Trang chủPolitical ActivitiesCPTPP mở lối cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi...

CPTPP mở lối cho doanh nghiệp Việt tham gia sâu vào chuỗi cung ứng


Kết nối doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ

So với các FTA khác, CPTPP khá đặc thù bởi nhiều thành viên đã có FTA song phương/đa phương trước đó với Việt Nam và các doanh nghiệp cũng đang tận dụng ưu đãi của những FTA cũ với các thị trường này. Tuy nhiên, với việc thực thi CPTPP, các doanh nghiệp có thêm kênh ưu đãi, lợi thế để khai thác, nhất là trong bối cảnh một số nước thành viên CPTPP vốn là nguồn cung truyền thống cho đầu vào của nhiều ngành sản xuất tại Việt Nam và nắm giữ những chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu như: Nhật Bản, Singapore, Australia…

Việc tận  dụng nguồn nguyên liệu đầu vào với giá thành cạnh tranh. Và việc tham gia kết nối, liên kết với các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa khi tham gia vào các chuỗi cung ứng của các Tập đoàn đa quốc gia đến từ các thành viên của CPTPP trở thành lợi ích nổi bật cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tận dụng cơ hội từ Hiệp định này.

2.12-toa-dam-cptpp.jpg

Chia sẻ tại Tọa đàm với chủ đề “Gia nhập chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI – Tăng hiệu quả tận dụng CPTPP” do Tạp chí Công Thương tổ chức sáng 2/12 tại Hà Nội theo hình thức trực tuyến, bà Nguyễn Thị Lan Phương, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Hiệp định CPTPP mang lại những lợi ích rất tích cực đối với hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam. Đây là một trong ba Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia và Hiệp định CPTPP cũng là hiệp định đến thời điểm hiện nay chúng ta có thời gian thực thi lâu nhất khoảng 5 năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận những kết quả tích cực trong tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước CPTPP với khoảng hơn 76 tỉ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, thặng dư thương mại khoảng 6,6 tỷ USD. Đó là những con số hết sức ấn tượng về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước CPTPP và đặc biệt là những thị trường mà chưa từng có FTA trước đó.

Ngoài gia tăng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, hiệp định này đã thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, mở ra cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam trở thành mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Sau thời gian Hiệp định đi vào thực thi, các nhà đầu tư nước ngoài từ các thành viên CPTPP như Singapore, Nhật Bản đã tiếp cận thị trường Việt Nam một cách rất tích cực để tận dụng cơ hội, lợi thế từ CPTPP.

Việc tham gia kết nối, liên kết với doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa khi tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia đến từ thành viên của CPTPP trở thành lợi ích nổi bật cho doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tận dụng cơ hội từ Hiệp định. 

Chia sẻ về khía cạnh này, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc CNCTech Thăng Long (Tập đoàn CNCTech) cho biết, nhờ liên kết với các doanh nghiệp của Nhật Bản và các tập đoàn đa quốc gia khác, CNCTech Thăng Long phát triển được nguồn nhân lực, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, nâng cao về chất lượng sản phẩm, có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các công ty nước ngoài.

Đặc biệt, CNCTech Thăng Long, Tập đoàn CNCTech may mắn được sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương kết hợp kết nối với doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là Toyota đã hỗ trợ đào tạo cũng như tư vấn để nâng cao được năng lực về kỹ thuật, năng lực về chuyên môn cũng như năng lực về quản lý của công ty. Do đó, công ty dựa trên những phát triển, hệ thống để tìm kiếm cũng như đáp ứng được các khách hàng khó tính ở trên thế giới mà từ trước đến nay Việt Nam cũng rất ít có thể đáp ứng được. Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc nơi công ty đang hoạt động cũng có những chính sách hỗ trợ, về nguồn lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Việt Nam  phát triển và tiếp xúc được với các công ty có tầm cỡ lớn của nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn Vĩnh Phúc như Huyndai, Toyota…

Đại diện Toyota Việt Nam – ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Kế hoạch kinh doanh cũng cho hay, khi thực thi Hiệp định CPTPP, doanh nghiệp có thêm một lựa chọn, thêm cơ hội để cân nhắc những nguồn linh kiện từ Nhật Bản hoặc từ các thành viên khác trong Hiệp định. Trong tương lai, khi lộ trình áp dụng của Hiệp định CPTPP đối với ngành ô tô về 0% vào khoảng năm 2030 – 2031 thì cũng giúp cho công ty có sự cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Việt Nam.

Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Tuy nhiên trên thực tế, mức độ tận dụng các FTA và tỷ trọng hàng hóa Việt Nam tại các thị trường này còn tương đối hạn chế. Dư địa và cơ hội để doanh nghiệp tận dụng tại các thị trường FTA này còn rất lớn, nhất là những thị trường chưa có FTA trước đó. Thực tế, doanh nghiệp đã phần nào đã tận dụng được các FTA; trong đó, có CPTPP nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc tận dụng đó còn tương đối hạn chế. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đến thời điểm hiện nay thường xuất thô, rất ít chế biến sâu. Ngoài ra, doanh nghiệp chưa chú trọng vào những vấn đề xây dựng thương hiệu hay bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường nước ngoài. Do đó, việc kết hợp với các doanh nghiệp FDI để hình thành nên một chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh nhanh hơn và rút ngắn thời gian hội nhập quốc tế tốt hơn. 

Chỉ ra những tồn tại hiện nay, bà Nguyễn Thị Lan Phương đã nêu các vấn đề trong năng lực nội tại, kinh nghiệm, nguồn vốn và năng lực khoa học công nghệ đã hạn chế khả năng của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tận dụng những FTA.  Theo đó, để doanh nghiệp có thể đáp ứng và gia nhập vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI hay vươn sân ra toàn cầu thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần trợ lực cả từ hai phía: bản thân nội lực của doanh nghiệp và sự đồng hành, hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương.

Ở góc độ doanh nghiệp, “để một doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập vào chuỗi FDI hay sẵn sàng trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp, đối tác nước ngoài thì bản thân doanh nghiệp phải có rất nhiều sự thay đổi để có thể hấp thụ được những cơ hội trong các FTA đó”, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên nhấn mạnh.

Các cơ quan Trung ương và địa phương trong suốt thời gian vừa qua cũng rất nỗ lực vào cuộc để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nâng cao năng lực của mình và đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn của các tập đoàn toàn cầu để gia nhập vào hệ thống và chuỗi cung ứng của họ. Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan đầu mối thực thi các Hiệp định FTA cũng đã sớm triển khai nhiều giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể tận dụng được CPTPP hay các FTA nói chung.

Để thúc đẩy khả năng tận dụng CPTPP của doanh nghiệp nói chung, đặc biệt gia tăng sự tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong CPTPP nói riêng, bà Nguyễn Thị Lan Phương khẳng định, tới đây Bộ Công Thương sẽ tập trung giải pháp xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA. Cùng đó, tăng cường kết nối để tận dụng FTA tốt hơn và cũng xây dựng văn hóa đạo đức kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với giải pháp trọng tâm là xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA, trong đó bao gồm cả CPTPP, dự kiến tháng 9-2025, hệ sinh thái tận dụng FTA có thể đi vào cuộc sống. “Chúng tôi mong muốn những doanh nghiệp tham gia là những doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững, hướng tới thương hiệu và cạnh tranh bình đẳng”, đại diện Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết , đồng thời bày tỏ kỳ vọng, những vướng mắc trong khai thác cơ hội từ các FTA sẽ phần nào được giải quyết. Hệ sinh thái được ban hành sẽ huy động nguồn lực từ các bộ, ngành, hiệp hội, tạo sự tập trung nguồn lực khai thác FTA hiệu quả hơn.

Theo đánh giá của các chuyên gia, để khai thác triệt để cơ hội thu hút FDI, hoạt động xúc tiến đầu tư cần chuyển trọng tâm sang tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng, nhất là các tập đoàn FDI lớn. Điều đó góp phần tận dụng các hiệp định tự do thế hệ mới và cơ hội tham gia chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, tận dụng cơ hội từ thị trường còn nhiều tiềm năng CPTPP.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cptpp-mo-loi-cho-doanh-nghiep-viet-tham-gia-sau-vao-chuoi-cung-ung.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Công Thương ban hành Quyết định Kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá …

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc rà soát từ tháng 12 năm 2023 trên cơ sở đề nghị của nhóm Công ty Jinxi của Trung Quốc nộp vào tháng 8 năm 2022.Ngày 25 tháng 11 năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3098/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H...

Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Diễn đàn có sự tham dự của đồng chí Phạm Minh Chính- Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của …

Cùng tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư...

Sắp diễn ra Diễn đàn Hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Cụ thể: ⏰Thời gian: 8:00, ngày 06 tháng 12 năm 2024; 📍Địa điểm: Khách sạn Rex Sài Gòn, 141 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh; 📄Chương trình dự kiến: kèm theo🔖Diễn đàn với sự tham gia của các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp cũng như các chuyên gia của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin quan trọng để có thể chủ động định hướng xây dựng kế hoạch...

