Trang chủNewsChính trịCông ước Liên hợp quốc về Luật biển sau 30 năm chính...

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển sau 30 năm chính thức có hiệu lực

NDO – Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994 đến ngày 16/11/2024), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn của phóng viên.

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng Thường trực, xin ông cho biết giá trị và vai trò của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển?

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ: Là một văn kiện pháp lý đồ sộ với 320 Điều, được chia làm 17 phần, và 9 phụ lục, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), được mệnh danh là bản “Hiến pháp Đại dương”, đề ra khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương, vốn chiếm hơn 70% bề mặt trái đất. Công ước cũng chính là nền tảng để các nước cùng hợp tác quản trị đại dương một cách có trật tự và bền vững. Có thể kể một số điểm nổi bật và ý nghĩa quan trọng của Công ước như sau:

Thứ nhất, UNCLOS lần đầu tiên giải quyết tổng thể và triệt để vấn đề phạm vi và quy chế các vùng biển, tạo cơ sở để các quốc gia thực thi các quyền và tiến hành các hoạt động trên biển. Chế định về các vùng biển quy định trong Công ước đã xử lý hài hòa lợi ích của các nhóm quốc gia khác nhau, gồm các quốc gia ven biển, các quốc gia không có biển hay gặp bất lợi về hoàn cảnh địa lý. Một trong những giải pháp dung hòa quyền lợi của các quốc gia chính là việc Công ước lần đầu tiên chính thức ghi nhận chế định “đặc thù” về vùng đặc quyền kinh tế, tại đó quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, trong khi vẫn bảo đảm một số quyền tự do cho các quốc gia khác.

Bên cạnh đó, một chế định rất sáng tạo, có thể nói là sáng tạo nhất, trong Công ước đó là việc coi “Vùng”, gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài quyền tài phán quốc gia, và các tài nguyên tại đây là “di sản chung của nhân loại”. Theo đó, Công ước thành lập một tổ chức quốc tế để quản lý các hoạt động tại Vùng nhằm bảo đảm việc chia sẻ công bằng lợi ích kinh tế từ việc khai thác tài nguyên tại đây cho tất cả các quốc gia.

Công ước có nhiều điều khoản quy định về bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học biển – đây là những nội dung hoàn toàn mới so với các điều ước quốc tế về biển trước đó của Liên hợp quốc (4 Công ước Geneva về Luật Biển năm 1958). Theo đó, UNCLOS đề ra khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh việc quản lý các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau. Vấn đề nghiên cứu khoa học biển cũng được điều chỉnh một cách hài hòa, cân bằng chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển với nhu cầu hợp tác, yêu cầu gia tăng hiểu biết để có thể quản trị tốt biển và đại dương.

Cuối cùng, Công ước đặt ra một hệ thống giải quyết tranh chấp tương đối toàn diện, một mặt khẳng định lại nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, mặt khác quy định cụ thể về các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp như hòa giải, trọng tài hay toà án. Với hệ thống này, các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước luôn có thể được giải quyết một cách kịp thời, qua đó duy trì hòa bình, ổn định và ngăn ngừa xung đột. Đồng thời, phán quyết của các cơ quan tài phán được thành lập theo quy định của UNCLOS cũng góp phần làm sáng tỏ các quy định của Công ước, bảo đảm tính toàn vẹn cũng như việc thực thi hiệu quả Công ước.

Có thể nói, UNCLOS là một trong những thành tựu lớn nhất về luật pháp quốc tế của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XX. Công ước không chỉ pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán quốc tế, mà còn phát triển tiến bộ Luật Biển quốc tế nhằm đáp ứng những xu hướng phát triển mới của việc sử dụng và khai thác biển và đại dương. Cho đến nay, Công ước vẫn còn nguyên vẹn giá trị và tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương.

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng Thường trực, sau 30 năm kể từ khi có hiệu lực, Việt Nam đã có những đóng góp gì cho việc xây dựng và thực thi Công ước?

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ: Việt Nam đã luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc ký kết và thực hiện Công ước. Ngay sau khi văn kiện được thông qua và mở ký, Việt Nam là một trong 107 quốc gia đầu tiên ký Công ước tại Montego Bay (Jamaica) và phê chuẩn trước khi Công ước có hiệu lực. Trong những năm qua, nhằm thực thi UNCLOS, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển và đại dương, ban hành các văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách, kế hoạch phục vụ việc sử dụng, khai thác biển hiệu quả và bền vững của đất nước.

