Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCông chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới...

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường!


Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 1

Đồng lương eo hẹp, nhiều công chức, viên chức trầy trật lo cuộc sống. Không ít người rời bỏ hệ thống, đã tạm “hoãn” ý định nghỉ việc, chờ đợi, kỳ vọng vào những đổi thay về thu nhập khi cải cách tiền lương tới đây.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 3

“Làm công chức hơn 10 năm, thu nhập của tôi không bằng các sinh viên mới ra trường, đầu quân cho doanh nghiệp”, chị T.T.P., làm việc tại bộ phận một cửa tại một phường ở Hà Nội, kể.

Quê ở huyện ngoại thành Hà Nội, chị P. vào TPHCM học đại học. Năm 2012 sau khi tốt nghiệp, chị làm tại một doanh nghiệp, bắt đầu với mức lương khởi điểm 5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, gia đình ở ngoài Bắc mong mỏi, thúc giục quay về Hà Nội, chị P. đành bỏ lại sau lưng những dự định ở mảnh đất sôi động nhất cả nước. Sau khi thi đỗ công chức, mức lương khởi điểm lúc bấy giờ của chị chỉ vỏn vẹn 3 triệu đồng/tháng.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 5

Đến năm 2020, chị bắt đầu làm việc tại bộ phận một cửa, thuộc một phường trên địa bàn Hà Nội. Nhìn lại hơn 10 năm cống hiến trong môi trường nhà nước, thu nhập hiện tại của chị chỉ hơn 6 triệu đồng.

“Nhờ có tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng từ 1/7, tôi mới được thu nhập như trên”, chị P. chia sẻ.

Với một người chưa lập gia đình, đồng lương trên vẫn đủ chi tiêu. Còn với chị, khoản thu nhập này thực sự khó đủ duy trì cuộc sống hằng ngày khi phải gồng gánh cả gia đình.

Hôn nhân không trọn vẹn, một mình chị hiện nuôi dưỡng, chăm sóc hai con đang học lớp 4. Áp lực cuộc sống đè nặng lên đôi vai người mẹ với đồng lương eo hẹp.

Dù làm việc tại một phường thuộc quận Đống Đa, song chị P. phải tìm thuê trọ rất xa, ở quận Hà Đông để tiết kiệm chi phí ăn ở so với khu vực trung tâm thành phố.

“Riêng tiền phòng trọ đã ngốn 3,5 triệu đồng/tháng, tính cả điện, nước thì lên đến 4,2 triệu đồng/tháng. May mắn giờ trời thu đã mát mẻ, chứ mùa hè phải bật điều hòa còn tiêu tốn tiền hơn”, nữ công chức phường đau đáu.

May thay, tiền học hành của 2 con do chồng đảm nhận, chị chỉ lo tiền ăn uống, sinh hoạt, chỗ ở. Bọn trẻ cũng đã qua “đốt” ốm đau, thuốc thang, khám bệnh liên miên khiến gia đình luôn trong cảnh liêu xiêu, giật gấu vá vai như mấy năm trước.

Bà mẹ công chức rùng mình nhớ lại cảnh cứ một con ốm là phải tức tốc gửi cháu còn lại về quê nhờ ông bà. Những đêm thức trắng trông con, tiền trong túi đã cạn, chị lại dằn vặt vì phải xin hỗ trợ của bố mẹ đã già.

Những ngày tháng cơ cực ấy đã bao lần chị nghĩ đến chuyện nghỉ việc bởi thu nhập của công chức nhà nước chỉ “mấp mé ở mức đủ sống”. Nhiều khi, chị không còn tiền để chi trả các khoản phát sinh hàng tháng.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 7

Chị P. trần tình: “Tôi nhiều lần muốn tìm công việc theo chuyên môn ở môi trường doanh nghiệp. Nhưng nghe tin sắp thực hiện cải cách cơ bản tiền lương nên tôi cố chờ thêm thời gian, xem sự thay đổi có khả quan”.

Ở tuổi đã ngoài 35, chị cũng xác định đi tìm việc bên ngoài không phải dễ dàng. Nhưng mỗi lần nghĩ đến thu nhập thấp mà phải gánh hàng trăm khoản phải chi tiêu, chị lại thấy nản bước trên hành trình làm công chức.

Cứ mỗi lần tinh thần xuống đáy, nữ công chức lại được lãnh đạo phường quan tâm, động viên, níu giữ và những bước chân dùi gắng lại tiếp tục.

Để cải thiện thu nhập, chị P. nhận làm thêm công việc rà soát lỗi văn bản tại nhà. Vậy là mỗi ngày, khi các con đã vào giấc ngủ, chị làm cặm cụi bên bàn làm việc, “tranh thủ kiếm thêm đồng nào hay đồng đó”.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 9

Trung bình mỗi ngày, những công chức ở bộ phận một cửa UBND phường Thịnh Quang (Đống Đa, Hà Nội) sẽ tiếp hơn 200 lượt công dân đến làm các thủ tục hành chính.

