Trang chủNewsThế giớiCuộc bỏ phiếu có khả năng làm rung chuyển EU và NATO

Cuộc bỏ phiếu có khả năng làm rung chuyển EU và NATO


Pháp đang hướng tới một cuộc bầu cử quốc hội sớm với những tác động tiềm tàng to lớn đối với vai trò lãnh đạo của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Những tác động kéo theo về tài chính và chiến lược toàn cầu sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc bỏ phiếu ngày 30/6 và ngày 7/7 – một quy trình phức tạp gồm 2 vòng.

Là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân nhiều thứ 4 thế giới và một thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC), Pháp đóng vai trò quan trọng trong an ninh toàn cầu.

Theo Politico, phe cực hữu đang có cơ hội rất tốt để thành lập chính phủ ở một “người chơi toàn cầu” quan trọng như vậy. Và nếu phe cực hữu – hoài nghi về sự tham gia của Pháp ở cả EU và NATO – thực sự giành chiến thắng và rút Pháp khỏi 2 khối này, cả hai đều sẽ suy yếu đáng kể.

Thế giới - Cuộc bỏ phiếu có khả năng làm rung chuyển EU và NATO

Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Straits Times

Về mặt tài chính, các nhà giao dịch trên khắp các thị trường tài chính toàn cầu lo ngại những căng thẳng chính trị này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và có nguy cơ gây ra một đợt bất ổn khác ngay giữa lòng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Nhìn chung, đây là cuộc bầu cử có hậu quả lớn nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ, Politico nhận định.

Bầu cử sớm

Hôm 9/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bất ngờ kêu gọi tổ chức bầu cử sớm sau khi phe trung dung của ông thất bại trước Đảng Tập hợp Quốc gia (NR) của chính trị gia cực hữu Marine Le Pen trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP).

Mục tiêu của ông Macron khi thực hiện động thái này là ngăn chặn đà tiến của cánh hữu, nhưng đó là một “canh bạc” lớn có thể phản tác dụng.

Đây là một cuộc bầu cử quốc hội, có nghĩa là ông Macron sẽ vẫn là Tổng thống cho đến khi hết nhiệm kỳ vào năm 2027. Kết quả của cuộc bầu cử vẫn chưa rõ ràng, nhưng không thể loại trừ khả năng Đảng RN giành được quyền điều hành chính phủ và lãnh đạo của đảng này, chính trị gia 28 tuổi Jordan Bardella, lên làm Thủ tướng.

Thế giới - Cuộc bỏ phiếu có khả năng làm rung chuyển EU và NATO (Hình 2).

Chủ tịch Đảng NR Jordan Bardella (trái) và chính trị gia cực hữu Marine Le Pen. Ảnh: Paris Match

Kể từ thông báo gây chấn động của ông Macron, bối cảnh chính trị ở Pháp đã thay đổi với tốc độ chóng mặt, với các liên minh mới nổi lên chỉ sau một đêm và những cuộc “chia tay” khó chịu. Quy trình bầu cử 2 vòng ở Pháp cũng phức tạp, với 577 khu vực bầu cử, nơi động lực địa phương đóng một vai trò lớn.

Đầu tiên, cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu vòng 1 vào ngày 30/6. Tại mỗi khu vực bầu cử, nếu không có ứng cử viên nào giành được 50% số phiếu bầu trong vòng này, thì 2 ứng cử viên dẫn đầu và các ứng cử viên giành được ít nhất 12,5% số phiếu bầu sẽ tiến vào vòng hai, dự kiến diễn ra vào ngày 7/7. Và ứng cử viên có nhiều phiếu bầu nhất ở vòng hai sẽ giành được ghế trong quốc hội khóa mới.

Để vượt qua vòng đầu tiên, các đảng có chung sắc thái chính trị – chẳng hạn như 4 đảng cánh tả chính của đất nước – có xu hướng liên kết với nhau và đồng ý không để tình trạng “quân ta đánh quân mình” xảy ra giữa các ứng cử viên.

Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng vấn đề là tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu sẽ thực sự quan trọng. Vào năm 2022, khi tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu gần 50%, các đảng phải giành được khoảng 1/4 số phiếu bầu để đạt được con số yêu cầu là 12,5% số cử tri đã đăng ký.

Năm nay số cử tri đăng ký đi bỏ phiếu là 49 triệu. Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu dự kiến sẽ cao hơn trong cuộc tổng tuyển cử sít sao này, giúp các ứng cử viên tiến tới vòng bỏ phiếu thứ hai dễ dàng hơn. Điều đó có nghĩa là có khả năng nhiều cuộc đua “tam mã” hơn thường lệ sẽ diễn ra trong vòng bỏ phiếu thứ hai vào ngày 7/7.

Những ẩn số

Những thay đổi diễn ra trong nội bộ các đảng phái chính trị trước cuộc tổng tuyển cử sớm, cùng mối đe dọa từ phe cực hữu, khiến việc đưa ra dự đoán kết quả bầu cử trở nên khó khăn hơn bất kỳ thời điểm nào khác kể từ khi Pháp bắt đầu nền Cộng hòa thứ 5 vào năm 1958, trang Le Monde cho biết.

