Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCủng cố các động lực để thúc đẩy tăng trưởng

Củng cố các động lực để thúc đẩy tăng trưởng


Tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, Quốc hội đã nghe Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024…

Lưu ý các điểm nghẽn lớn của nền kinh tế

Về triển khai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, thực hiện Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung triển khai Nghị quyết số 01, 02 và các Nghị quyết của Chính phủ, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm
Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm

Trọng tâm là hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các Chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng trong nước; tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước; bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu; phát triển du lịch; xử lý những vấn đề tồn đọng kéo dài; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm việc với các địa phương để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia theo tinh thần “ba ca, bốn kíp”, “vượt nắng, thắng mưa”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, quyết tâm hoàn thành sớm nhất với chất lượng cao nhất. Chính phủ nhận định: Nhìn chung, tình hình kinh tế – xã hội những tháng đầu năm 2024 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên các lĩnh vực; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm…

Về tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao. Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn. Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm. Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu. Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng còn chậm. Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong thời gian tới khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, đẩy mạnh tăng tốc, bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng nêu 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp triển khai trong thời gian tới. Trong đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; Đồng thời, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh lưu ý thêm, tăng trưởng kinh tế theo giai đoạn có xu hướng giảm dần, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế 2023 không đạt mục tiêu, tạo thách thức rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2021-2025.

Đối với năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, tình hình thế giới năm 2024 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Trong khi, năm 2024 là năm “nước rút”, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và các nghị quyết khác của Quốc hội, trong những tháng còn lại của năm 2024, Chính phủ cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô. Cụ thể, cần tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kiểm soát lạm phát, tỷ giá không để xảy ra các cú sốc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; củng cố, giữ vững vai trò và làm mới các động lực tăng trưởng chính, động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động; thúc đẩy chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ; triển khai nhanh, hiệu quả Quy hoạch, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là điện, xăng dầu, không để tái diễn tình trạng thiếu điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Thêm vào đó, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Duy trì ổn định thanh khoản và giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng; triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém; có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh, tiếp tục có giải pháp hạ lãi suất cho vay. Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản cùng với có các giải pháp để ổn định và thúc đẩy các thị trường phát triển, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Phối hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, cần tăng cường quản lý, chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại; tích cực thu hồi nợ thuế; điều hành chi bám sát dự toán, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm quốc gia, cải cách tiền lương, an sinh xã hội; chủ động kiểm soát, ứng phó với các rủi ro, đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước, bội chi, nợ công; tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/cung-co-cac-dong-luc-de-thuc-day-tang-truong-151887.html

Cùng chủ đề

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu “trên dưới đồng lòng” hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 10%

(NLĐO) - Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo mạnh mẽ về tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng cơ chế phối hợp theo tinh thần "dọc ngang, thông suốt" ...

‘Điểm danh’ những doanh nghiệp đầu ngành có triển vọng tăng trưởng tích cực

DNVN - Trong số những doanh nghiệp đầu ngành được Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo triển vọng tăng trưởng tích cực trong năm 2025 có Tập đoàn FPT, CTCP Sữa Việt Nam, CTCP Cơ điện lạnh, Tập đoàn Hoà Phát... cùng một số ngân hàng. ...

Kinh tế 2024 – Dự báo 2025: Nền tảng vững cho chứng khoán Việt trong năm 2025

Tuy vậy, việc Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán (sửa đổi), cùng những nỗ lực nâng hạng của cơ quan quản lý được cho là sẽ tạo ra nền tảng phát triển vững chắc thị trường chứng khoán Việt Nam.Củng cố pháp lý và ứng dụng công nghệ caoTheo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài Chính), trong năm 2024, Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã rất nỗ lực, tiếp thu các...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù: Đà Nẵng “đi trước mở đường”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15. Đây là nghị quyết quan trọng về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy sự phát triển của TP. Đà Nẵng. Phiên họp không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ mà còn khẳng định vị thế chiến lược của Đà...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển...

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

Bài đọc nhiều

Cây thông Baby Three hút khách dịp Giáng sinh

Cơn sốt Baby Three dường như chưa hạ nhiệt, khi được kết hợp trang trí với cây thông Noel có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng đang rất thu hút giới trẻ dịp Giáng sinh năm nay. ...

Cảnh báo tình trạng giả mạo mã số đóng gói xuất khẩu sầu riêng

Ngày 20-12, Công ty TNHH thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T phát đi thông báo khẩn về việc mã số cơ sở đóng gói VN-BTPH-036 của công ty đang bị làm giả và sử dụng trái phép để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc. ...

Bộ Tài chính đề xuất mới: Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng bị tạm hoãn xuất cảnh

Đây là thông tin mới được Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính Hoàng Thái Sơn trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh. Nâng ngưỡng nợ thuế, thời gian nợ bị hoãn xuất...

