Trang chủNewsKinh tếCủng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, ổn định kỳ...

Củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, ổn định kỳ vọng lạm phát

Chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ sẽ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Sáng 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.

Phát biểu mở đầu, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, những tháng đầu năm, giá hàng hóa trên thị trường thế giới có nhiều biến động do tác động của nhiều yếu tố, kinh tế thế giới phục hồi chậm, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, giá cả hàng hóa thiết yếu (xăng dầu, vàng) biến động mạnh, tác động tới kinh tế nước ta.

Giá hàng hóa, thị trường trong nước diễn biến theo kịch bản hàng năm, đầu năm tăng cao do vào dịp Tết nguyên đán, đến tháng 3 có xu hướng giảm và giữa năm ổn định, theo đúng quy luật.

Ban Chỉ đạo đã có nhiều giải pháp, với tinh thần không chủ quan, lơ là. Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình giá cả, thị trường từ đầu năm đến nay và dự báo tình hình thời gian tới, trên cơ sở đó có giải pháp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Phó Thủ tướng nhận định, với mức tăng CPI tháng 5 và 5 tháng đầu năm, các diễn biến thị trường đúng theo quy luật thì có thể kiểm soát tốt lạm phát.

10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng

Báo cáo của Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cho thấy, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.

Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%, làm CPI chung tăng 1,03 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.

 

Ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 5 tháng đầu năm 2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.

Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng – Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô như đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, điện, tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Thông tin từ đại diện Bộ Công Thương cho thấy, Bộ luôn theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả hàng hóa và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, các địa phương tổ chức tốt công tác thông tin dự báo giá cả và đánh giá tình hình.

Giá xăng dầu luôn có sự biến động. Từ đầu năm đến tháng 4/2024, giá xăng dầu luôn tăng trưởng, nhưng tháng 5-6/2024 có xu hướng giảm. Giá dầu thô giảm kéo theo giá hầu hết sản phẩm xăng dầu giảm. Giá xăng R92 – là mặt hàng tiêu dùng phổ biến – hiện đã về tiệm cận với mức giá cùng kỳ năm 2023. Tác động của các mặt hàng xăng dầu lên kinh tế vĩ mô là không đáng kể.

ttxvn_gia_xang_1206.jpg
Mua bán xăng dầu tại một điểm kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong điều hành giá xăng dầu. Với việc điều hành 7 ngày như hiện nay, mức chênh lệch giá giữa hai đợt điều chỉnh là không lớn và do vậy, các doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch nhập khẩu xăng dầu. Hiện tồn kho xăng dầu là 1,8 triệu tấn; trong quý 2, 3/2024, về cơ bản nguồn cung xăng dầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Đối với mặt hàng điện, đại diện Bộ này lý giải, giá bán lẻ bình quân điều chỉnh trong năm 2023, hiện nay mức giá điện đang được áp dụng là 2.006,79 đồng/KWh. Để hoàn thiện phương án giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phụ thuộc vào việc kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 và việc xây dựng thông tư hướng dẫn tính toán giá bán lẻ điện bình quân.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023. Bộ đang xây dựng thông tư hướng dẫn tính toán giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định 05, đã đăng website và lấy ý kiến rộng rãi. Dự kiến thông tư được ban hành vào tháng 8/2024.

Khi hai nội dung này được hoàn chỉnh, Bộ Công Thương sẽ có căn cứ để chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hoàn thiện phương án giá bán lẻ điện bình quân, trình Chính phủ.

Có thể gia tăng kỳ vọng lạm phát do cải cách tiền lương

Dự báo một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong những tháng còn lại của năm 2024, Thứ trưởng Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, việc thực hiện lộ trình giá thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí trong giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá tiếp tục là vấn đề cần xem xét thực hiện trong năm 2024 sau khi đã bước đầu được thực hiện trong năm 2023, nhưng với mức độ ít, mang tính “kiềm chế.”

Cụ thể, về giá dịch vụ giáo dục, học phí năm học 2023-2024 và các năm tiếp theo của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên được tiếp tục giữ ổn định như mức thu năm học 2021-2022, do đó trong năm 2024 cơ bản không tác động tới CPI chung.