Với tinh thần là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng luôn coi Công ước là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động hợp tác trên biển. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề phân định biển với các nước láng giềng, nổi bật là, cùng với Thái Lan giải quyết vấn đề phân định biển trong Vịnh Thái Lan 1997 – Hiệp định phân định biển đầu tiên của ASEAN sau khi Công ước có hiệu lực; là nước đầu tiên và duy nhất cho đến nay có Hiệp định phân định biển với Trung Quốc – phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000; cùng với Indonesia giải quyết vấn đề phân định thềm lục địa và sau đó là vùng đặc quyền kinh tế lần lượt vào năm 2003 và năm 2022, làm phong phú thêm thực tiễn phân định biển theo quy định của Công ước.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia chủ động, tích cực các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế được thành lập theo Công ước, đưa ra nhiều sáng kiến được cộng đồng quốc tế ghi nhận, qua đó từng bước nâng cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam từng đảm nhiệm vị trí thành viên của Hội đồng Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, có những đóng góp thực chất trong tiến trình Tòa án Luật Biển Quốc tế cho ý kiến tư vấn về biến đổi khí hậu và luật pháp quốc tế, tham gia tích cực quá trình đàm phán và sớm ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài phạm vi vùng tài phán quốc gia – văn kiện quốc tế gần đây nhất liên quan đến việc thực thi Công ước. Việt Nam cũng tiến cử các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao tham gia vào các cơ quan được thành lập trong khuôn khổ UNCLOS, trong đó có việc đề cử ứng viên cho vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam cùng Phái đoàn đại diện của 11 nước đồng sáng lập nhóm các nước bạn bè UNCLOS với hơn 100 nước thành viên từ tất cả các khu vực địa lý nhằm thúc đẩy việc thực thi Công ước.

Có thể thấy rằng, đóng góp vào quá trình hình thành và phát triển của UNCLOS, Việt Nam luôn thể hiện tốt vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Công ước, luôn đề cao giá trị, tôn trọng và thực thi đầy đủ Công ước, đồng thời qua đó cũng khẳng định vị thế, vai trò và sự tích cực, chủ động của Việt Nam trên trường quốc tế.

Phóng viên: Vậy trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có những đóng góp gì cho việc đề cao và thực thi Công ước này, thưa Thứ trưởng Thường trực?

Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ: Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ quyết tâm triển khai thành công các nhiệm vụ nhằm tiếp tục thể hiện việc coi trọng, tuân thủ và thực thi đầy đủ UNCLOS, và thể hiện hình ảnh Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là người bạn tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Một là, Việt Nam tiếp tục ban hành các chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia liên quan tới biển và hải đảo theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển, đảo, và bảo đảm phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS.

Hai là, Việt Nam luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật và coi Công ước là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động trên biển, bao gồm việc giải quyết hòa bình các tranh chấp biển với các quốc gia láng giềng, hướng tới việc quản trị hoà bình, bền vững các vùng biển, kể cả Biển Đông.

Ba là, Việt Nam tích cực tham gia, đóng góp thực chất tại các diễn đàn về luật biển và đại dương như Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS, Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc, cũng như tiếp tục đóng góp vào các vấn đề đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, trong đó gồm biến đổi khí hậu, bảo tồn và sử dụng bền vững các tài nguyên và đa dạng sinh học trên đại dương.

Bốn là, Việt Nam cũng kêu gọi các quốc gia tiếp tục phê chuẩn, tham gia Công ước, đồng thời thúc đẩy việc thực thi thiện chí và đầy đủ các quy định của Công ước để UNCLOS phát huy hơn nữa vai trò khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Cuối cùng, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với các cơ quan pháp lý quốc tế, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn về đại dương và Luật Biển, đi vào chiều sâu và thực chất hơn nữa.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn Thứ trưởng Thường trực.





Nguồn: https://nhandan.vn/cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-sau-30-nam-chinh-thuc-co-hieu-luc-nguyen-ven-gia-tri-tao-nen-tang-cho-quan-tri-bien-va-dai-duong-post845151.html

Cùng chủ đề

Mỹ cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á hàng loạt vũ khí then chốt USV T-12

Mỹ đã cung cấp cho Hải quân của một quốc gia ở Đông Nam Á những phương tiện mặt nước không người lái (USV) thông qua nguồn tài trợ quân sự nước ngoài.

Liên minh thêm bền chặt

Hai tháng trước khi có tổng thống mới, Mỹ đã ký kết Thỏa thuận chung về an ninh thông tin quân sự (GSOMIA) với Philippines. ...

Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình...