Cơn sốt Baby Three, Labubu ‘đổ bộ’ đến triển lãm quốc tế đồ chơi trẻ em và quà tặng

Dù là triển lãm quốc tế để kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thị trường nhưng sức hấp dẫn của các thương hiệu đồ chơi Trung Quốc khiến triển lãm thành nơi 'check-in', đổ bộ của Baby Three, Labubu. Cơn sốt săn đồ chơi...

Pop Mart lập kỳ tích: Cổ phiếu tăng 368%, vươn tầm quốc tế với ‘túi mù’

Pop Mart, công ty đồ chơi sưu tập Trung Quốc, đã trở thành hiện tượng toàn cầu với mức tăng trưởng cổ phiếu ấn tượng 368% trong năm 2024. Báo South China Morning Post ngày 20-12 cho biết Pop Mart, công ty chuyên sản...

Cùng chuyên mục

Tỉ lệ cất cánh đúng giờ của Vietnam Airlines năm 2024 ra sao?

Vietnam Airlines đạt tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) cao xấp xỉ 82% trong 11 tháng 2024. Kết quả này cao hơn đáng kể so với mức trung bình 73,7% của toàn ngành hàng không Việt Nam. Đối với tác động từ thời...

Kế hoạch chào bán cổ phiếu của DIC Corp lại ngưng giữa chừng

Hội đồng quản trị DIC Corp (DIG) đánh giá thị trường chứng khoán không thuận lợi nên dừng đợt chào bán để đảo bảo lợi ích của cổ đông. Đây không phải là lần đầu tiên DIC Corp lên kế hoạch rồi đột ngột huỷ phương án tăng vốn. Hội đồng quản trị DIC Corp (DIG) đánh giá thị trường chứng khoán không thuận lợi nên dừng đợt chào bán để đảo bảo lợi ích của cổ đông. Đây...

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng được vinh danh ở Indonesia

VinFast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng vừa được vinh danh là "Thương hiệu xe có đóng góp lớn nhất cho Môi trường và Bền vững của Indonesia" vì những nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại đất nước vạn đảo. ...

Quy định mới nhất nhà đầu tư chứng khoán cần biết từ 1-1-2025

(NLĐO) – Nhà đầu tư chứng khoán chưa cập nhật căn cước công dân (CCCD) gắn chip/Thẻ căn cước sẽ không thể giao dịch trực tuyến từ ngày 1-1-2025. ...

Quýt hồng Lai Vung lên chậu kiểng đi Hà Nội

Quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cung ứng cho thị trường Tết Ất Tỵ khoảng 4.000 tấn, riêng quýt kiểng trồng chậu được khách Hà Nội đặt hàng sớm, nhà vườn phấn khởi. Ông Nguyễn Hùng Dũng, ngụ xã Vĩnh Thới, huyện Lai...

Mới nhất

Kiểm tra đột xuất, phát hiện nhiều giáo viên ở TPHCM dạy thêm

Mới đây UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TPHCM kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều điểm dạy thêm không phép trên địa bàn. Tại một số nhà gần Trường Tiểu học Ngô Quyền, đoàn kiểm tra của phường nhận thấy bên trong ngôi nhà một số trẻ đang ngồi chơi với nhau. Đoàn kiểm tra...

Vietravel Airlines được vinh danh Thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Ngày 22/12, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức được vinh danh tại Lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 ở 2 hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024” và Doanh nhân trí thức tiêu biểu Việt Nam 2024”. Vinh danh Vietravel Airlines ở hạng mục là “Top 10 Thương hiệu...

Sacombank 33 năm vững bước đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Sau hơn ba thập kỷ bứt phá và không ngừng đổi mới sáng tạo, Sacombank đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với tiềm năng tăng trưởng ấn tượng, sẵn sàng bước vào tuổi 33 với bản lĩnh và vị thế vươn cao. Ngày 20/12/2024, Sacombank tổ chức Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập (21/12/1991 - 21/12/2024), vinh...

Phòng ngừa mày đay bùng phát vào mùa đông

NDO - Vào mùa đông, mày đay là một tình trạng rất hay gặp do người mắc có cơ địa da nhạy cảm, khi trời chuyển lạnh và kết hợp với sự khô hanh sẽ là tác nhân làm bùng phát hoặc nặng thêm tình trạng này. Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung...

Vietjet chung tay mang đến những ngôi nhà đẹp như mơ cho người dân Làng Nủ

Sáng 22/12, buổi lễ khánh thành và bàn giao khu tái định cư Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã diễn ra, mang lại niềm hân hoan cho hàng chục hộ gia đình ngay trước thềm Tết Nguyên đán. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự sự kiện, cùng với sự đồng hành của Quỹ...

Mới nhất

Sắc bướm rừng Mã Đà