Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựng“Cú hích” tăng trưởng kinh tế

“Cú hích” tăng trưởng kinh tế


Dù các địa phương riêng lẻ vẫn đang tăng trưởng tích cực, nhưng để tạo được bước đột phá, phải thúc đẩy liên kết vùng.





Sự xuất hiện của hàng loạt nhà sản xuất lớn là một trong những nguyên nhân khiến Bắc Giang tăng trưởng bứt phá. Trong ảnh: Nhà máy Samkwang tại thị xã Việt Yên, Bắc Giang

Mảnh ghép sáng màu của bức tranh kinh tế

Dù số liệu thống kê cuối cùng về tăng trưởng GDP của cả nước vẫn chưa thể sớm được “chốt sổ”, nhưng bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm bắt đầu được hé lộ. Trong bức tranh ấy, các mảnh ghép – kinh tế của 63 địa phương – đã cho thấy những gam màu sáng. Và nổi bật nhất vẫn là Bắc Giang, địa phương trong thời gian gần đây đã có sự bứt tốc mạnh mẽ cả về thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GRDP.

Số liệu thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng GRDP của Bắc Giang lên tới 14,14%, dẫn đầu cả nước. Quý I/2024, địa phương này cũng dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP. Sự xuất hiện của hàng loạt nhà sản xuất lớn, như Foxconn, Luxshare ICT, Fukang, Hana Micron…, chính là một trong những nguyên nhân khiến Bắc Giang tăng trưởng bứt phá như vậy. Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã tăng tới 26,64% so với cùng kỳ và đây chính là một động lực tăng trưởng quan trọng.

Trong khi đó, nhiều địa phương khác cũng có mức tăng trưởng GRDP tích cực. Chẳng hạn, Khánh Hòa tăng trưởng 12,73% trong 6 tháng đầu năm. Con số này ở Quảng Ninh là 9,02%; Nam Định là 8,56%; Bình Định 7,6%; Đồng Nai 6,8%… Các tốc độ tăng trưởng này hầu hết đều cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP của 6 tháng đầu năm ngoái.

Xu hướng tích cực còn đến với cả Hà Nội và TP.HCM. Hai đầu tàu kinh tế này trong nửa đầu năm đã đạt mức tăng trưởng GRDP tương ứng là 6% và 6,46%. Cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng GRDP của Hà Nội là 5,97%, trong khi của TP.HCM là 3,55%. Xu hướng tích cực của kinh tế Hà Nội và sự phục hồi của kinh tế TP.HCM là điều khá rõ nét.

Chính Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khi phát biểu tại Hội nghị lần thứ 31, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 mới đây đã nói rằng, đây là kết quả “rất đáng ghi nhận” trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.

Không chỉ các địa phương trên, mà Bắc Ninh cũng bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng. Quý I/2024, địa phương này vẫn tăng trưởng âm 3,83%; nửa đầu năm ngoái tăng trưởng âm 12,59%; còn 6 tháng đầu năm nay đã tăng trưởng 2,32%. Tuy chưa phải là một mức tăng trưởng cao, song việc sau hơn 1 năm, GRDP của Bắc Ninh tăng trưởng dương trở lại đã cho thấy, kinh tế tỉnh đã “thoát đáy”. Khó khăn đã qua đi, kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng và đây chính là tiền đề quan trọng để Bắc Ninh hoàn thành kế hoạch cả năm 2024.

“Cú hích” cho tăng trưởng

Xu hướng tăng trưởng của các địa phương là tích cực và điều này chắc chắn sẽ góp phần quan trọng đưa kinh tế Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng, dần dần vượt qua được nỗi lo không theo kịp thế giới mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhắc đến trong Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024 vừa qua. Theo Bộ trưởng, một số nước đã và đang triển khai các gói kích thích kinh tế mới, làm tăng thêm sức ép cạnh tranh, yêu cầu nền kinh tế phải phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn nữa.

Tại các báo cáo trình Chính phủ gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên tục nhấn mạnh đến việc thực thi các quy hoạch vùng, thúc đẩy liên kết vùng.

Để kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn nữa, hàng loạt giải pháp đã được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất, như thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng truyền thống, tận dụng, phát huy các động lực tăng trưởng mới, đến từ kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, các lĩnh vực sản xuất mới như bán dẫn, AI… Trong số đó, tại các báo cáo trình Chính phủ gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng liên tục nhấn mạnh việc thực thi các quy hoạch vùng, thúc đẩy liên kết vùng. Thậm chí, liên kết vùng còn được coi là “chìa khóa” để thúc đẩy tăng trưởng, tạo đột phá cho kinh tế – xã hội các địa phương, cũng như cả nước.

Tháng 5/2024, tức là sau hơn 2 năm kể từ khi quy hoạch vùng đầu tiên được thông qua – Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lần lượt các quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Các hội đồng điều phối vùng kinh tế cũng được thành lập. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, hay xây dựng các dự án có tính chất liên vùng đã và đang cấp tập được triển khai…

“Liên kết vùng giờ đây đã trở thành xu thế tất yếu. Phải liên kết vùng chặt chẽ để có thể hỗ trợ nhau, bổ sung nhau, liên kết với nhau để có thể cùng nhau khai thác, tận dụng hết các lợi thế, tiềm năng của nhau và mang lại những giá trị lớn hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nói như vậy và cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và trong các nghị quyết gần đây của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc liên kết vùng.

