Trang chủKinh tếNông nghiệpCủ nâu, củ rừng có nơi vứt lay vứt lóc, ở Phú...

Củ nâu, củ rừng có nơi vứt lay vứt lóc, ở Phú Thọ dân làm nộm thịt, nộm cá, nhà giàu vạn người mê


Đồng bào Mường ở vùng núi Thanh Sơn, Tân Sơn ngàn đời nay vốn gắn bó sâu nặng với thiên nhiên. 

Tập quán sinh hoạt trên những triền núi, gần những con sông, con suối nhỏ, trồng lúa dưới chân núi trũng nước, săn bắt hái lượm trên rừng và đánh bắt cá tôm ở khe suối, lòng sông… đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào nơi đây thụ hưởng nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn dồi dào, sẵn có nơi núi rừng.

Trong kho tàng ẩm thực phong phú của người Mường, bên cạnh sở thích chế biến những món ăn có vị chua, vị đắng như: Củ kiệu muối; rau sắn muối dưa; măng đắng; lá, hoa, quả đu đủ; rau đốm… thì đồng bào nơi đây còn ưa dùng một loại củ rất đặc biệt có vị chát, đó là củ nâu.

Củ nâu là thực vật dây leo, củ phát triển ở trên mặt đất, thịt bên trong có màu đỏ hoặc vàng, vỏ ngoài màu nâu, sần sùi; có tác dụng khử mùi tanh rất tốt, giúp thực phẩm giữ được vị ngọt nguyên bản. Bởi lẽ đó, người Mường thường chọn loại củ này trong chế biến các món nộm thịt, cá.

Loại củ rừng to bự này khử tanh cực tốt, ở Phú Thọ dân đào về làm món ngon  - Ảnh 1.

Củ nâu có tác dụng khử mùi tanh rất tốt, thường được người Mường sử dụng trong chế biến các món nộm thịt, cá.

Ông Hà Văn Quang – khu 7, xã Kiệt Sơn, huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) cho biết: “Để chế biến món nộm củ nâu, tùy vào số lượng người ăn mà chúng tôi sẽ chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ. 

Thịt lợn chọn loại lợn rừng nuôi thả rông, cá suối sẽ là loại cá trắng hoặc cá bống; rửa sạch, xắt miếng khoảng 3-4cm. 

Riêng với thịt, chúng tôi sẽ hơ xém lửa để phần bì khô, giòn và dậy mùi. Củ nâu bỏ vỏ, rửa sạch rồi thái và giã nhuyễn. 

Sau khi sơ chế các nguyên liệu sẽ được cho vào bát to, trộn đều tay. Để món ăn thơm ngon, trọn vị, việc lựa chọn gia vị được người Mường chúng tôi chuẩn bị rất kỹ lưỡng, gồm: Muối, mì chính, hạt dổi, tỏi, lá chanh, lá mơ, lá nhội, mẻ…”.

Loại củ rừng to bự này khử tanh cực tốt, ở Phú Thọ dân đào về làm món ngon  - Ảnh 2.

Cá nộm củ nâu – một trong những món ăn độc đáo của người Mường Phú Thọ.

Loại củ rừng to bự này khử tanh cực tốt, ở Phú Thọ dân đào về làm món ngon  - Ảnh 3.
Loại củ rừng to bự này khử tanh cực tốt, ở Phú Thọ dân đào về làm món ngon  - Ảnh 4.

Người Mường thường ăn nộm củ nâu chấm với mẻ chua. Mẻ chua xay nhuyễn nấu lửa nhỏ sao cho không bị loãng, khi sôi tạo độ sệt vừa phải. 

Tùy theo sở thích, người ăn có thể ăn nộm củ nâu kèm với nhiều loại lá khác nhau (như lá sung, lá mơ, lá nhội…); vị ngọt từ thịt, vị chát nhẹ của củ nâu quyện lẫn vị chua của mẻ, tạo nên hương vị bùi, béo ngậy rất lạ, rất riêng.

Món thịt, cá nộm củ nâu thường được bày trong mâm cỗ lót lá chuối theo hình tròn cùng các loại thức ăn chế biến từ thịt lợn như: Lòng, tim, gan luộc chín; thịt nướng, chả lá bưởi; thịt luộc… vào mỗi dịp lễ, Tết, hội hè, cưới hỏi, về nhà mới. 

Với người Mường, mỗi món ăn trên mâm cỗ truyền thống đều mang những nét riêng, chứa đựng những ân tình của đồng bào trong tương quan với đất, trời, rừng, núi… và món thịt nộm nâu cũng là một nét đặc sắc ẩm thực riêng, gắn liền với tập quán sinh hoạt của dân tộc Mường ở Phú Thọ.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng, văn hóa ẩm thực độc đáo của người Mường Phú Thọ cũng được đông đảo du khách thập phương biết đến và thưởng thức; qua đó góp phần gìn giữ lan tỏa nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điểm nhấn cho du lịch cộng đồng trên mảnh đất Trung Du.

