Trang chủNewsThời sựCùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự...

Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước


Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ cuộc làm việc cho thấy sự quan tâm của Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng; cùng nhau thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, tự tin hơn, thực hiện các công trình tầm cỡ, những công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 3/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.

Cùng tham dự cuộc làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các hiệp hội.

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo: Hoàn thiện thể chế về đầu tư, hợp đồng, đấu thầu; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa; các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa; có cơ chế chỉ định thầu đối với một số công trình, gói thầu đặc biệt; tăng hạn mức vay cho các doanh nghiệp xây dựng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước liên kết với doanh nghiệp quốc tế để triển khai các dự án nhằm tranh thủ công nghệ, kinh nghiệm, nguồn lực, quản lý để doanh nghiệp trong nước không ngừng lớn mạnh…

Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 2.
Thủ tướng nêu rõ, công việc nhiều, thời gian ngắn, yêu cầu cao, mong đợi của nhân dân lớn, do đó các chủ thể cần cùng nhau tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ông Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, hệ thống định mức xây dựng hiện hành vẫn còn một số hạn chế, như: Thiếu định mức cho một số công tác xây dựng sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới, áp dụng phương pháp thi công mới; một số định mức vẫn còn bất cập, chưa phủ kín các loại công tác xây dựng, điều kiện áp dụng.

Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đề nghị Nhà nước hỗ trợ tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệp của doanh nghiệp lớn nước ngoài về triển khai các công trình quy mô lớn; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, ngành liên quan tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, mô hình BIM để áp dụng cho các công trình ngành giao thông, đặc biệt là công trình đường sắt tốc độ cao…

Ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường nêu một số đề xuất liên quan sử dụng đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng, giúp thay thế vật liệu xây dựng đang khan hiếm hiện nay và giảm thiểu tác động môi trường…

Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 3.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình giải đáp, làm rõ một số vấn đề mà các hiệp hội, doanh nghiệp có ý kiến – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với đại diện hiệp hội, doanh nghiệp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

6 nhiệm vụ để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược

Sau khi đại diện các bộ, ngành và các Phó Thủ tướng giải đáp, làm rõ các vấn đề mà các hiệp hội, doanh nghiệp có ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cuộc làm việc cho thấy sự quan tâm của Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng; lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu với các khó khăn của doanh nghiệp; cùng nhau thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển, trưởng thành hơn, tự tin hơn bước vào giai đoạn mới, thực hiện các công trình tầm cỡ, những công trình thế kỷ đánh dấu sự phát triển vươn mình của đất nước.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với nội dung báo cáo của Bộ Xây dựng, các ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại biểu, giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, ban hành Thông báo kết luận hội nghị để thống nhất chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Thủ tướng khái quát một số kết quả đạt được trong triển khai các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia.

Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên với sự phát triển của ngành xây dựng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng thường xuyên có mặt trên công trường các dự án để kiểm tra, động viên, đôn đốc.

Cùng với đó là sự tham gia, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng. Thủ tướng lấy ví dụ, dự án đường dây 500 kV mạch 3 liên quan tới hàng nghìn người dân, nhưng người dân tự nguyện nhường mặt bằng cho dự án, không phải cưỡng chế.

Các địa phương, nhất là các đồng chí bí thư, chủ tịch đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, chia sẻ với các chủ đầu tư, các nhà thầu.

Chủ đầu tư và các chủ thể tham gia dự án đã quyết tâm cao, trách nhiệm, chủ động vào cuộc quyết liệt, sáng tạo, dám nghĩ dám làm để vượt qua mọi thách thức; các doanh nghiệp, nhà thầu thi công triển khai với tinh thần “3 ca, 4 kíp”, vượt nắng, thắng mưa”, “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, các nhà thầu chính hợp tác, hỗ trợ các nhà thầu phụ, doanh nghiệp địa phương tham gia dự án.

Cùng với đó, sự phối hợp, chia sẻ, đồng cảm giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân đã giúp vượt qua các thách thức, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai các dự án đầu tư xây dựng nói chung, đã dần được hoàn thiện và ngày càng được hoàn thiện.

Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 5.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 6.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 7.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

“Với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, chúng ta đã hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình trong triển khai các dự án hạ tầng chiến lược thời gian qua”, Thủ tướng đánh giá.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương tinh thần làm việc, cống hiến, đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà thầu đối với sự phát triển của đất nước, nhất là trong triển khai các dự án hạ tầng chiến lược.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ việc triển khai các dự án cũng còn những tồn tại, hạn chế, bất cập liên quan công tác giải phóng mặt bằng; hệ thống định mức xây dựng; các quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện; đào tạo nhân lực… mà các chủ thể liên quan cần cùng nhau cố gắng, làm tốt hơn.

Hiện cả nước đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII, trong đó có chỉ tiêu về hạ tầng chiến lược như xây dựng 3.000km cao tốc tới năm 2025, các sân bay, bến cảng, hạ tầng điện, viễn thông… Thủ tướng nêu rõ, công việc nhiều, thời gian ngắn, yêu cầu cao, mong đợi của nhân dân lớn, do đó các chủ thể cần cùng nhau tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 8.
Đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các hiệp hội… tham dự phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 9.
Đại diện gần 30 doanh nghiệp, nhà thầu tham gia xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, các hiệp hội… tham dự phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ nhất, nhận thức rõ hơn nữa về tầm quan trọng của các dự án trọng điểm, các dự án quan trọng quốc gia trong tạo không gian phát triển mới, giúp hình thành các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, làm tăng giá trị của đất đai, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giảm chi phí lotistics, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, của nền kinh tế. Việc triển khai các dự án hạ tầng chiến lược đã và đang được làm tốt, sắp tới phải cùng nhau làm tốt hơn.

Thứ hai, cùng nhau huy động nguồn lực, đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp và gián tiếp, nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hạ tầng chiến lược với tinh thần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thứ ba, cùng nhau tập trung ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản trị theo hướng thông minh trong hoạt động của các doanh nghiệp và triển khai các dự án.

Thứ tư, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế liên quan giải phóng mặt bằng, vật liệu xây dựng, quy chuẩn, quy trình, đấu thầu, chỉ định thầu… trong triển khai dự án, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế.

Thứ năm, các doanh nghiệp phát huy tinh thần tự lực, tự cường đi lên từ sức mạnh nội sinh, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và hợp tác với các đối tác nước ngoài.

Thứ sáu, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp luôn chia sẻ, lắng nghe, thấu hiểu với các khó khăn, thách thức, động viên, khích lệ về những thành quả đã làm được, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, nguồn lực, nhân lực để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, góp phần phát triển đất nước.

Cùng với đó, Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện tốt yêu cầu của Hội nghị Trung ương 10 vừa qua về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường giám sát, kiểm tra và cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 10.
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng cho rằng, hệ thống định mức xây dựng hiện hành vẫn còn một số hạn chế – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 11.
Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam Nguyễn Thị Duyên phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 12.
Ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đề nghị Nhà nước hỗ trợ tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệp của doanh nghiệp lớn nước ngoài về triển khai các công trình quy mô lớn – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 13.
Phó Giám đốc Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn Khương Tất Thắng phát biểu tại phiên họp – Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 14.
Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường Nguyễn Văn Trường nêu một số đề xuất liên quan sử dụng đất bùn nạo vét để sử dụng trong san lấp mặt bằng, giúp thay thế vật liệu xây dựng đang khan hiếm hiện nay và giảm thiểu tác động môi trường… – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai các công việc theo các nhiệm vụ trọng tâm nói trên.

Bộ Xây dựng làm tốt công tác quy hoạch; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức sao cho phù hợp, kịp thời, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân; chủ động hướng dẫn khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực hơn trong công tác phổ biến, nâng cao năng lực, cập nhật các quy định pháp luật để các chủ thể nắm chắc, hiểu và áp dụng đúng các quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cập nhật, lắng nghe, đi kiểm tra, giám sát, từ đó tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đất đai, vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường, nhất là các quy định về mỏ nguyên vật liệu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện quản lý nhà nước liên quan công tác quy hoạch, vận dụng các cơ chế, chính sách sẵn có, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp dể xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp tình hình để huy động, kích hoạt mọi nguồn lực của người dân, doanh nghiệp phát triển hạ tầng chiến lược.

