Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCùng nhà đầu tư Nhật Bản đánh thức tiềm năng Gia Lai

Cùng nhà đầu tư Nhật Bản đánh thức tiềm năng Gia Lai


Nhật Bản là một địa bàn quan trọng mà Gia Lai muốn đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư để hiện thực hóa mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Tây Nguyên.

Đoàn công tác tỉnh Gia Lai do ông Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến Nhật Bản quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư trong thời gian từ ngày 20-25/8/2023
Đoàn công tác tỉnh Gia Lai do ông Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến Nhật Bản quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư trong thời gian từ ngày 20-25/8/2023.

Cửa ngõ của khu vực

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, Gia Lai có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi.

Gia Lai là tỉnh có tài nguyên du lịch rất phong phú với rừng núi điệp trùng, thác nước hùng vĩ, nhiều cảnh quan tự nhiên cũng như nhân tạo. Đây cũng là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển thành vùng nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến các mặt hàng như: rau quả, cao su, cà phê, chè, mía đường, dược liệu, nuôi trồng thủy sản… Công nghiệp chế biến và du lịch phát triển cũng là điều kiện để thúc đẩy hạ tầng logistics và thương mại, xuất nhập khẩu phát triển theo.

Không chỉ thế, với tài nguyên nắng và gió dồi dào bậc nhất Tây Nguyên, tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Gia Lai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch 88 dự án năng lượng tái tạo với tổng quy mô công suất 4.347,89 MW.

Bên cạnh đó, Gia Lai có tổng trữ lượng nước khoảng 23 tỷ m3, có thể phát triển các dự án thủy điện với quy mô công suất khoảng 3.000 MW. Về tiềm năng điện mặt trời, tỉnh có số giờ nắng bình quân 1.900-2.200 giờ/năm, có thể phát triển tới quy mô công suất khoảng 7.500 MW.

Với vị thế là cửa ngõ của khu vực, tỉnh Gia Lai không chỉ trở thành đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ thương mại trong tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, mà còn là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Tây Nguyên với các tỉnh khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ.

Cảng Hàng không Pleiku với các chuyến bay hàng ngày đi thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An… cùng các Quốc lộ 14, 19, 25, đường Hồ Chí Minh, đường Đông Trường Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, kết nối Gia Lai với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và nhiều địa phương trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản

Những tiềm năng kể trên đã giúp Gia Lai trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư chiến lược, trong đó có Nhật Bản. Đất nước Mặt trời mọc luôn là một trong những quốc gia quan trọng mà Gia Lai muốn thúc đẩy hợp tác.

Về thu hút vốn đầu tư, hiện tại, có 2 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh Gia Lai. Đó là Công ty Cổ phần Công nghiệp hóa chất Arakawa và Công ty Cổ phần Thương mại Meiwa với dự án Nhà máy khai thác, chế biến nhựa thông. Công ty Cellutane Việt Nam đầu tư dự án Nhà máy may và gia công chế biến gỗ.

Về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Nhật Bản và tỉnh Gia Lai đã có quan hệ hợp tác từ năm 1996, thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ cho tỉnh Gia Lai thực hiện 29 dự án cải thiện cơ sở hạ tầng như: Đường 664 và Hoàng văn Thụ, Đường Nguyễn Trãi -Nguyễn Thái Học, Đường Chư A Thai – Ya Yeng – Ya Pa, Cầu Bến Mộng, Cấp nước thị trấn Ia Kha, Cấp nước Chư Pah, Dự án hệ thống cấp nước thị trấn Krông Pa, Thủy lợi EaUr, Dự án điện Đức Cơ, Điện Dakhlo, Dự án cầu qua sông Ba… với tổng vốn khoảng 13,183,650 USD.

Dự án Nâng cao năng lực phát triển nông nghiệp và nông thôn có sự tham gia của người dân để giảm nghèo” ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam với tổng mức vốn đầu tư 3,5 triệu USD, được thực hiện trong thời gian 5 năm (2010 – 2014).

Hay dự án “Nâng cao năng lực phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát triển sản phẩm OCOP” giai đoạn 2023 – 2026 với tổng số vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản viện trợ là 500.000.000 Yên Nhật, triển khai tại 10 tỉnh, thành, trong đó có Gia Lai.

