Trang chủMultimediaẢnhCốt cách người Thăng Long-Hà Nội

Cốt cách người Thăng Long-Hà Nội

Khi bàn về lối sống của người Hà Nội, nhiều người thường dẫn câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Một số nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, câu này là câu “mưỡu” trong bài ca trù “Thành Thăng Long” của Nguyễn Công Trứ (1778-1858). Nhưng lại có ý kiến khác, câu này là ca dao đất Thăng Long và Nguyễn Công Trứ đã đưa vào “Thành Thăng Long”.

Cũng nhiều người dẫn câu: “Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu” hoặc lấy ca dao của làng Láng “Nhờ người thanh lịch gánh lên kinh kỳ”.  Láng là một làng bên bờ sông Tô Lịch, phía tây kinh đô Thăng Long nổi tiếng về trồng rau. Vì dân kinh kỳ thanh lịch nên người Láng gánh rau vào bán cũng phải thanh lịch.

Cốt cách người Thăng Long-Hà Nội

Nhà văn hóa Hà Nội Hoàng Đạo Thúy.

Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy (1900-1994) quê ở làng Lủ bên con sông Tô Lịch nhưng sinh ra ở phố Hàng Đào. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa, đời sống xã hội Hà Nội trước năm 1954, trong đó có cuốn “Hà Nội thanh lịch” xuất bản năm 1991. Phải tìm hiểu sâu, nghiên cứu kỹ ông mới đặt tên cuốn sách như vậy. Thanh lịch, tế nhị, tao nhã là lối sống văn hóa. Lối sống này đã vượt qua bản năng, đạt tầm lý tính, tức là có ý thức, ý thức với bản thân và cộng đồng.

Trong cuốn “Description of the Kingdom of Tonqueen” (Miêu tả vương quốc xứ Đàng Ngoài-Xuất bản năm 1683) của Samuel Baron có đoạn kể về đàn ông Thăng Long: “Rất ít khi thấy họ uống rượu mặt đỏ gay ở ngoài đường hay quá say nằm vạ vật”. Khi đi thăm hỏi người ốm, họ không hỏi thẳng: “Bệnh tình của anh thế nào rồi” mà rất tế nhị: “Dạo này anh ăn được mấy bát cơm”. Baron có cha là người Hà Lan, mẹ là người Thăng Long. Ông sống ở Thăng Long mấy chục năm, có thời gian dài làm việc cho Công ty Đông Ấn – Anh.  

Cốt cách người Thăng Long-Hà Nội

Thiếu nữ Hà Nội đi chợ hoa Tết Kỷ Hợi năm 1959. (Ảnh: TTXVN)

Thăng Long là kinh đô khoảng 800 năm, từ triều Lý đến Lê với một diện tích không lớn, dân không đông. Ở kinh đô có vua, quan, lính và trong kinh đô chỉ một bộ phận nhỏ làm nông nghiệp, đa phần là buôn bán, làm dịch vụ, sản xuất thủ công.  Hằng ngày ra đường là gặp quan, lính vì thế họ cẩn trọng, kín kẽ trong lời ăn tiếng nói để tránh vạ miệng rước họa vào thân. Lối sống kín đáo còn ảnh hưởng đến ăn mặc của phụ nữ.

Cuốn “Ở Bắc Kỳ” (Au Tonkin) là tập hợp các bài báo mà Paul Bonnetain, phóng viên của tờ “Le Figaro” đã viết về Bắc Kỳ và Hà Nội cuối thế kỷ 19. Trong bài “Dạo qua Hà Nội” ông ta tả cách ăn mặc của phụ nữ: “Chúng tôi nhìn thấy những phụ nữ bên ngoài khoác một chiếc áo choàng mầu tẻ nhạt, nhưng bên trong rất nhiều chiếc áo dài khoe rất kín đáo, chúng tôi đếm có đến mười sắc mầu rực rỡ”.

Jerome Richard là thầy tu người Anh sống ở Thăng Long 18 năm, ông viết cuốn “Lịch sử tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài”, xuất năm 1778 (Histoire naturelle civile et politique du Tonkin).

Về lối sống của kinh đô Thăng Long, ông ta viết: “theo những nghi thức chặt chẽ và nề nếp” còn bên ngoài kinh đô thì “thoải mái hơn”. Khác với các làng xa trung tâm quyền lực nên “phép vua thua lệ làng”, người Thăng Long “gần lửa rát mặt”.