Một lưu ý lớn về các cuộc thăm dò dư luận trước thềm vòng bỏ phiếu đầu tiên: Đây là cuộc bỏ phiếu 2 vòng, vì vậy tỉ lệ phần trăm tổng số phiếu bầu không chuyển trực tiếp thành số ghế.

Hiện tại, Đảng NR và một số đồng minh của đảng này từ phe trung hữu có khoảng 37% số phiếu ủng hộ, trong khi liên minh Mặt trận Bình dân Mới (NFP) của cánh tả có khoảng 28%, và phe trung dung của ông Macron có khoảng 18%.

Thế giới - Cuộc bỏ phiếu có khả năng làm rung chuyển EU và NATO (Hình 3).

Hơn 25.000 người biểu tình ở Toulouse, ngày 15/6/2024 để phản đối Đảng NR cực hữu trước thềm cuộc tổng tuyển cử sớm ở Pháp. Ảnh: Getty Images

Với tốc độ nhanh chóng bất ngờ, các đảng cánh tả ở Pháp đã gác lại những tranh cãi và đoàn kết trước cuộc bỏ phiếu. Liên minh, được gọi là Mặt trận Bình dân Mới (NFP), là phiên bản khởi động lại của liên minh cánh tả Nupes 2022, do ông Mélenchon chủ trì.

NFP chắc chắn đang gây ấn tượng mạnh với cử tri; dự đoán hiện tại cho thấy liên minh này sẽ giành được 190-235 ghế. Con số này vẫn còn một khoảng cách khá xa so với 289 ghế cần thiết để đạt được đa số và cánh tả sẽ cần phải thành lập một liên minh nếu muốn đề cử một Thủ tướng có thể giành được sự chấp thuận của quốc hội.

Trong khi đó, Đảng NR cực hữu của bà Le Pen cần ít nhất 289 ghế để chiếm đa số trong quốc hội Pháp, và hiện tại, phe cực hữu có vẻ sẽ đạt được lợi ích lớn nhờ chiến dịch thành công trong cuộc bầu cử ở cấp EU. Nhưng theo các dự đoán hiện tại, NR có thể giành được từ 195-245 ghế – mức tăng kỷ lục so với 89 ghế mà họ hiện có.

Nếu phe cực hữu chiếm đa số trong quốc hội, Tổng thống Pháp sẽ phải tìm cách“chung sống” với NR và bổ nhiệm một Thủ tướng cực hữu. Ông Bardella, Chủ tịch Đảng NR, đã tuyên bố rằng ông sẽ không tìm cách lãnh đạo chính phủ trừ khi đảng của ông chiếm được đa số tuyệt đối.

Một câu hỏi khác là chính trị gia cực hữu Le Pen sẽ đầu tư bao nhiêu nỗ lực vào các cuộc đàm phán liên minh, vì bà mong muốn giữ nguyên “vốn liếng chính trị” của mình để dành cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2027.

Nếu đảng cực hữu lãnh đạo một chính phủ và gặp khó khăn trong nhiệm kỳ này, điều đó có thể làm giảm cơ hội giành được “giải thưởng lớn nhất” mà bà Le Pen nhắm tới: vị trí Tổng thống Pháp.

Minh Đức (Theo Politico EU, Le Monde)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/cuoc-bo-phieu-co-kha-nang-lam-rung-chuyen-eu-va-nato-a669215.html

Cùng chủ đề

Hội nghị thượng đỉnh G7: Vượt khó có thành?

Khó khăn trong nước, thách thức quốc tế “bủa vây” lãnh đạo các nước thành viên khiến Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay ở Italy trở nên đáng chú ý hơn.

Quyết định bất ngờ | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Ngày 10-6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sau khi kết quả sơ bộ cho thấy đảng Phục hưng cầm quyền thất bại trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) trước đảng cực hữu Mặt trận quốc gia (RN). Theo dự báo, RN - dưới sự lãnh đạo của chính trị gia Jordan Bardella, giành được khoảng 32% số phiếu bầu, cao...

Câu hỏi lớn lơ lửng sau khi ông Macron kêu gọi bầu cử sớm

Không bất ngờ khi cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vừa kết thúc đã chứng kiến sự dịch chuyển đáng kể sang cánh hữu. Đêm 9/6 là một đêm tuyệt vời dù không mấy ấn tượng đối với các đảng trung hữu và cực hữu, nhưng là một đêm tồi tệ đối với những người theo chủ nghĩa tự do. Mặc dù các đảng trung dung, tự do và xã hội dự kiến ​​sẽ giữ được...

Cử tri Đức bắt đầu bỏ phiếu, AfD được ủng hộ đáng kể bất chấp lùm xùm

Sáng 9/6 (giờ địa phương), cử tri trong cả nước Đức bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 10.