Cụm từ “đột phá” được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắc đến rất nhiều khi công bố các quy hoạch vùng, cũng như đề cập việc thúc đẩy liên kết vùng. Khi công bố Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh 6 chữ “Truyền thống – Liên kết – Bứt phá”. Còn đề cập Quy hoạch Vùng Đông Nam bộ, Bộ trưởng dùng 3 từ “đột phá, tiên phong, liên kết”…

Ông cũng nhắc đến câu chuyện chỉ sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế Vùng đã có sự thay đổi tích cực. Tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2023 đạt 5,51%, còn quý I/2024 đạt 6,27%, cao hơn bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, trong 11 dự án, nhóm dự án quan trọng, liên kết vùng, đã hoàn thành 3 cảng hàng không và 1 cảng biển…

Liên kết vùng rõ ràng đang mang lại những hiệu ứng tích cực cho kinh tế – xã hội toàn vùng và từng địa phương trong vùng. Thúc đẩy liên kết vùng sẽ là một “cú hích” cho tăng trưởng.





Nguồn: https://baodautu.vn/thuc-day-lien-ket-vung-cu-hich-tang-truong-kinh-te-d217966.html

Cùng chủ đề

Năm 2024: Tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6,8%-7%

Theo Bộ KH-ĐT, tăng trưởng GDP cả năm dự kiến đạt 6,8%-7%. Chỉ tiêu quan trọng duy nhất dự báo không đạt mục tiêu đề ra là chỉ tiêu GDP bình quân đầu người (dự kiến 4.647 USD, mục tiêu đề ra là 4.700-4.730 USD). Theo dự thảo báo cáo của Bộ KH-ĐT chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, bất chấp những khó khăn, thách thức rất lớn, dự báo...

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Tìm cơ hội từ kinh tế số

“Một nền kinh tế độc lập và tự chủ không đồng nghĩa với việc Lào phải tự sản xuất, chế tạo mọi thứ, mà đúng hơn là nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc thông qua việc sử dụng hiệu quả nhất tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực tiềm năng khác của đất nước”.

Làm sao ‘bơm’ hơn 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia lưu ý việc thúc tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng phải hợp lý, kiểm soát được lạm phát, tránh để dòng tiền chảy một cách "dễ dãi" sang thị trường tài sản.Trông chờ doanh nghiệp tăng vayTheo báo cáo mới nhất của Chứng khoán VPBanks, tăng trưởng tín dụng...

Tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, châu Âu cần thêm 800 tỷ Euro mỗi năm

Ngày 9/9, trong báo cáo dài 400 trang trình bày tại Brussels (Bỉ), ông Mario Draghi, cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kêu gọi một khoản đầu tư khổng lồ trị giá 800 tỷ Euro (tương đương 883,3 tỷ USD) mỗi năm để giải cứu kinh tế khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng Trạch

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng TrạchChiều 11/9, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Hải Châu và Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Phan Phong Phú đã đi kiểm tra dự án xây dựng Trung tâm y tế huyện Quảng Trạch. Tại buổi làm...

Đề xuất áp dụng thủ tục đặc biệt với dự án công nghệ cao

TPO - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghệ cao, cấp phép trong vòng chỉ 15 ngày. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung 4 luật liên quan tới đầu tư, gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Tại...

Mặt đứng bền vững cho công trình xanh

Yếu tố không thể thiếu Bộ Xây dựng cho biết, theo số liệu thống kê, hiện cả nước có trên 400 công trình xanh với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10 triệu m2. Số lượng công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện nay đã vượt chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc...

Vốn ngoại ‘đổ’ mạnh vào bất động sản

TPO - Trong 8 tháng đầu năm, vốn ngoại giải ngân vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt 1,27 tỷ USD, gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái. 4 phân khúc được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn ngoại là bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở. Hút 1,27 tỷ vốn FDI Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến 31/8, tổng...

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Cùng chuyên mục

100 triệu đồng/m2 đất đấu giá Thanh Oai: 55 lô bỏ cọc có lô giá cao nhất

Trao đổi với phóng viên Dân trí chiều ngày 16/9, đại diện Trung tâm phát triển Quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội)  - cho biết hiện tại đã hết thời gian nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Tính tới nay, chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong những lô đã nộp đủ tiền thì lô cao nhất có giá hơn 55 triệu đồng/m2.Còn lại...

Thêm thời gian ân hạn cho dự án chậm tiến độ

Nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ có thể có thêm 12 tháng để hoàn thành trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt dự án. Sau 12 tháng kể từ thời điểm kết thúc tiến độ tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc văn bản...

Triển lãm máy móc, nguyên phụ liệu dệt may, in thêu sẽ diễn ra vào tháng 11/2024

Chuỗi triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may - VTG 2018 SaigonTex & SaigonFabric 2022 thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong ngày khai mạc Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may (ITCPE - Vietnam Texprint 2024), sẽ diễn ra từ 27- 29/11/2024...

Chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật khiến nhiều dự án nhà ở xã hội bị ‘treo’

Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 có nhiều quy định mới, có tác động trực tiếp đến hoạt động của nhiều đối tượng, từ người dân đến doanh nghiệp và các tổ chức...

Mới nhất

Nhiều phụ nữ mắc bệnh khó nói

Bà P.P.N. (79 tuổi, tỉnh Kiên Giang) phải mang tã khoảng 8 năm nay do són tiểu. Chỉ cần bà có cảm giác muốn đi tiểu, nước tiểu tự động rỉ ra ngay, không thể nhịn. Bà đã đến khám tại nhiều bệnh viện nhưng chưa tìm ra phương pháp điều trị cảm thấy an tâm.Tại Trung tâm...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Giá cả thực phẩm ở Hải Phòng vẫn tăng nhẹ sau bão

Theo đó, hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố trước, trong và sau bão số 3 vẫn hoạt động bình thường để phục vụ người dân (tại thời điểm bị cắt điện, hệ thống siêu thị chạy máy phát điện để phục vụ người dân), giá cả hàng hóa vẫn giữ ổn định đối với các...

Mới nhất