Từ thời Lý đã có cửa hàng vàng bạc, các hiệu sản xuất nông cụ bằng kim loại, triều đình có xưởng Bách tác làm ra các loại hàng hóa tiêu dùng phục vụ cho bộ máy hành chính của triều đình.

Thăng Long còn gọi là Kẻ Chợ.  Công việc buôn bán hoàn toàn do phụ nữ đảm nhận. Để bán được hàng họ ăn nói khéo léo nhưng không giả dối, nhẹ nhàng mà thuyết phục tạo ra sự tin tưởng cho khách. Lối sống không tự nhiên mà có, theo sự tiến triển của xã hội, nó chịu sự điều chỉnh của luật pháp, lệnh dụ của vua, tôn giáo, tín ngưỡng… Những điều chỉnh có tính bắt buộc lâu dần thành phong tục, tạo ra quy chuẩn đạo đức cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, người Thăng Long ý thức được mình sống ở đất thượng kinh là niềm tự hào nên chính họ cũng tự thay đổi.

Có ý kiến cho rằng lối sống thanh lịch chỉ có ở tầng lớp trí thức phong kiến, điều này không đúng, đa phần người thi đỗ ở các tỉnh về Thăng Long làm quan, và chính nhưng ông quan này bị “lối sống Thăng Long hóa”.

Jerome Richard kể về bữa ăn mà ông ta được một người khá giả ở kinh thành mời như sau: “Chủ nhà rất lịch lãm, hiếu khách, nở nụ cười lịch sự đón tôi ở cửa. Ông ta đãi tôi món giò lụa, nó được xắt rất đều chứng tỏ sự kỹ càng và công bằng. Ăn xong chủ nhà lấy chiếc khăn trắng cho tôi lau miệng và cả chậu nước ấm để rửa tay”.

Thăng Long là Kinh đô. Bắt đầu từ 1976 đến nay là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kinh đô, Thủ đô là đầu não chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa nên lối sống khác với người dân các vùng miền chuyên làm nông nghiệp.

Trong “Đại Nam thực lục”, bộ chính sử của triều Nguyễn, phần “Đệ tứ kỷ” đã chép lời vua Tự Đức nói về phong cách sống của người Hà Nội. Có thể tóm tắt trong 6 chữ: “Kiêu bạc, xa xỉ, khoáng đạt”.  Tự Đức là vị vua   thông minh, kiến văn sâu rộng, ngồi ngai vàng lâu nhất trong các vua triều Nguyễn (1848-1883) nên nhận định của ông là đáng tin cậy.  

Kiêu bạc là trọng chính, ghét tà, không bon chen, trong kiêu bạc có trượng nghĩa. Thời Nguyễn, có người Hà Nội thi đỗ ra làm quan song cũng không ít ông cử mang tư tưởng “vọng Lê” quyết không ngồi “chung mâm” với nhà Nguyễn.

Theo gương Chu Văn An, họ về phố mở trường dạy học, đó là các ông cử: Lê Đình Diên, Vũ Thạch, Nguyễn Huy Đức… Còn Nguyễn Siêu đỗ phó bảng làm quan một thời gian nhưng nản chốn quan trường cúi luồn, tìm kiếm danh lợi, ông xin nghỉ hưu về mở trường Phương Đình. Các ông cử truyền dạy học trò kiến thức, đặc biệt nhân cách của người trí thức trong buổi giao thời. Lần giở lịch sử, ít người phố cổ làm quan, quan to lại càng hiếm.

Không chỉ đàn ông khoáng đạt, thương người mà đàn bà con gái Thăng Long-Hà Nội cũng vậy. Ca dao cổ Hà Nội có câu “Đông Thành là mẹ là cha/Đói cơm thiếu áo thì ra Đông Thành”. Chợ Đông Thành có từ thời Lý, những năm thiên tai mất mùa, người dân những nơi đói kém đổ về Thăng Long, họ ra chợ được người buôn bán, kẻ đi chợ cho ăn cho tiền.

Triều vua Tự Đức, bà Lê Thị Mai đã làm nhà cho học sinh các tỉnh trọ không lấy tiền, trò nghèo bà còn cấp gạo, giấy bút; được vua ban chữ “Thiện tục khả phong”. Năm 1927, một số chị em đã thành lập ban kịch “Nữ tài tử” trình diễn vở “Trang tử cổ bồn” ở Nhà hát Lớn lấy tiền ủng hộ bà con các tỉnh miền Bắc bị lũ lụt. Bà Cả Mọc (tức Hoàng Thị Uyển) mở trường mẫu giáo nuôi dạy miễn phí, khi vỡ đê, bà kêu gọi chị em buôn bán ở các phố đóng góp rồi nhờ thanh niên mang đi cứu trợ. Bà còn lập nhà dưỡng lão nuôi người già không nơi nương tựa. Cảm kích trước tấm lòng nhân ái của bà, năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời bà lên Bắc Bộ Phủ dùng trà và mong bà tiếp tục thương người nghèo khổ.