Mùa này, tiết trời mát mẻ, người Mường vùng cao Thanh Sơn, Tân Sơn vẫn nói vui với nhau rằng, bữa cơm chỉ cần một ít thịt, cá nộm củ nâu cùng chóe rượu ngô, chén cơm nóng hổi là ngon quên đường về!





Nguồn: https://danviet.vn/cu-nau-cu-rung-co-noi-vut-lay-vut-loc-o-phu-tho-dan-lam-nom-thit-nom-ca-nha-giau-van-nguoi-me-20241018202307799.htm

Cùng chủ đề

nông thôn mới chuyển mình tại các xã miền núi

Trong đó, nhiều hộ người Mường và Dao hưởng ứng cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, đi đầu trong phong trào giúp các xã hoàn thành chỉ tiêu trong việc xây dựng nông thôn mới. Tự nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới Huyện Ba Vì có 31 xã, thị trấn, riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn; đồng bào dân tộc thiểu số có...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cả nước đào tạo được 756 giảng viên về sức khỏe cây trồng

Ông Đỗ Văn Vấn - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đào tạo được 756 giảng viên IPHM (chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp triển trên nền tảng IPM trước đây) trên...

“Đông ấm” trong giá rét của thầy trò vùng cao Hà Giang

Mùa đông, tại các vùng núi cao của tỉnh Hà Giang thường xuyên xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Trước tình hình đó, huyện Yên Minh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe học sinh trong mùa đông khắc nghiệt. ...

Trồng nhãn Ido, mai vàng, mai chiếu thủy, cây hạnh kiểng, một người Cần Thơ giàu hẳn lên

Với sự năng động của một nhà nông làm kinh tế giỏi, ông Lê Văn Hiền, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, kết hợp đầu tư mô hình trồng cây...

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Cả nước đào tạo được 756 giảng viên về sức khỏe cây trồng

Ông Đỗ Văn Vấn - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật đã đào tạo được 756 giảng viên IPHM (chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp triển trên nền tảng IPM trước đây) trên...

Trồng nhãn Ido, mai vàng, mai chiếu thủy, cây hạnh kiểng, một người Cần Thơ giàu hẳn lên

Với sự năng động của một nhà nông làm kinh tế giỏi, ông Lê Văn Hiền, khu vực Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng nhãn Ido, kết hợp đầu tư mô hình trồng cây...

Bông sậy, thứ hoa dại của cỏ hoang vạ vật triền sông trong gió lạnh đầu mùa sao lại đẹp đến thế?

Khi những cơn lạnh ùa về, ta mới nhận ra thêm một mùa gió nữa đi qua trong đời. Nhìn những bông sậy trổ cờ, bay phất phới trong làn gió bấc mênh mông, lòng chợt sống dậy một miền ký ức xưa xa. ...

Rộn ràng chuẩn bị hàng Tết ở “thủ phủ” quất lớn nhất miền Trung

Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán 2025 nhưng theo ghi nhận của PV tại thủ phủ quất miền Trung (xã Cẩm Hà, TP Hội An, Quảng Nam) không khí đã trở nên rộn ràng, người dân tất bật chăm sóc, tưới tiêu để kịp mùa Tết. ...

Cọ ỏm -Loại quả quê gắn với người dân Đất Tổ, từ cành, lá đến quả,… đều có công dụng riêng

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà...

Mới nhất

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

THILOGI là đơn vị góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Nhằm tiếp cận với các xu hướng logistics mới, xây dựng mạng lưới đại lý,...

Nobu Danang – Công trình định danh đô thị mới của thành phố đáng sống

Nằm trên giao lộ huyết mạch, trực diện Trung tâm Tài chính khu vực tương lai, Nobu Danang không chỉ là một công trình đẳng cấp, mà mang tính biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ của Đà Nẵng. Nobu Danang - Công trình định danh đô thị mới của "thành phố đáng sống"Nằm trên giao lộ huyết mạch,...

Nhặt được 40 triệu đồng, một phụ nữ nộp lại để trả người đánh rơi

Trong lúc đến chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, anh Kim Hùng Cường đánh rơi hơn 40 triệu đồng, bốn tờ 2 USD cùng giấy đăng ký xe. Chỉ 3 phút sau, chị Nguyễn Ngọc Hương nhặt được và mang đến công an giao...

Lập hội đồng đánh giá lại luận án tiến sĩ bị kết luận đạo văn

Đại học Huế cho biết sẽ mời các chuyên gia để lập hội đồng thẩm định lại luận án tiến sĩ được xác định có đạo văn. ...

Mới nhất