Bộ Tài chính triển khai các chính sách liên quan thuế, phí, lệ phí, thực hiện chính sách tài khóa, công tác thanh toán, quyết toán được thuận lợi, nhanh chóng với doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá phù hợp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các hợp đồng; đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngân hàng phải vào cuộc, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển đổi số, góp phần hạ lãi suất, nghiên cứu các gói tín dụng ưu tiên cho phát triển hạ tầng.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp, nghiên cứu đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành xây dựng.

Thủ tướng: Cùng nhau xây dựng các công trình tầm cỡ đánh dấu sự vươn mình của đất nước- Ảnh 15.
Thủ tướng mong muốn, tin tưởng và kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có các doanh nghiệp tham gia dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của bí thư cấp ủy, bảo đảm nơi ở mới của người dân tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, quan tâm chăm lo sinh kế, đời sống, sản xuất, kinh doanh… của người dân. Đồng thời, phối hợp, động viên, chia sẻ với các nhà đầu tư, nhà thầu, không để nhà thầu cô đơn trên công trường.

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án triển khai các quy trình, thủ tục dự án chặt chẽ, đúng quy định, chống tham nhũng, tiêu cực; tạo thuận lợi, đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ, xem việc của doanh nghiệp, nhà thầu như việc của mình.

Các doanh nghiệp, nhà thầu tham gia công trình phát huy tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, đặt lợi ích của dân tộc, đất nước lên trên hết, trước hết; hoạt động đúng pháp luật, không thông thầu, bán thầu; “đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện”, vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết; luôn năng động, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ dám làm trong triển khai công việc.

Các hiệp hội nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, tập hợp, phản ánh với các cơ quan chức năng về những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai các dự án để kịp thời có giải pháp tháo gỡ với tinh thần cái gì đã chín, đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng thì áp dụng.

Thủ tướng mong muốn, tin tưởng và kêu gọi các doanh nghiệp xây dựng, trong đó có các doanh nghiệp tham gia dự án, công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia tiếp tục phát huy tinh thần “đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển của mình”, “nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”, “đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn; quyết tâm rồi, quyết tâm hơn nữa; nỗ lực rồi, nỗ lực hơn nữa; quyết liệt rồi, quyết liệt hơn nữa”, tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó có việc tích cực hưởng ứng phong trào 500 ngày đêm cao điểm thi đua xây dựng 3.000 km cao tốc.

Về các kiến nghị, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổng hợp và phân công các Phó Thủ tướng theo lĩnh vực chỉ đạo các bộ ngành liên quan xử lý theo tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm”.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thu-tuong-cung-nhau-xay-dung-cac-cong-trinh-tam-co-danh-dau-su-vuon-minh-cua-dat-nuoc-381124.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rà soát, hoàn thiện các quy định về hoạt động tín dụng chính sách

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 449/TB-VPCP ngày 3/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh...

Lãng phí cầu cảng cá trăm tỷ

Cảng cá “nhiều không”Dự án cầu cảng cá sông Trà Bồng do Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án khởi công năm 2010, hoàn thành, đưa vào sử dụng vào...

Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương phát huy tinh thần chủ động, linh hoạt trong xử lý những vấn đề liên quan đến điều chỉnh mức vốn đầu tư các dự án thành phần của đường...

Tập trung triển khai các dự án lớn

Kinh tế duy trì đà phục hồi, phát triểnTheo UBND tỉnh Bình Định, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh qua 9 tháng duy trì được sự ổn định và phục hồi, phát triển. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh qua 9 tháng...

Toàn văn bài phát biểu chính sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Trường Đại học Trinity Dublin

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng “Tầm nhìn về kỷ nguyên mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam–Ireland, vì hòa bình, hợp tác và phát triển”.TTXVN xin trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:Thưa ông Patrick O’Donovan, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học và Sau đại học, Nghiên cứu, Đổi mới...

