Trang chủNewsThế giới"Cuộc chiến cân não" giữa Tổng thống Putin và phương Tây

“Cuộc chiến cân não” giữa Tổng thống Putin và phương Tây


Cuộc chiến cân não giữa Tổng thống Putin và phương Tây - 1

Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Điện Kremlin).

Khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine sắp hết năm thứ hai, thực tế cho thấy Moscow đang nắm giữ lợi thế trên các mặt trận quân sự, chính trị và kinh tế.

Nga có nhiều lực lượng để bổ sung cho đội quân chiến đấu hơn so với Ukraine, quốc gia đang thiếu lực lượng bộ binh được huấn luyện tốt. Tổng thống Putin đang nỗ lực tiếp tục vực dậy nền kinh tế Nga, sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ để chi trả cho việc sản xuất vũ khí.

Trong khi đó, tình trạng bất đồng chính trị ở Mỹ và châu Âu đang đe dọa nguồn cung vũ khí và tiền bạc mang tính sống còn đối với Ukraine. Sự bất đồng của phương Tây và cam kết ngày càng tăng của Nga về nguồn nhân lực và công nghiệp cho chiến dịch quân sự đã khiến Kiev đối mặt với 1 năm cay đắng trong phòng thủ của Ukraine.

Tuy nhiên, những hạn chế của quân đội Nga trong các cuộc tấn công, được thể hiện trong cuộc chiến khốc liệt giành thành phố Avdiivka, cho thấy Moscow cũng khó có khả năng đạt được một bước đột phá lớn. Theo các chuyên gia, Nga vẫn còn một chặng đường dài mới chinh phục được các khu vực mà Moscow đã tuyên bố chủ quyền.

“Những lợi thế vật chất vào năm 2024 chủ yếu thuộc về phía Nga, nhưng chúng dường như không đủ quyết định cục diện trong tương lai”, ông Michael Kofman, thành viên cấp cao tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie cho biết.

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh có tổng sản lượng kinh tế hàng năm khoảng 45.000 tỷ USD, gấp 20 lần quy mô nền kinh tế Nga, và có công nghệ vượt trội. Trên lý thuyết, nền kinh tế của những quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh hơn nhiều so với Nga nhưng Moscow đang có những bước phát triển kinh tế vượt trội.

Cuộc chiến cân não giữa Tổng thống Putin và phương Tây - 2

Phương Tây đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu đạn pháo của Ukraine (Ảnh: Getty).

Kế hoạch ngân sách của chính phủ Nga cho năm 2024-2026, được phê duyệt vào đầu tháng này, cho thấy nước này đang dành nguồn lực lớn hơn bao giờ hết cho chiến sự. Chi tiêu quân sự dự kiến sẽ tăng lên hơn 100 tỷ USD vào năm tới, mức cao nhất kể từ thời Liên Xô. Các nhà máy đang chuyển đổi sản xuất từ hàng dân dụng sang xe tăng và máy bay không người lái (UAV). 

Chính sự kích thích từ chi tiêu quân sự khổng lồ đang thúc đẩy nền kinh tế Nga, bù đắp cho ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nga cũng đã tìm ra cách để phá vỡ mức giá trần của phương Tây đối với xuất khẩu dầu, bằng cách xây dựng đội tàu chở dầu của riêng mình mà không tuân theo các quy định của phương Tây.

Sản xuất hàng loạt đã cho phép Nga bắt kịp Ukraine trong việc chế tạo UAV chiến trường cỡ nhỏ, một lĩnh vực vốn là lợi thế của Ukraine nhưng sự phụ thuộc của Kiev vào các xưởng nhỏ và tình nguyện viên đang bộc lộ những hạn chế.

Trong khi đó, phương Tây cũng chỉ thực hiện những bước đi hạn chế để thúc đẩy sản xuất quân sự. Mỹ tăng sản lượng đạn pháo nhưng các nước EU chưa phối hợp đặt hàng và thúc đẩy đầu tư sản xuất quốc phòng mới. EU đã cam kết cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo vào tháng 3 tới, nhưng các quan chức cho biết khối này sẽ còn thiếu rất nhiều. Ngược lại, theo giới tình báo Hàn Quốc, Triều Tiên đã cung cấp cho Nga 1 triệu quả đạn pháo trong thời gian ngắn vào mùa thu năm nay.

Ukraine đang rơi vào thế bất lợi

Các nước châu Âu đang cạn kiệt vũ khí và đạn dược dự trữ để có thể cung cấp cho Ukraine. Sự chia rẽ chính trị ở Washington đã làm chậm quá trình giao hàng của Mỹ. Số lượng đạn dược mà Hàn Quốc cung cấp đã giúp pháo binh Ukraine sánh bằng với lực lượng Nga trong một khoảng thời gian dài vừa qua.

Nhưng bây giờ quân đội Ukraine nói rằng họ lại rơi vào thế bất lợi. Nền kinh tế Ukraine đã nỗ lực chống chọi lại làn sóng tấn công dữ dội của Nga tốt hơn dự kiến, thậm chí còn tăng trưởng nhẹ trong năm nay. Nhưng Ukraine cần dựa vào nguồn cung hỗ trợ của phương Tây để trang trải các chi phí ngân sách dân sự như giáo dụcy tế. Và Kiev sử dụng tiền thuế từ nguồn thu để chi cho chiến tranh.

“Hỗ trợ quân sự và tài chính là rất quan trọng để Ukraine thành công, nhưng chúng tôi cũng cần trở nên tự chủ hơn trong sản xuất vũ khí và khả năng phục hồi kinh tế”, cựu Ngoại trưởng Pavlo Klimkin cho biết.