Châu Âu “gặp khó” trên con đường trở lại vị thế siêu cường

Theo đó, châu Âu cần tổ chức lại khả năng phòng thủ để đối phó với mối đe dọa quân sự từ Nga, cần lấy lại sức mạnh để cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và kỹ thuật số, bảo vệ nền dân chủ… Để giải quyết những thách thức này, Liên minh châu Âu (EU) cần chuyển mình về sức mạnh chính trị, kinh tế,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội thống nhất quà tặng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

UBND Tp.Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố về việc đề nghị ban hành nghị quyết quy định mức một số nội dung và mức chi đặc thù các hoạt động phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Theo đề xuất của UBND Tp.Hà Nội, sẽ có 3 nội dung chi dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, bao gồm: Chi hội thảo khoa học...

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Tiệc chiêu đãi Tổng thống Putin

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Phạm Quốc Huy Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm 2024 theo Nghị quyết của Quốc hội. Bộ Tài chính cho biết, việc ban hành Nghị định nhằm mục đích kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin

Cuộc hội đàm diễn ra tại trụ sở Trung ương Đảng chiều 20/6, nối dài danh sách các cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin hội đàm (Ảnh: HT). Trước đó, trong cuộc họp báo sau hội đàm giữa Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Vladimir Putin , hai bên cho biết đã...

Nga và Triều Tiên ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Theo Reuters, cam kết của Tổng thống Putin hứa hẹn sẽ cải tổ toàn bộ các chính sách của Nga hậu Xô Viết về Triều Tiên, trong khi Mỹ và đồng minh tại châu Á tiếp tục ước lượng mức độ ủng hộ của Nga cho Triều Tiên.   Trong chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng đầu tiên từ năm 2000 tới nay của mình, Tổng thống Putin đã trực tiếp khẳng định quan hệ giữa Nga và Triều Tiên...

Bài đọc nhiều

Nga và Triều Tiên khẳng định củng cố quan hệ hợp tác

Ngày 19-6, trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày tới Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Cung điện Mặt trời ở thủ đô Bình Nhưỡng. Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Putin khẳng định mối quan hệ hợp tác song phương giữa Moscow và Bình Nhưỡng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng...

Pháp gắn “kíp nổ” vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận

Thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR giữa Pháp và Armenia đã gây nên căng thẳng giữa quốc gia Kavkaz này với quốc gia nhiều duyên nợ Azerbaijan.

Tổng thống Putin tiết lộ thứ quan trọng mang đến Triều Tiên, Nga dọa hạ cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, Israel đã...

Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Triều Tiên và hội đàm với Chủ tịch nước chủ nhà Kim Jong-un, quan hệ Mỹ-Israel đứng trước sóng gió, tình hình Biển Đông, "duyên nợ' Nga-Mỹ... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Cùng chuyên mục

Argentina phủ nhận gửi vũ khí cho Ukraine, Hezbollah cảnh báo cuộc chiến không giới hạn với Israel

Mỹ phá hủy 2 cơ sở của Houthi tại Yemen, Hàn Quốc cân nhắc cung cấp vũ khí cho Ukraine, EU tung gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga, Philippines tố cáo hành động nguy hiểm của hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Số người tử vong tăng báo động lên hơn 900, hàng nghìn người được thông báo mất tích

Gần 2 triệu người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia lễ hành hương Hajj năm nay tại thành phố Mecca (Saudi Arabia) trong thời tiết nắng nóng gay gắt.

Mới nhất

Vàng thế giới vẫn tăng cao, vàng nhẫn tăng vượt mốc 75 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước chiều nay 20/6/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 18h00 chiều ngày 20/6/2024, giá vàng hôm nay 20 tháng 6 trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Ghi nhận giá vàng SJC được nhà vàng niêm yết tại chiều mua vào 74,98 triệu đồng/lượng và chiều bán ra 76,98...

Chặt hạ 188 cây xanh để mở rộng làn xe máy trên đại lộ Đông Tây TPHCM

Để sửa chữa, cải tạo dải phân cách, mở rộng làn xe máy trên đại lộ Võ Văn Kiệt, 188 cây xanh già cỗi, sinh trưởng kém sẽ bị chặt hạ và bứng dưỡng 48 cây. Mới đây, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị cho biết đang tiến hành thi công sửa...

Suri Cruise mặc gợi cảm

20/06/2024 | 10:35 TPO - Suri Cruise thu hút sự chú ý với gương mặt trang điểm và diện chiếc váy hai dây gợi cảm tại...

Trước thềm ĐHĐCĐ, nhiều lãnh đạo Công ty Vận tải biển Sài Gòn xin từ nhiệm

Trước thềm ĐHĐCĐ, nhiều lãnh đạo Công ty Vận tải biển Sài Gòn xin từ nhiệmChủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty Vận tải biển Sài Gòn đều có đơn xin từ nhiệm trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. ...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Việc ký Hiệp định này giúp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hợp tác về giáo dục đại học giữa hai nước, tạo thêm động lực mới để hợp tác hai nước ngày càng phát triển toàn diện, sâu sắc hơn nữa ở tất cả các mặt hoạt động về giáo dục và đào tạo; nhất là đào...

Mới nhất