Trang chủChính trịNgoại giaoCùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai

Cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai


Chia sẻ của Đại sứ Trần Đức Bình, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao về nỗ lực và đóng góp hết mình của Việt Nam vì sự lớn mạnh và phát triển của ASEAN, trong đó có sáng kiến Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF).

Cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai
Trong khuông khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN-43 và các hội nghị liên quan tại thủ đô Jakarta, Indonesia, chiều 4/9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) năm 2023. (Ảnh: Anh Sơn)

Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong việc hợp tác với các thành viên nhằm xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN thời gian qua?

Trong những năm qua, với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam tham gia sâu rộng và toàn diện vào hợp tác ASEAN với những đóng góp quan trọng cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, kết nối và mở rộng quan hệ của ASEAN với các đối tác, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của ASEAN ở khu vực và thế giới.

Trước tiên, có thể nói chính những thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội, sự ổn định chính trị và lãnh đạo có tầm nhìn quốc tế và khu vực, cùng sự năng động của doanh nghiệp và năng lượng mạnh mẽ của người dân Việt Nam đã có tác động hết sức tích cực cho hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Việt Nam luôn tiên phong trong việc triển khai các trọng tâm ưu tiên và thực hiện đầy đủ các cam kết trong tiến trình xây dựng cộng đồng. Về kinh tế, Việt Nam chủ động tham gia tiến trình liên kết kinh tế ASEAN, là một trong những nước có tỷ lệ thực hiện cao Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Đặc biệt, bất chấp đại dịch Covid-19, năm 2020, Việt Nam thúc đẩy thành công ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại lớn nhất toàn cầu do ASEAN dẫn dắt với sự tham gia của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong thúc đẩy hợp tác văn hóa – xã hội ASEAN, triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác và đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực trên nhiều lĩnh vực như lao động, giáo dục, phụ nữ và trẻ em… Việt Nam đi đầu trong việc tăng cường sự kết nối và liên kết khu vực, ứng phó với các vấn đề mới nổi như biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học…

Việt Nam đã chủ trì thực hiện nhiều dòng hành động trong Kế hoạch tổng thể chính trị – an ninh ASEAN và phát huy vai trò tham vấn và phối hợp hành động đối phó hiệu quả với các vấn đề có tác động đến hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực. Các đề xuất và sáng kiến của Việt Nam trong các diễn đàn của ASEAN, như ARF, ADMM+, được các nước ASEAN và đối tác ủng hộ, góp phần tăng cường xây dựng lòng tin và khả năng ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Với tư cách là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng, Việt Nam phát huy thành công vai trò cầu nối, giúp nâng tầm quan hệ giữa ASEAN và đối tác, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước, góp phần củng cố vị thế ASEAN trên trường quốc tế.

Đảm nhận trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 1998, 2010 và 2020, Việt Nam thể hiện khả năng lãnh đạo quyết đoán trong việc điều hành khu vực nhằm thực hiện các ưu tiên quan trọng và xử lý hiệu quả các thách thức. Đặc biệt, trong năm 2020, Việt Nam thể hiện vai trò dẫn dắt, cùng các nước ASEAN đối phó hiệu quả đại dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phục hồi bền vững. Các sáng kiến do Việt Nam đề xuất như Quỹ ứng phó dịch bệnh Covid-19, Kế hoạch Hành động Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế và kết nối chuỗi cung ứng ASEAN và Khung phục hồi tổng thể ASEAN đã trở thành tài sản chung quan trọng, được triển khai rộng rãi.

Cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai
Đại sứ Trần Đức Bình từng là Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng và Nội bộ nhiệm kỳ 2021-2024.

Sáng kiến AFF có ý nghĩa thế nào đối với Hiệp hội trước cột mốc Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025?

Sáng kiến AFF được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khởi xướng sẽ được tổ chức trong bối cảnh ASEAN đang hoàn tất Tầm nhìn ASEAN 2025 và định hình Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Thông qua các phiên thảo luận về “phát triển nhanh và bền vững, lấy con người làm trung tâm”, Diễn đàn là cơ hội để các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách, chuyên gia của ASEAN và các đối tác trao đổi, tìm ra các giải pháp cho ASEAN trước các xu thế, thách thức toàn cầu, và quan trọng hơn là đề xuất các khuyến nghị chính sách mang tính đột phá, sáng tạo cho sự phát triển, liên kết và hợp tác của ASEAN.

Tầm nhìn của ASEAN trong 20 năm tới dựa trên ba định hướng cơ bản, đó là duy trì giá trị cốt lõi và nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, đưa ASEAN trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới. Các xu thế của thời đại đặt ra cho ASEAN những yêu cầu đổi mới trong tư duy, sáng tạo trong hành động và đột phá trong ý tưởng để vươn tầm bứt phá, thực sự là tâm điểm của hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên tinh thần đó, AFF sẽ bổ trợ, đóng góp cho quá trình xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, xây dựng một ASEAN tự cường, năng động, sáng tạo và lấy người dân làm trung tâm.