Với khối giáo dục đại học công lập và giáo dục nghề nghiệp, từ tháng 9/2024, học phí năm học 2024-2025 áp dụng theo mức trần tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP (so với năm học trước, mức trần học phí khối giáo dục đại học tăng bình quân 14%, khối giáo dục nghề nghiệp tăng bình quân 6%). Mặc dù mức trần học phí điều chỉnh tăng, nhưng mức tác động đến CPI thực tế phụ thuộc vào mức học phí cụ thể do các cơ sở giáo dục quyết định.

Việc điều chỉnh giá điện theo kiến nghị từ đầu năm của Bộ Công Thương để bảo đảm phản ánh biến động của các chi phí đầu vào của giá điện, đồng thời hiện tượng thời tiết cực đoan và dự báo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và tiêu dùng tăng mạnh trong thời gian tới cũng sẽ gây áp lực lên lạm phát. Khi chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,33 điểm phần trăm.

gia_dien_1206.jpg

Giá vé máy bay trong nước của các hãng hàng không trong thời gian tới dự báo có thể tăng hơn so với thời điểm trước theo xu hướng chung của giá vé máy bay thế giới do tình trạng thiếu hụt tàu bay, chi phí nhiên liệu tàu bay tăng, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, áp lực do tăng tỷ giá đồng USD so với đồng nội tệ, xung đột vũ trang tại một số quốc gia và khu vực làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm, vật tư, thiết bị ngành hàng không, đồng thời có thể làm thay đổi kéo dài lịch trình, đường bay của các chuyến bay…

Bên cạnh đó, giá các nhóm mặt hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như năng lượng, vật liệu xây dựng… dự báo có biến động, gây áp lực lên lạm phát. Thực hiện cải cách tiền lương của khu vực công theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW và tăng lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp từ 1/7/2024 có thể làm gia tăng kỳ vọng lạm phát kéo theo giá các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên.

Yếu tố giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá được Thứ trưởng Bộ Tài chính điểm ra là lạm phát toàn cầu có thể hạ nhiệt trong năm 2024, có thể giúp Việt Nam giảm bớt áp lực từ kênh “nhập khẩu lạm phát,” đồng thời giúp cải thiện yếu tố tâm lý, kỳ vọng, hỗ trợ công tác kiểm soát lạm phát năm 2024.

Sản xuất nông nghiệp trong nước được kỳ vọng tiếp tục diễn biến thuận lợi, nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là nhân tố quan trọng giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá.

 

Một số chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2024 vẫn tiếp tục được áp dụng tương tự như năm 2023 như giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, dự kiến giảm thuế VAT đối với một số hàng hóa, dịch vụ… góp phần giảm chi phí hình thành giá xăng dầu và các hàng hóa dịch vụ.

Chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong những năm qua sẽ giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát./.

Chu Thanh Vân

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cung-co-niem-tin-cua-nguoi-dan-doanh-nghiep-on-dinh-ky-vong-lam-phat-post958710.vnp

Cùng chủ đề

Chính sách tiền tệ nới lỏng: Cần cẩn trọng và linh hoạt

DNVN - Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, năm 2024, chính sách tiền tệ nói chung, chính sách lãi suất nói riêng cần tiếp tục điều hành theo hướng nới lỏng nhằm góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính sách này cần thận trọng và linh hoạt...

Bộ Công Thương: Điện mặt trời mái nhà có thể xả lên lưới là ‘ưu ái’, ‘may mắn’

Không bán điện vào hệ thống điện, không bán điện cho tổ chức cá nhân khác Bộ Công Thương vừa gửi Bộ Tư pháp thẩm định Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Dự thảo cho phép các doanh nghiệp phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu được đấu nối với hệ thống điện quốc gia (để...

Bộ Công Thương bỏ quy định điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng

Chủ trương của loại hình điện mặt trời mái nhà là cho mục đích tự dùng, không mua bán. Ảnh: Nguyễn Phong Trong bản dự thảo Nghị định mới về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cụm từ "ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng và không được thanh toán" ở bản dự thảo cũ đã được loại bỏ ở bản mới. Thay vào đó, Bộ Công Thương...

Xăng dầu tiếp đà giảm giá, RON 95 III xuống dưới 22.000 đồng/lít

DNVN - Xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh giảm giá từ 15h ngày 6/6. Trong đó, giá xăng RON 95 III đã tụt xuống dưới 22.000 đồng/lít, còn E5 RON 92 chỉ hơn 21.100 đồng/lít. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xem trực tiếp các trận đấu tại EURO 2024 ở đâu, trên kênh nào?

