẽ chính thức là đối tác BRICS từ đầu năm 2025

Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này sẽ trở thành đối tác chính thức của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1/2025.

“Ngọn hải đăng” trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

Vai trò của WTO sẽ dần bị mai một nếu không thay đổi cơ chế vận hành và cải cách mà trong đó, đối thoại chính sách nhằm xây dựng một bộ nguyên tắc có tính thích ứng cao là điều cấp thiết.

Cùng chuyên mục

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, kinh tế Mỹ đi ngược chiều thế giới, có rất nhiều lý do để lạc quan

Nhờ người tiêu dùng không ngừng chi tiêu, quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2024. Bước sang năm nay, thế giới phải đối mặt với vô số vấn đề nghiêm trọng, nhưng Mỹ thì khác. Kinh tế Mỹ không có nguy cơ suy thoái. (Nguồn: Getty Images) ...

Để nền kinh tế Việt Nam năm 2025 “vượt cơn gió ngược”

Các dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đều cho thấy sự đồng thuận về tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong năm 2025, dự kiến đạt mức 6,5%.

Tin vui từ Trung Quốc hỗ trợ giá dầu

Giá xăng dầu hôm nay 3/1, kết thúc phiên giao dịch ngày 2/1, giá dầu tăng hơn 1 USD, được hỗ trợ bởi cái nhìn lạc quan về nền kinh tế Trung Quốc và nhu cầu nhiên liệu sau lời cam kết thúc đẩy tăng trưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Lo ngại căng thẳng thương mại tới gần, Trung Quốc giảm sản xuất trong tháng 12

Kết quả khảo sát khu vực tư nhân cho thấy ngành sản xuất Trung Quốc tăng trưởng chậm trong tháng 12/2024.

Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay “mối tình” 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Ukraine đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga cho một số nước châu Âu vào ngày đầu năm 2025, chấm dứt sự thống trị kéo dài nhiều thập kỷ của Moscow đối với thị trường năng lượng khu vực.

Mới nhất

Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, Internet chập chờn

Kết nối Internet quốc tế Việt Nam đi Hong Kong và Singapore đã khôi phục, tuy nhiên vẫn còn hai tuyến cáp biển đang gặp sự cố là APG và IA. ...

Chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản do… đầu nậu

Theo lãnh đạo Cục Thủy sản, các tàu cá đều có đầu nậu đưa tiền cho ngư dân đi khai thác và về họ sẽ thu mua, nên chưa thể làm chợ đấu giá thủy sản. ...

Người vợ cắt ‘của quý’ chồng vì gọi tên người khác khi ân ái

GĐXH - Cuộc yêu đang nồng thắm thì không khí bỗng trở nên ngưng đọng khi người chồng vô ý gọi tên một phụ nữ khác. ...

Đón xem phóng sự “Petrovietnam – Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới”

Đón xem phóng sự “Petrovietnam - Khát vọng vươn tới đỉnh cao mới” | 03/01/2025 ...

Nữ nhân viên ngân hàng điều trị tại cơ sở y tế

(NLĐO)- Cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu và chờ kết quả giám định thương tích nữ nhân viên ngân hàng bị đánh ghen, lột...

Mới nhất