Công tác đối ngoại, hội nhập đã đạt những kết quả rất quan trọng và là điểm sáng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị Trung ương 8, từ đó tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, thu hút nguồn lực phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác đối ngoại, hội nhập sáng 8/11. |
Sáng 8/11, sau khi trình bày Báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào, cử tri quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Theo đó, đại biểu Dương Khắc Mai (Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) đánh giá cao công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế thời gian qua, đạt những kết quả nổi bật, góp phần quan trọng thu hút nguồn lực, thúc dẩy thương mại, đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín đất nước.
Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp năm 2024 phù hợp với tình hình quốc tế đã và đang diễn biến phức tạp, bất thường, bất định.
Trả lời đại biểu, Thủ tướng cho biết, chúng ta đang thực hiện đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Triển khai đường lối này, chúng ta xác định các thứ tự ưu tiên, gồm: Các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, các nước lớn.
Công tác đối ngoại, hội nhập đã đạt những kết quả rất quan trọng và là điểm sáng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị Trung ương 8, từ đó tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển, thu hút nguồn lực phát triển (về vốn, công nghệ, quản trị trị, đào tạo nhân lực); góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Gần đây, Việt Nam đã và đang tiếp tục nâng cấp quan hệ với các nước, trong đó đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện với 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và nhiều nước G20.
Tiếp tục phát huy thành quả đối ngoại, hội nhập của năm 2023, chúng ta đang xây dựng chương trình đối ngoại, hội nhập quốc tế năm 2024 và tiếp tục triển khai Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và tiếp tục huy động sức mạnh, nguồn lực của kiều bào ở nước ngoài.
Đối với việc di dời đường dây 500 KV, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các bộ ngành có liên quan khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác cụ thể và có giải pháp cụ thể, nếu cần thiết phải di dời để đảm bảo cho sự phát triển.
Đại biểu Dương Khắc Mai, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông phát biểu tại phiên chất vấn sáng 8/11. |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn về phát triển du lịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhưng thực tế du lịch vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh như kỳ vọng của đồng vào và cử tri cả nước. Nguyên nhân liên quan đến thể chế, chính sách, nhân lực, quy hoạch, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
Về các giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng, trong đó xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ trọng tâm phát triển; chuẩn bị nguồn lực và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; đồng thời có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành.
Đối với chất vấn của đại biểu Nguyễn Lâm Thành liên quan đến phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Chính phủ khẳng định đây là nhiệm vụ quan trọng, để phân định rõ hơn trách nhiệm của các cấp, phát huy tính năng động, sáng tạo chủ động của các cấp, làm rõ trách nhiệm của các cấp. Tuy nhiên, việc phân cấp, phân quyền vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, chưa đáp ứng yều và mong muốn của cử tri và Nhân dân.
Nguyên nhân là chưa thực hiện triệt để, nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp phân quyền; năng lực cán bộ còn hạn chế, bất cập, nhất là việc lớn, việc mới còn khó khăn; việc đáp ứng yêu cầu của người dân liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên công tác này chưa đạt yêu cầu đề ra.
Về giải pháp, Thủ tướng nhấn mạnh đến công tác chỉ đạo, phân cấp phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, nâng cao khả năng thực thi của cấp dưới, hoàn thiện thể chế, mạnh dạn thực hiện phân cấp, phân quyền, tránh né tránh, đùn đẩy.