Chính thức phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Nhằm tăng cường công tác xúc tiến thương mại, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển thị trường trong nước; kịp thời triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng thúc đẩy thương mại trong nước; phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 9% so với năm 2023; phấn đấu thực hiện thành công toàn diện Kế hoạch phát triển...

Bài đọc nhiều

Trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền

Chiều 3/12, tại Đại sứ quán Pháp, ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào...

Nâng cao năng lực thực hiện công tác xã hội, tư vấn tâm lý cho trường nội trú, bán trú

Trong 2 ngày (2-3/12), tại Yên Bái, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trường phổ thông dân tộc nội trú,...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV

Sáng 3/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cùng các đại biểu Quốc hội thuộc Tổ bầu cử số 6, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri huyện Thanh Trì, huyện Thanh Oai và quận Hà Đông sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV. ...

Tiểu Ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Thanh tra Chính phủ họp bàn triển khai nhiệm vụ

Tiểu Ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Thanh tra Chính phủ gồm 09 thành viên do đồng chí Dương Quốc Huy, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ làm Trưởng Tiểu ban, các Phó Trưởng Tiểu ban: Đồng chí Hoàng Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Vụ trưởng Vụ I; đồng chí Nguyễn Hồng Điệp, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Trưởng ban Tiếp...

Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tăng tốc phát triển...

(Bqp.vn) - Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Quang cảnh hội nghị tại Hội trường Diên...

Cùng chuyên mục

Trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền

Chiều 3/12, tại Đại sứ quán Pháp, ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp trao huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào...

Bộ Công Thương ban hành Quyết định Kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá …

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành điều tra vụ việc rà soát từ tháng 12 năm 2023 trên cơ sở đề nghị của nhóm Công ty Jinxi của Trung Quốc nộp vào tháng 8 năm 2022.Ngày 25 tháng 11 năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 3098/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H...

Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Diễn đàn có sự tham dự của đồng chí Phạm Minh Chính- Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh; Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tổ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của …

Cùng tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Bí thư...

Nâng cao năng lực khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI tại Bộ GDĐT

Sáng 3/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu, ứng dụng AI phục vụ công việc cho các đơn vị thuộc Bộ GDĐT. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự và phát biểu tại hội nghị. ...

Mới nhất

PetroVietnam chứng minh văn hóa doanh nghiệp chính là chìa khóa thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại

Văn hóa doanh nghiệp không phải là điều có thể xây dựng một sớm một chiều. Đây là một quá trình dài từ tổng hợp, học tập kinh nghiệm, tham khảo từ các chuyên gia tư vấn quốc tế… để từ đó tìm ra, xây dựng một chuẩn mực văn hóa riêng, hệ thống giá trị cốt lõi phù hợp từ Tập đoàn đến từng đơn vị.

Hạn chế xe lưu thông một số đoạn đường trung tâm TPHCM

TPO - TPHCM điều chỉnh giao thông trên đường Lê Lợi và đường Nguyễn Huệ, quận 1 để phục vụ việc tổ chức một số sự kiện văn hóa dịp cuối năm. TPO - TPHCM điều chỉnh giao thông trên đường Lê Lợi và đường Nguyễn Huệ, quận 1 để phục vụ việc tổ chức một số...

Quân đội tiến vào Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc, tình hình rất căng thẳng

(CLO) Ngay sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeo ban sắc lệnh thiết quân luật trên toàn quốc vào lúc nửa đêm thứ Ba (3/12), quân đội nước này...

Trường quy định học sinh không gọi nhau là ‘con vợ, thằng chồng, ông xã, bà xã’

Đây là một trong những quy tắc ứng xử văn hóa của học sinh được Trường THCS Trực Thuận, huyện Trực Ninh, Nam Định áp dụng với học sinh toàn trường. ...

Thiên tài trí tuệ nhân tạo lần đầu sang Việt Nam chia sẻ cách kiểm soát “bản năng sinh tồn” của AI

NDO - Lần đầu tiên sang Việt Nam vào ngày 5/12 tới, theo lịch trình, Giáo sư Yoshua Bengio, một trong bốn nhà khoa học đặt nền móng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) thế giới sẽ trực tiếp chia sẻ câu chuyện trách nhiệm AI với 200 chuyên gia công nghệ Việt Nam....

Mới nhất