Mỹ phát triển tên lửa hành trình hạt nhân mới, Tổng thống Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, Trung Quốc thừa nhận xâm phạm không phận Nhật Bản, Triều Tiên lên án hợp tác quân sự Hàn-Mỹ-Nhật, Philippines phản bác cáo buộc của Trung Quốc ở Biển Đông... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bão số 9 vào Biển Đông, gặp không khí lạnh suy yếu trên biển Trung Trung Bộ

Bão Man-yi đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay. Do tương tác với không khí lạnh, bão giảm còn cấp 11-12 và tiếp tục suy yếu trên vùng biển Trung Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 4h sáng nay (18/11), vị trí tâm bão số 9 Man-yi trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Bão số 9 hình thành, gặp không khí lạnh suy yếu trên biển Trung Trung Bộ

Bão Man-yi đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 trong năm nay. Do tương tác với không khí lạnh, bão giảm còn cấp 11-12 và tiếp tục suy yếu trên vùng biển Trung Trung Bộ. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 4h sáng nay (18/11), vị trí tâm bão số 9 Man-yi trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giảm nguồn cung để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá

NDO - Quan điểm cũng như các giải pháp nhằm ngăn chặn tác hại của thuốc lá là từng bước giảm nguồn cung để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Theo Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) Phan Thị Hải, để đạt mục tiêu về giảm tỷ lệ người hút thuốc lá xuống 36% vào năm 2030 thì cần có những chính sách mạnh mẽ, đồng bộ....

Cổ phiếu bất động sản và tài chính hồi phục, VN-Index tăng hơn 11 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 20/11, thị trường đảo chiều tăng điểm từ giữa phiên sáng với thanh khoản cải thiện; cổ phiếu các nhóm ngành chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, năng lượng, công nghệ thông tin... hồi phục mạnh; 24/30 mã VN30 đóng cửa trong sắc xanh, tác động tích cực kéo VN-Index tăng 11,39 điểm khi chốt phiên, lên mức 1.216,54 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh so phiên...

Huyện Trường Sa kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

NDO - Sáng 20/11, các xã, thị trấn của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức gặp mặt, kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Tham dự có đồng chí Đại tá Trần Văn Quyển, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; đại diện chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ, các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh. Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí đầm ấm, vui tươi. Các...

“Trường học hạnh phúc”, bồi đắp tình thầy trò

Một trong những nội dung trọng tâm được Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum, tỉnh Kon Tum chú trọng triển khai trong những năm vừa qua là đẩy mạnh xây dựng “Trường học hạnh phúc” giúp gìn giữ tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau. Đến thăm Trường tiểu học Thực hành sư phạm Ngụy Như Kon Tum vào những ngày trường đang tất...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

NDO - Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn từ ngày 17-23/11. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của người đứng đầu cơ quan lập pháp Armenia sau hơn 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, thể hiện Armenia coi...

Bài đọc nhiều

Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản

Sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cùng tham dự có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Phát biểu tại Ngày hội, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của mỗi người dân để...

Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các nguyên lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Nguyên Bí thư tỉnh ủy Phạm Văn Vọng; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng và nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Hòa Bình. ...

Tăng cường hợp tác, đóng góp xây dựng thế giới công bằng, bền vững

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1989, Việt Nam và Brazil đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện, trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ...

Việt Nam quyết tâm thúc đẩy việc thực thi các quyền con người

Ngày 19/11, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định 1252 tại tỉnh Hà Nam. Hội nghị đã...

Nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân

Ngày 18/11, nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường....

Cùng chuyên mục

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước. - Trong những...

ĐBQH đề nghị cần có quy định bảo vệ nhà giáo

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. ĐB Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh) phản ánh, trong bối cảnh hiện nay khi quyền của phụ huynh và học sinh đang được đề...

Lương của nhà giáo phải cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Ngày 20/11, Quốc hội cho thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đã có tới 65 ĐBQH đăng ký phát biểu về dự án Luật trên. Lương phải đi kèm chất lượng, đạo đứcĐóng góp vào...

Quốc hội tri ân, gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo trên mọi miền Tổ quốc

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo. Trước khi thảo luận, Quốc hội đã tri ân tới đội ngũ giáo viên trên cả nước. Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn...

Thủ tướng chia sẻ 3 đề xuất thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại G20

Việt Nam cam kết sẽ nỗ lực hết sức mình cùng phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, đóng góp cho sự phát triển của một thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững. ...

Mới nhất

Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ Hoàng Quốc Cường đạt chuẩn Phó giáo sư

Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Hoàng Quốc Cường được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024 ngành Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa vinh danh các cá nhân được Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2024. Năm nay,...

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình. Đứng trước thách thức bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật,...

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo nhiều chiêu trò trốn thuế và yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu mặt hàng thép. Ngày 20/11, thông tin từ Tổng cục Hải Quan cho biết, thời gian qua, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số công văn hướng dẫn, chấn...

Mới nhất