Chính quyền Tổng thống Putin từng đối mặt khó khăn vào tháng 6 khi nhóm quân sự tư nhân Wagner nổi dậy chống lại chính phủ Nga trong bối cảnh Ukraine đang tiến hành phản công. Nhưng cuộc nổi loạn chớp nhoáng của Wagner đã thất bại và sau đó nhóm này rút qua Belarus trước khi thủ lĩnh của Wagner thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay.

Cuộc chiến cân não giữa Tổng thống Putin và phương Tây - 3

Binh sĩ Ukraine lên thuyền trên bờ sông Dnipro gần Kherson (Ảnh: AP).

Kể từ đó đến nay, nền chính trị và quân sự nước Nga ổn định và chắc chắn hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, Mỹ mâu thuẫn mạnh mẽ trong việc hỗ trợ Ukraine, nhất là khi chu kỳ bầu cử tổng thống đang đến gần. Các nghị sĩ lưỡng đảng ở Quốc hội Mỹ đã liên tục phản đối số tiền viện trợ ngày càng tăng dành cho Ukraine.

EU cũng đang gặp khó khăn trong việc phê duyệt tài trợ cho Kiev. Liên minh đã cam kết sẽ cung cấp cho Kiev 50 tỷ euro trong những năm tới nhưng hiện đang bùng lên những nghi ngờ về cam kết này. Xiềng xích tài chính do Đức tự áp đặt đã khiến các kế hoạch chi tiêu của EU rơi vào tình trạng khó khăn, trong khi nhà lãnh đạo Hungary Viktor Orban, vốn có quan hệ nồng ấm với Nga, đang đe dọa phủ quyết viện trợ cho Ukraine.

“Nó khiến toàn bộ EU trông khá yếu. Đó là một vấn đề lớn đối với chúng tôi cũng như đối với EU”, ông Klimkin nói. Ông nói, liên minh này có nguy cơ bộc lộ “cơ bản không có khả năng thực hiện”.

Tại Kiev, thất bại của cuộc phản công mùa hè đã làm trầm trọng thêm những bất đồng giữa các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị. Đánh giá của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Valeriy Zaluzhniy, rằng cuộc chiến đang trải qua giai đoạn bế tắc đã khiến Tổng thống Volodymyr Zelensky nổi giận.

Mục tiêu chiến tranh của Tổng thống Zelensky nhằm khôi phục hoàn toàn biên giới quốc tế của Ukraine bị phương Tây coi là phi thực tế. Sự bế tắc quân sự hiện nay của Kiev càng củng cố quan điểm ở Đức rằng, một lệnh ngừng bắn và đàm phán với Moscow sẽ có lợi hơn cho Ukraine. Tuy nhiên, Berlin không muốn gây áp lực với Tổng thống Zelensky.

Một số quan chức châu Âu thậm chí còn lo ngại vị thế của Ukraine trên chiến trường có thể bị lung lay vào mùa đông này. Quân đội Ukraine đang thiếu bộ binh sau khi chịu thương vong nặng nề trong cuộc phản công mùa hè và trong cuộc phòng thủ đẫm máu ở thành phố Bakhmut vào mùa đông năm ngoái.

Với tình trạng thiếu đạn dược hiện nay, Ukraine cũng khó có thể tiến hành một cuộc tấn công lớn khác trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cam kết ‘sát cánh’ với Nga

(CLO) Ngày 5/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son Hui tại Điện Kremlin nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước, gồm các vấn đề quốc phòng. ...

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.

Tổng thống Belarus: Phương Tây cân nhắc hòa đàm trong xung đột Ukraine

"Theo như tôi biết, phương Tây cuối cùng đã nhận ra rằng họ phải đạt được một thỏa thuận hoà bình nếu muốn giải quyết cuộc xung đột Ukraine. Theo ngôn ngữ thể thao, một trận hoà vẫn có thể xảy ra nếu họ bắt đầu đàm phán ngay hôm nay", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenk phát biểu tại Hội nghị quốc tế Minsk lần thứ 2 về an ninh Á-Âu. Ông Lukashenko cho biết ông đã nhận thấy xu...

Lý do Nga biến xe tăng ‘huyền thoại’ thành xe rà phá bom mìn

Lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành chuyển đổi xe tăng T-62M từ vai trò chiến đấu chủ lực thành phương tiện rà phá bom mìn trên chiến trường Ukraine. Gần đây, lực lượng vũ trang Nga đã tiến hành chuyển đổi xe tăng T-62M từ vai trò chiến đấu chủ lực thành phương tiện rà phá bom mìn, nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý các chướng ngại vật và bãi mìn đang gia...

Phương Tây đối mặt với ngã ba đường

(CLO) Ông Armen Martirosyan, người từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao Armenia và Đại sứ Armenia tại Liên hợp quốc, đã gửi thư trình bày quan điểm về vấn đề Georgia với tờ báo FT, phản hồi bài viết của tờ báo này về những biến động chính trị đang...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Chuyên gia: Giá nhà đất Hà Nội tăng nóng gây nhiều hệ lụy

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà đất Hà Nội tăng nóng có nhiều nguyên nhân, bao gồm cung ít cầu cao. Điều này không tốt cho thị trường, có sự lệch lạc về cung, yếu về chất lượng, phục vụ đầu cơ là chính. Tại sự kiện sáng nay (8/11) diễn ra ở TPHCM, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam - cho biết trong vòng 1-2...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược...

TP.HCM bắt đầu phê duyệt 8 dự án cho vay hỗ trợ từ 50-100% lãi suất

Hiện đã có 8 dự án thuộc các lĩnh vực đầu tư hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục được phê duyệt cho vay hỗ trợ 50-100% lãi suất từ nguồn ngân sách TP.HCM. ...

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị...

Mới nhất