Ngay từ khi còn là ý tưởng, Diễn đàn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các nước thành viên và đối tác, không chỉ về nguồn lực mà quan trọng là sự khẳng định tham gia của các nhà Lãnh đạo các nước như Thủ tướng Lào với cương vị là Chủ tịch ASEAN 2024 và Thủ tướng Malaysia, với cương vị là Chủ tịch ASEAN năm 2025, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng thư ký ASEAN, các nhà nghiên cứu và học giả nổi tiếng ở khu vực… thể hiện sự quan tâm và kỳ vọng đối với Diễn đàn và nhất là những giải pháp tích cực mà AFF sẽ trao đổi và đề xuất.

Cùng ASEAN viết tiếp câu chuyện thành công trong tương lai
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam thể hiện vai trò dẫn dắt, cùng các nước ASEAN đối phó hiệu quả đại dịch Covid-19, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy phục hồi bền vững.

Những sáng kiến như vậy mang thông điệp gì về nỗ lực đóng góp của Việt Nam trong chặng đường phát triển của ASEAN?

Sau gần ba thập niên tham gia ASEAN, Việt Nam khẳng định rõ nét hình ảnh của một thành viên chủ động, tích cực, trách nhiệm, luôn nỗ lực hết mình vì Hiệp hội. Trước những yêu cầu chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực, Việt Nam mong muốn đóng góp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho sự phát triển của Cộng đồng.

AFF chính là minh chứng cho những nỗ lực và đóng góp đó của Việt Nam, với kỳ vọng tạo cơ hội trao đổi rộng rãi về những giải pháp đột phá cho hợp tác và liên kết của ASEAN. Thông điệp xuyên suốt mà Việt Nam muốn truyền tải qua Diễn đàn là tinh thần gắn bó, đồng hành, cùng ASEAN viết tiếp những câu chuyện thành công trong tương lai.

Trước hết, câu chuyện về ASEAN tự cường và thích ứng. Sau gần 60 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã trở thành một hình mẫu thành công, đóng vai trò không thể thiếu đối với hòa bình, an ninh, phát triển của khu vực. Trước những biến động phức tạp, khó lường, yêu cầu đặt ra cho ASEAN là giữ vững đà hợp tác trên nền tảng nguyên tắc và giá trị cốt lõi, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu và quan tâm của các nước thành viên.

Thứ hai, câu chuyện về ASEAN phát triển năng động và bền vững. Những năm qua, tầm vóc của ASEAN là từ khóa được quan tâm bởi nỗ lực của ASEAN vượt qua các thách thức và phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Phát huy đà thành công đó, điều quan trọng với ASEAN là nắm bắt và làm chủ các xu hướng phát triển về xanh, số và bền vững đang diễn ra mạnh mẽ. Chủ đề mà Thủ tướng Chính phủ lựa chọn cho Diễn đàn lần này đáp ứng rất kịp thời quan tâm của ASEAN, khu vực và cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng kỳ vọng các trao đổi tại Diễn đàn lần này sẽ góp thêm tiếng nói và động lực cho Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai mà Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 9/2024.

Câu chuyện cuối cùng và không kém phần quan trọng là về ASEAN lấy người dân làm trung tâm. Có thể nói, Việt Nam đã góp phần quan trọng để đưa quan điểm này thành định hướng bao trùm của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Tại các Hội nghị của ASEAN ở tất cả các cấp, các kênh hợp tác, chúng ta đã thể hiện nhất quán và mạnh mẽ tinh thần “lấy người dân làm trung tâm, mục tiêu và động lực của tiến trình xây dựng Cộng đồng”. Diễn đàn lần này được kỳ vọng tiếp tục có những trao đổi sâu và thấu đáo hơn để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bao trùm, phục vụ lợi ích thiết thực của người dân, doanh nghiệp và địa phương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

ASEAN ủng hộ Liên Hiệp Quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

Ngày 5-11, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục 'Các vấn đề thông tin'. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: TTXVN Phó tổng thư...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10/2024. Ngân hàng HSBC khẳng định, Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN. Ảnh: Chinhphu.vn Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Ukraine tấn công nhà máy hóa chất của Nga, Tổng thống Zelensky điện đàm với Tổng thống đắc cử Donald Trump

Theo một nguồn tin từ Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), Kiev đã tấn công nhà máy hóa chất Aleksinsky của Nga – cơ sở sản xuất thuốc nổ, đạn dược và vũ khí ở khu vực Tula - bằng thiết bị bay không người lái vào ban đêm.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Mới nhất