Về thương mại, đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nhật bản: Công ty TNHH TM và chế biến Louis Dreyfus Company Việt Nam, Công ty CP Khoáng sản Anh Khoa Gia Lai, Công ty Sản xuất đá Granit Hồng, Công ty TNHH MTV Nội thất Sesan, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, Công ty TNHH XNK Hoa Trang Gia Lai.

Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư giữa Gia Lai và Nhật Bản cũng được địa phương này hết sức chú trọng. Cụ thể như: UBND tỉnh tổ chức đoàn đi quảng bá địa phương tại Nhật Bản, tham gia Chương trình quảng bá địa phương tại Nhật Bản vào tháng 12/2019. Sau chuyến đi, tỉnh đang tiếp tục liên hệ triển khai các hoạt động kết nối với chính quyền thành phố Tosa, tỉnh Koichi, Nhật Bản. Đồng thời, tham gia các sự kiện do Bộ Ngoại giao tổ chức trong nước: Gặp gỡ các doanh nghiệp Nhật Bản (10/2017), Gặp gỡ Nhật Bản tại Hà Nội (11/2020).

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng chủ trì, phối hợp với Trung tâm dịch vụ đối ngoại và Hội nghị Quốc tế (FSC), Trung tâm giao lưu Nhật – Việt tổ chức chương trình “Gặp gỡ Gia Lai – Nhật Bản 2022” trong khuôn khổ “Tuần lễ sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh Gia Lai” từ ngày 22-23/5/2022 với khoảng 300 khách mời gồm có Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng các doanh nghiệp, đại diện Bộ ngành, địa phương, chính trị gia, Văn nghệ sĩ Nhật Bản tham dự.

Mới nhất, đoàn công tác tỉnh Gia Lai do ông Rah Lan Chung, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến Nhật Bản để quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư trong thời gian từ ngày 20-25/8/2023.

Toàn cảnh thành phố Pleiku, Gia Lai. (Ảnh: Phan Nguyên)
Toàn cảnh thành phố Pleiku, Gia Lai. (Ảnh: Phan Nguyên)

Đánh thức tiềm năng

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, giai đoạn phát triển mới mở ra cho Gia Lai những cơ hội phát triển đầy triển vọng. Những tiềm năng, lợi thế này cần được đánh thức,

Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU với quan điểm phải thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Mục tiêu đến năm 2030, Gia Lai trở thành động lực của vùng Tây Nguyên, có vị thế quan trọng trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam. Đồng thời, Gia Lai sẽ trở thành vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung có quy mô lớn, đa dạng các sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu; gắn sản xuất với chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp.

Trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng tái tạo, tỉnh phấn đấu thu hút và đưa vào hoạt động mới trên 3.000-3.500 MW, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 156.000 tỷ đồng. Cùng với đó, du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ cùng phát triển. Phấn đấu đến năm 2025, du lịch đón 1,7 triệu lượt khách…

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Rà soát, đẩy nhanh tiến độ lập, triển khai các loại quy hoạch, nhất là các quy hoạch trọng tâm, các quy hoạch liên quan đến thu hút đầu tư, các dự án đầu tư có sử dụng đất theo đúng quy định.

Song song với đó, Gia Lai sẽ cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế, chuyển đổi sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sạch, phát triển công nghiệp tái tạo…

Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp, gần gũi, lắng nghe và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhà đầu tư, xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch với các chính sách ưu đãi, giải pháp hỗ trợ… để mời gọi, thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản đến Gia Lai, cùng đánh thức tiềm năng, hợp tác và phát triển.

Báo cáo của tỉnh Gia Lai cho thấy, tổng sản phẩm bình quân (GRDP) trên địa bàn tỉnh ước tăng 9,1% giai đoạn 2021 – 2023 (chỉ tiêu là từ 8,6% trở lên); GRDP bình quân đầu người đạt 71,42 triệu đồng năm 2023 (chỉ tiêu đến năm 2025 là 79,5 triệu đồng). Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản bình quân giai đoạn 2021 – 2023 tăng 3,97%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt hơn 152.000 tỷ đồng (tăng bình quân 17,24%/năm). Giai đoạn 2021 – 2023, ngành thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân 14,33%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ năm 2021, 2022 và ước năm 2023 lần lượt đạt 72.259 tỷ đồng, 89.643 tỷ đồng và 108.000 tỷ đồng. Hệ thống thương mại phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị và nông thôn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng...