Bài đọc nhiều

Bộ TT&TT đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (cơ quan chủ quản của Tạp chí Môi trường và Đô thị) về việc dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam. ...

Hà Nội phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, thúc đẩy văn hóa đọc

Với chủ đề thúc đẩy văn hóa đọc, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 của Hà Nội sẽ có nhiều hoạt động như tổ chức hội sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách, đổi mới thư viện trường học...   Sáng 2/10, tại Trường Trung học cơ sở Giảng Võ, quận Ba Đình, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP.   Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chri quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Không phụ thuộc vốn vay nước ngoài, đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam có lợi thế gì?

Theo dự kiến, dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam sẽ sử dụng 100% vốn đầu tư công, không phụ thuộc vào các nguồn vốn vay nước ngoài. Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy, nguồn vốn đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc đến từ việc cân đối chi tiêu, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn góp các địa phương, nguồn vốn huy động có chi phí thấp,...

Thông tin mới về ‘siêu cảng’ Cần Giờ gần 130.000 tỷ đồng

TPO - Theo lộ trình được Chính phủ đặt ra, trong năm nay thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, năm 2025 tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Để sớm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng bến cảng, Phó Thủ tướng...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chậm báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Kiểm tra, rà...

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà người có công

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng bà Đặng Thị Khay (sinh năm 1936, trú tại xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất). Bản thân bà Đặng Thị Khay tham gia du kích và vận chuyển thương binh trong kháng chiến chống Pháp để giải phóng Thủ đô. Gia đình bà Khay có 6 người con, trong đó có người con thứ 2 là liệt sĩ. Đoàn cũng tới thăm thương binh Phí Mạnh...

Thủ tướng cho các bộ 1 ngày để trình ý kiến gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỉ

Trước 17 giờ chiều nay (3.10), các bộ phải gửi về Văn phòng Chính phủ ý kiến đối với phương án gỡ vướng Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).   Công văn truyền đạt ý kiến của Chính phủ được truyền đi vào hôm qua (2.10) gửi 7 bộ và 3 cơ quan đề nghị có ý kiến hỏa tốc đối với báo cáo của...

TP.HCM tiếp tục đề xuất phương án thiết kế cầu Thủ Thiêm 4

Vừa qua, Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (đơn vị quản lý, khai...

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp. Tại hội nghị, thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến, Đại tướng Phan Văn Giang đã trực tiếp nghe báo cáo của đại diện các lực lượng Quân đội...

Mới nhất

Vietlott lại ‘nổ’ độc đắc tiền tỷ, Jackpot 1 hơn 86 tỷ chờ chủ nhân

Theo thông tin từ Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), trong kỳ quay số mở thưởng lần thứ 1095 của loại hình xổ số Power 6/55 diễn ra vào tối nay (3/10), Hội đồng quay thưởng của Vietlott xác định giá trị giải thưởng Jackpot 1 là hơn 86 tỷ đồng. Nhưng chưa có người...

Một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra tại Ấn Độ

Một sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra tại Ấn ĐộNguyên đơn cáo buộc rằng, sản phẩm bị điều tra nhập khẩu vào Ấn Độ với khối lượng đáng kể, bị bán phá giá, và là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa...

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt lao dốc, VN-Index giảm gần 10 điểm

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt lao dốc, VN-Index giảm gần 10 điểmHàng loạt cổ phiếu bất động sản tiếp tục chịu áp lực bán mạnh và điều này khiến các chỉ số đóng cửa trong sắc đỏ. Bước sang phiên giao dịch ngày...

Thủ tướng: Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ủy ban Nhân dân các tỉnh: Bắc Giang, Lai Châu, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kon Tum, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Vĩnh Long làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân...

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà người có công

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng bà Đặng Thị Khay (sinh năm 1936, trú tại xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất). Bản thân bà Đặng Thị Khay tham gia du kích và vận chuyển thương binh trong kháng chiến chống Pháp để giải phóng Thủ đô. Gia đình bà Khay có...

Mới nhất

HAGL mong manh ngôi đầu