Sành sỏi trong buôn bán, sành sỏi trong ăn chơi cũng là nét riêng của người Hà Nội. Thời Lê, làng Võng Thị trồng các loại hoa nên được gọi là “Võng Thị điền hoa”, lên đây không chỉ thưởng hoa mà còn để uống rượu sen nức tiếng của làng Thụy Khuê, thưởng thức ca trù và thưởng tiền cho các đào có câu hát đốn tim. Cuốn “Vũ trung tùy bút” của nhà Nho Phạm Đình Hổ (1768-1839) là ghi chép về xã hội Thăng Long giai đoạn “vua Lê chúa Trịnh” tranh giành quyền lực cuối thế kỷ 18.

Cốt cách người Thăng Long-Hà Nội

Chợ Tết ở Hà Nội xưa.

Phạm Đình Hổ vạch ra xấu xa của quan lại trong triều, ngợi ca lối sống biết ăn, biết chơi, biết ứng xử của người Thăng Long. Về thú chơi hoa ông viết: “Chơi hoa với người Thăng Long không chỉ là chuyện bình thường mà mượn hoa, cây cảnh để nói lên đạo làm người, nói cách khác chỉ cần nhìn người chơi hoa cũng có thể biết đạo lý của họ. Trong cách chơi vẫn ngụ cái ý về thế giáo thiên luân. Vậy nên mượn khóm hoa, tảng đá để ký thác hoài bão cao cả”.

Thập niên 30 thế kỷ 20, các cô gái Hà Nội khởi xướng lối sống tân thời, họ không rẽ tóc ngôi giữa để tỏ ra chính chuyên mà chải mái lệch, mặc quần soóc, mặc đồ tắm bơi ở hồ bơi Quảng Bá, các cô học tiếng Pháp và viết nhật ký. Dù là sống kiểu mới song thực chất tân thời là phong trào phản kháng lại sự hà khắc và nghiệt ngã của xã hội cũ với phụ nữ.

Phong trào tân thời của chị em ở Hà Nội là đòi bình đẳng giới đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Còn họ mua nhiều món đồ xa xỉ là lẽ dĩ nhiên vì Thăng Long-Hà Nội có tầng lớp trung lưu, xa xỉ cũng là hình thức phô trương đẳng cấp hoặc ảnh hưởng thành ngữ “Nhiều tiền thiên niên vạn đại/Ít tiền làm lại là đi”.

Cốt cách người Thăng Long-Hà Nội

Phố Hàng Gai bán đồ chơi rằm tháng 8/1926. (Ảnh: Viện Khoa học xã hội Việt Nam)

Thăng Long là nơi bốn phương hội tụ, người về sau theo lối sống người trước. Có người cho rằng văn minh, văn hóa Pháp đã sinh ra thanh lịch. Không phủ nhận văn hóa ngoại sinh có ảnh hưởng đến lối sống song nó chỉ làm cho thanh lịch đậm đà hơn mà thôi. Lối sống, cung cách ứng xử, bản lĩnh không phải là giá trị bất biến, nó thay đổi để phù hợp với kinh tế, xã hội Hà Nội hôm nay nhưng thay đổi trên cốt cách vốn có.

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/cot-cach-nguoi-Thang-Long-Ha-Noi/index.html

Cùng chủ đề

Nhật Bản mong muốn tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân tại Hà Nội

Phía Nhật Bản mong muốn có thể đưa các hoạt động của Lễ hội Việt - Nhật tới Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới, qua đó nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, đóng góp và nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản. Chiều 10/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp và làm việc với đoàn Cố vấn đặc biệt Liên minh...

Hà Nội tiếp tục cấm đường, phân luồng giao thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm đến hết ngày 13/10

UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND quận Hoàn Kiếm về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tới hết ngày 13/10. Chiều 10/10, Văn phòng UBND Thành phố vừa có Công văn số 12434/VP-ĐT ngày 10/10/2024, thông báo chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc cấm đường xung quanh khu vực hồ...