Người hâm mộ bóng đá tại Việt Nam sẽ được theo dõi trực tiếp toàn bộ 51 trận đấu tại Vòng chung kết EURO 2024. TV360 độc quyền toàn bộ quyền khai thác phát sóng và truyền thông giải đấu trên tất cả các hạ tầng truyền hình, mạng xã hội trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Dự kiến, TV360 sẽ chia sẻ quyền phát sóng EURO 2024 với Đài...

Đàn cá heo ở biển Đông bơi, nhào lộn theo tàu ra Trường Sa

Trong chuyến ra thăm, tặng quà quân, dân đảo Trường Sa của Đoàn công tác số 21 năm 2024, nhiều người đã rất phấn khích khi tận mắt nhìn đàn cá heo bơi cùng tàu trên vùng biển rộng lớn của Tổ quốc.Xem cá heo trình diễn, tung hứng đùa giỡn bơi theo tàu ra Trường SaĐằng sau những bữa ăn ngon, đủ đầy trên hải trình đến Trường Sa Cầu vồng tạo nên “vũ điệu” ánh sáng...

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam. Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 11/6, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về...

Sông Hàn rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF 2024

Chủ đề chung của Lễ hội năm nay là “Kết nối toàn cầu - Rạng rỡ năm châu,” trong đó các chủ đề của mỗi đêm hướng đến tôn vinh những giá trị tiêu biểu, vẻ đẹp rạng rỡ. Tối 8/6, tại thành phố Đà Nẵng, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 đã chính thức khai mạc bên dòng sông Hàn thơ mộng. Màn trình diễn pháo hoa lung linh từ đội đương kim vô địch...

Biến giá trị văn hóa Mường và nền Văn hóa Hòa Bình thành tài sản phát triển

Các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án căn cứ nhiệm vụ được giao tập trung triển khai thực hiện. Các huyện, thành phố, sở, ngành thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án... Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình, ngày 17/1/2024, tỉnh đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án. Công tác bảo...

Bài đọc nhiều

Nền kinh tế báo chí – truyền thông Việt Nam: Toàn cảnh và những nút thắt

Vấn đề kinh tế báo chí - truyền thông Việt Nam chưa bao giờ nóng bỏng, phức tạp và nan giải như những năm gần đây. Cả giới báo chí cùng các nhà thiết kế chính sách đã bàn luận về nhiều định hướng, mô hình và phương thức tháo gỡ. Tuy nhiên, bài toán khó dường như vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Những kết quả đạt được mới chỉ tiến đến một vài khía cạnh của...

Những điều từ trái tim…

Cảm xúc chân thành là sợi dây kết nối con người. Những hành động xuất phát từ trái tim có thể chạm đến trái tim, tạo nên mối nhân duyên trong cuộc sống. Dịch vụ từ Tâm sẽ là điều mang đến khách hàng trải nghiệm hài lòng nhất và đưa Ngân hàng, các tổ chức trở thành người đồng hành cùng khách hàng vì điều tốt đẹp nhất không thể nhìn thấy hay chạm vào mà được cảm nhận bằng trái tim.  10h sáng ngày đầu tháng 6, bà T.N.M, 52 tuổi, có...

‘Tâm – Đẹp – Vui’ show diễn mới diễn xướng hầu đồng

“Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" là một tín ngưỡng và nhất là nghi lễ thờ Mẫu vô cùng độc đáo, độc nhất vô nhị thế giới với rất nhiều ý nghĩa nhân văn và nghệ thuật, chạm đến mọi giác quan và cảm xúc của con người. Chính vì vậy mà nghi lễ này đã được UNESCO công nhận di sản văn hỏa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên,...

Sắc màu Suối Tía

Đến Đà Lạt, phần đông du khách đều biết đến hồ Tuyền Lâm, nhưng không nhiều người biết nơi khởi nguồn của dòng nước đổ vào hồ, đó là suối Tía. Suối Tía là nơi khởi nguồn của dòng nước trong xanh đổ vào hồ Tuyền Lâm - hồ nước ngọt lớn nhất Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Nơi đây còn được ví như "cõi thiên thai" giữa lòng Đà Lạt, nhưng lại rất ít du khách biết...

