Một tàu đệm từ tốc độ siêu cao thử nghiệm chạy với vận tốc hành trinh 1.000km/h đang chuẩn bị sẵn sàng hoạt động ở Trung Quốc.
Dự án mới sẽ được thử nghiệm ở Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc. Tốc độ của tàu đệm từ này sẽ gấp đôi tàu nhanh nhất đang hoạt động là tàu đệm từ Thượng Hải (có tốc độ tối đa 460 km/h). World Artery, công ty Trung Quốc tham gia hiện thực hóa phương tiện, chia sẻ dự án thử nghiệm sẽ giúp thúc đẩy du lịch địa phương.
Tàu đệm từ có thể đạt tốc độ 1.000km/h. (Ảnh: Interesting Engineering) |
Tàu tốc độ siêu cao sử dụng đệm từ, cho phép tàu lơ lửng và di chuyển ở vận tốc cực cao, đẩy bằng từ trường cực mạnh. Khác với tàu truyền thống chỉ dựa vào bánh ma sát, tàu đệm từ ở phía trên đường ray, giúp loại bỏ nhu cầu ma sát. Hiện nay, chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có đoàn tàu như vậy đang hoạt động.
Dự án mới sử dụng công nghệ trong đường ống giao thông chân không thấp. Đây là phần trong trọng nhất trong chương trình, cho pho phép tàu đạt tốc độ cao ở chi phí phải chăng mà không ảnh hưởng tới độ an toàn. Chủ tịch của World Artery, Zheng Bin, chia sẻ xây dựng tuyến tàu thử nghiệm sẽ là đột phá trong lĩnh vực, đồng thời là bước tiến lớn về công nghệ trong việc biến ý tưởng thành hiện thực.
Vượt quá tốc độ 1.000km/h sẽ tạo ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng tới độ an toàn của hành khách và cơ sở hạ tầng. Những thách thức như duy trì điều kiện chân không thấp của ống và hành khách phải đối mặt với tốc độ cao và tăng tốc mạnh cần được xử lý. Ngoài ra, chi phí gắn liền với phát triển và triển khai hệ thống tàu đệm từ đòi hỏi cân nhắc nhiều. Việc xây dựng đường ray tàu đệm từ, nhà ga và cơ sở hạ tầng liên quan cũng cần vốn đầu tư lớn.
Theo Global Times, đường ống chân không thấp và nhà máy sản xuất liên quan sẽ được xây dựng theo thỏa thuận hợp tác giữa World Artery và tập đoàn đầu tư công nghiệp Cát Nhĩ Tân. World Artery sẽ phụ trách công nghệ xây dựng, bằng sáng chế liên quan trong khi công ty đối tác chịu trách nhiệm đăng ký xây dựng và cung cấp dịch vụ như tư vấn đầu tư.
Theo khoahoc.tv