Vẹn nguyên cảm xúc của những người trong đoàn quân trở về Thủ đô từ 70 năm trước

Nhân dân Thủ đô hân hoan chào đón các đơn vị quân đội ta vào tiếp quản Thủ đô. (Ảnh: TTXVN - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1) Tôi sinh ra ở Hà Nội năm 1936, trước đây gia đình ở phố Mã Mây, Hoàn Kiếm. Năm 1946, cha mẹ tôi theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, dẫn 7 anh em lên Việt Bắc tản cư. Anh cả tôi năm đó mới 16 tuổi...

Hà Nội lắng đọng, tự hào với “bản hùng ca phố”

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" gợi nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng mà hào hoa của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển Hà Nội, xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, vươn mình trong thời đại mới. Tối 10/10, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng...

Những công trình, tuyến đường làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Hà Nội

Hai dự án đường sắt đô thị, những công trình giao thông trong nội đô hay các tuyến cao tốc... được xây dựng trong thập kỷ qua đã làm cho bộ mặt Hà Nội thay đổi đáng kể, sánh ngang với thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á.   Đường Võ Nguyên Giáp kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với trung tâm Thủ đô dài 12km, rộng từ 70 - 100m, đi qua 2 huyện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ xúc tiến thảo luận về chuyển giao quyền lực

Hãng tin Fox News dẫn nguồn tin từ Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ cho biết tất cả 50 bang của Mỹ đã hoàn thành công tác kiểm phiếu và công bố kết quả chung cuộc. Theo đó, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri, trong khi ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris nhận được 226 phiếu đại cử tri. Ông Donald Trump đắc cử...

Thông cáo báo chí số 15 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Năm, ngày 7/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười lăm, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quang cảnh phiên họp chiều 7/11. (Ảnh: DUY LINH) Buổi sáng Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về dự án Luật...

Củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam với Chile và Peru, tăng cường phối hợp ứng phó các thách thức...

NDO - Trước thềm chuyến công tác tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 và thăm chính thức Chile, Peru của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến công tác của Chủ tịch nước. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. (Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam) Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết về mục đích,...

Hà Nội khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai

Sáng 7/11, tại khu đấu giá ĐG03, thị trấn Quốc Oai (Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024. Người tiêu dùng tìm hiểu các sản phẩm OCOP của huyện Quốc Oai tại triển lãm. Triển lãm có quy mô 60 gian hàng, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm truyền...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp

NDO - Sáng 7/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...
01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin của chuyển đổi số quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 469/TB-VPCP ngày 15/10/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại cuộc làm việc với Tổ công tác triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình giao...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa đạt giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 với ứng dụng công nghệ...

Vườn cúc họa mi hiếm hoi sống sót sau bão Yagi bung nở, khoe sắc

TPO - Tại làng hoa Nhật Tân, Phú Thượng, Hà Nội chỉ còn số lượng ít hoa cúc họa mi còn sót lại sau bão số 3, những luống hoa đã nở được người dân thu hoạch và bán nhanh trong tuần đầu tháng 11. Cánh đồng cúc hoạ mi còn sót lại sau siêu bão Yagi Năm nay, những hộ trồng cúc họa mi ở Hà Nội chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão yagi gây ra hồi tháng...

Công bố nền tảng truyền hình số Quốc gia VTVGo

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) vừa chính thức công bố nền tảng truyền hình số quốc gia VTVGo.   VTV công bố nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia - Ảnh: VGP/HM Đây là một trong những kết quả nổi bật của quá trình chuyển đổi số của Đài Truyền hình Việt Nam những năm qua, như đầu tư hạ tầng sản xuất chương trình đồng bộ trên...

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Mới nhất

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam-Chile, nhất là trên các lĩnh vực tiềm năng. “Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam - Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao...

Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua (7/11) kéo chỉ số MXV-Index tăng 1,69% lên 2.208 điểm. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), cho biết sắc xanh bao phủ thị trường hàng hóa nguyên liệu trong ngày hôm qua...

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Bí thư Trùng Khánh (Trung Quốc)

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến đồng chí Viên Gia Quân, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí...

Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk

Quân khu 5 đã treo thưởng 10 triệu đồng cho người dân nào tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở khu vực rừng núi thuộc huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk). Trưa 8/11, trao đổi với PV VietNamNet, bà Bun Sốm Lào, Chủ tịch UBND xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) xác nhận, địa phương đã nhận được thông tin...

Vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại xếp hàng dài để mua

(NLĐO)- Giá vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại đổ đến các cửa hàng, tiệm vàng để mua vào...

Mới nhất