Thị trường truyền thông số Việt Nam: Cơ hội và những mô hình sáng tạo

Trong lĩnh vực truyền thông, truyền thông số phát triển song hành với quá trình chuyển đổi số tạo ra nhiều xu hướng mới, đa dạng nhưng cũng nhiều thách thức. Các nền tảng truyền thông số phổ biến  Hạ tầng công nghệ tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Với sự phát triển của mạng 4G và triển khai mạng 5G, tốc độ và khả năng kết nối Internet đã được cải thiện đáng kể. Sự ra...

Cùng chuyên mục

Kỳ vọng của Viettel Home: Phổ cập dịch vụ an ninh-an toàn tới 100% Hộ gia đình Việt

Là một trong những sản phẩm mới của Tập đoàn Viettel, Viettel Home được nhận định sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới khi nhu cầu các dịch vụ an ninh - an toàn ở Việt Nam ngày càng lớn. Sự xuất hiện của Viettel Home giúp dần hoàn thiện bước tranh chuyển đổi số tại Việt Nam khi giờ đây, các dịch vụ, ứng dụng công nghệ có thể hỗ trợ người dân trong việc đảm bảo an...

Có một Sài Gòn khác trên sông

Trong cộng đồng khách du lịch đến với Việt Nam, có một câu chuyện đùa rằng “kẹt xe cũng là đặc sản của Sài Gòn”. Khi bạn đã quá mệt mỏi với tiếng còi xe ồn ào và khói bụi trên đường nhựa, hãy thử dành một ngày du ngoạn Sài Gòn trên sông bằng xe buýt đường thủy - waterbus.   Các trải nghiệm trên sông là một đặc trưng của du lịch TP HCM. Du khách được ngắm thành...

Xuôi theo phá Tam Giang

Ba dòng sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương hợp lưu vào vùng nước lợ mênh mang, rộng khoảng 22.000ha, đấy chính là phá Tam Giang. Từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, là những ngày đẹp nhất để lên kế hoạch lênh đênh đầm phá nổi tiếng bậc nhất xứ Huế này.   Là vùng đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á, phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện là “bầu sữa” mẹ nuôi sống gần 100.000...

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ, chiếm 16% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này, sau Thái Lan. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%,...

Bộ trưởng Quốc phòng: Khoa học công nghệ góp phần tự lực, tự chủ về vũ khí

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đánh giá, khoa học công nghệ đã có bước trưởng thành, phát triển vững chắc, toàn diện, đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng để quân đội thực hiện mục tiêu tự lực, tự chủ về vũ khí, trang bị kỹ thuật. Sáng 11/6, Bộ Quốc phòng tổ chức trao giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội lần thứ 24. Giải thưởng lần thứ 24 tiếp tục được triển...

Mới nhất

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD. Và tính lũy...

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu lí do Washington không muốn đàm phán về Ukraine

Một số diễn biến liên quan Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Washington sẽ không đàm phán vì thành công trên chiến trường của Nga. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Stephen Bryan cho rằng, Mỹ sẽ không đàm phán về Ukraine vì những thành công của quân đội Nga. “Mỹ thậm chí sẽ không xem xét...

Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu máy đúc chip kém tiên tiến

Các hạn chế thương mại mà Washington áp đặt lên Bắc Kinh đã làm tăng vọt nhu cầu đối với các thiết bị đúc chip kém tiên tiến. Dữ liệu thương mại của Nhật Bản cho thấy Trung Quốc chiếm một nửa số lô hàng thiết bị sản xuất chất bán dẫn, linh kiện cho máy móc này cũng...

Giá năng lượng ghi nhận chuỗi tăng ổn định

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 10/6/2024: Hàng loạt hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/6/2024: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động trái chiều Lực mua áp đảo trên nhóm năng lượng và nguyên liệu công nghiệp. Trong khi...

Khai giảng lớp học miễn phí nhiếp ảnh nghệ thuật bằng điện thoại thông minh

Sáng 12/6, Trung tâm Thông tin Triển lãm TPHCM (thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM) tổ chức khai mạc lớp “Nhiếp ảnh nghệ thuật...

Mới nhất

Phân hóa và cơ hội