Giá tiêu ngày mai trong nước biến động tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 18/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 18/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 18/12/2024, giá tiêu sẽ neo ở mức cao và tăng nhẹ, giao động quanh mức 146.000 - 147.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật sáng ngày...

Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng?

Dự báo giá cà phê ngày mai 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Ngay phiên giao dịch trong ngày đầu của tuần mới (tuần thứ 3 tháng 12/2024) giá cà phê thế giới đã đồng loạt quay đầu bật tăng đều ở các sàn giao dịch, điều này, cho thấy...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) - Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các...

Giá tiêu trong nước hôm nay đang neo ở mức cao

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 17/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 17/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước ổn định và duy trì ở mức cao so với phiên giao dịch trước. Hiện giá mua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nga điều tra vụ tướng quân đội thiệt mạng, ông Assad có tuyên bố đầu tiên, Thụy Sỹ sắp tổ chức hội nghị hoà...

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc liên quan đến Hoàng tử Anh, Hàn Quốc áp thêm trừng phạt Nga, Triều Tiên, EU cấp thêm 1 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến Syria, Iran bán đấu giá tàu chở dầu bị tịch thu… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giá vàng “chờ” tin Fed, loạt ngân hàng dự kiến “ra tay” với lãi suất, tương lai kim loại quý ra sao?

Giá vàng hôm nay 18/12/2024 ghi nhận thế giới giảm nhẹ chờ tin từ Fed, vàng nhẫn trong nước tăng ấn tượng. Trong dài hạn, hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục đóng vai trò là chất xúc tác tăng giá chính cho thị trường vàng.

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Trung Quốc bất bình mạnh mẽ với EU, khẳng định một điều về vấn đề cung cấp vũ khí

Ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, Bắc Kinh kiên quyết phản đối việc Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt nhắm vào các công ty quốc gia Đông Bắc Á trong gói trừng phạt thứ 15.

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Cùng chuyên mục

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Greenhill Village từng được bà Trương Mỹ Lan mua 350 tỉ, vừa về chủ mới giá cao hơn nhiều

Công ty Cổ phần Đầu tư MST vừa thông báo trúng đấu giá toàn bộ giá trị khoản nợ của Công ty Cổ phần Greenhill Village tại ngân hàng với giá 410 tỉ đồng. Mức giá này cao hơn số tiền 350 tỉ đồng bà Trương Mỹ Lan từng bỏ ra mua rồi phải nhận lại... ...

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Mới nhất

Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất

Các nhà khoa học nghiên cứu đá siêu nóng ở độ sâu gần 10 km làm nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch. Trong bối cảnh thế giới đang chuyển hướng sang năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệt nhận được sự quan tâm...

Nhan sắc xinh đẹp của nữ Tổng Giám đốc công ty sách vừa đăng quang hoa hậu

Nhà văn, Tổng Giám đốc công ty sách - Phạm Thị Ngọc Thanh - chia sẻ hình ảnh mới nhất sau khi đăng quang Hoa hậu Văn hóa du lịch Việt Nam 2024. Phạm Thị Ngọc Thanh trình diễn trang phục dạ hội: Tổng Giám đốc công ty sách giành vương miện Hoa hậu Văn hoá du lịch Việt NamPhạm Thị...

Đánh thức tiềm năng du lịch địa chất

Theo tiêu chí của UNESCO và mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, du lịch địa chất được xem là một trong những yêu cầu bắt buộc để phát triển CVĐC. Đối với tỉnh Lạng Sơn, khi bắt tay vào...

Tăng cường hợp tác về tư tưởng, đào tạo cán bộ giữa quốc phòng hai nước Việt Nam – Belarus

(ĐCSVN) - Vui mừng trước kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Belarus thời gian qua, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết mong muốn quân đội hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công tác tư tưởng, thông tấn truyền thông quân sự, lịch sử quân sự, đào tạo cán bộ, tổ...

Mới nhất