Theo quy định 17h30 tan sở, nhưng anh Nguyễn Thiện Huy, công chức phường thường xuyên phải làm việc ngoài giờ để có thể xử lý xong công việc trong ngày, không để tồn đọng đến hôm sau.

Sau 9 năm làm công chức phường, lương tháng của anh mới đạt mức 5 triệu đồng. Anh Huy thú thực, từng có ý định chuyển việc vì đồng lương không đủ sống.

Song vì đã gắn bó lâu năm với công việc, đồng nghiệp, cùng với đó là môi trường làm việc khá hòa nhã, thân thiện, không có khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, anh hết sức yêu thích, luyến tiếc nên vẫn gắn bó qua gần một thập kỷ.

“Thật sự chúng tôi được lãnh đạo phường động viên, các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ trong phạm vi có thể để anh em gắn bó với công việc. Bởi chỉ cần một người nghỉ thì hoạt động của bộ máy bị xáo trộn rất nhiều”, anh Huy nói.

Nam công chức phường cảm thấy may mắn khi có sẵn nhà ở thủ đô, đỡ được khoản áp lực về chỗ ở mới có thể trụ nổi. Vợ anh là giáo viên trường tiểu học, lương hai vợ chồng cộng lại chỉ gần 10 triệu đồng/tháng.

“Chính vì vậy, để đủ chi tiêu gia đình tôi phải dè sẻn. Những bữa đi ăn nhà hàng thật sự xa xỉ với gia đình tôi”, nam công chức chia sẻ.

Thu nhập chỉ đủ chi tiêu, không có tiền tích lũy dù đã 40 tuổi. Chính vì vậy, anh Huy mong mỏi lần cải cách tiền lương tới đây sẽ có những thay đổi đột phá về thu nhập cho công chức, viên chức.

“Ít nhất đồng lương của chúng tôi cũng phải bằng nhóm lao động trình độ tương đương ở khu vực doanh nghiệp mới đủ trang trải cuộc sống”, anh Huy nhận định.

Cùng với việc cải thiện tiền lương, anh cũng mong các cơ quan kiểm soát tốt giá cả sinh hoạt. Có như vậy, đồng lương tăng thêm mới có giá trị với những công chức như anh.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 11

Vào biên chế 15 năm, anh Đúng là giáo viên THPT công tác tại quận 1, TPHCM hưởng lương viên chức A1 bậc 6, hệ số 3,99.

Anh cho biết, sau khi trừ các khoản đóng góp hằng tháng thì lương anh nhận về gần 8 triệu đồng.

“Mức lương đó khó có thể đảm bảo cuộc sống gia đình, đặc biệt khi chúng tôi có con nhỏ, chi phí học tập, sinh hoạt hàng ngày lại ngày một cao.

Thậm chí, với một người chưa lập gia đình mà ở nhà thuê, chi tiêu dè sẻn thì mức lương 8 triệu đồng cũng chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu, tạm gọi là tồn tại, chưa thể nói đến việc giao lưu hay học hỏi gì thêm”, anh Đúng cho hay.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 13

Anh dốc sức dạy thêm ở trung tâm, nhiều hôm nói lạc cả giọng. Không ít bữa anh lê chân về đến phòng trọ khi đã khuya lắc. Sở dĩ anh phải “cực” như vậy vì vừa muốn bảo đảm cuộc sống cho vợ con và có thể theo đuổi nghề giáo vốn yêu thích.

Nếu người khác cố gắng một, anh phải nỗ lực gấp 10 bởi xuất thân dân tỉnh lẻ về TPHCM học tập và ở lại thành phố này làm việc, sinh sống sau khi ra trường. Sau 15 năm làm qua đủ thứ công việc phụ, vợ chồng anh mới tạm ổn định cuộc sống tại đây.

Anh Đúng cho hay: “Tôi mong muốn sau khi cải cách, tiền lương đủ trang trải cho cuộc sống bản thân và lo được cho gia đình, con cái. Theo tôi, việc cải cách tiền lương cần kèm theo hệ số trượt giá cập nhật hàng năm. Bởi vì luôn có hiện tượng lương chưa tăng thì giá cả đã tăng”.

Làm giáo viên một trường THPT ở quận Gò Vấp, TPHCM, mức lương cơ bản của chị Huệ vừa tăng lên mức 7,5 triệu đồng, tính thêm phụ cấp thâm niên cũng được gần 8 triệu đồng.

Chia sẻ về quãng thời gian công tác đã qua của mình, chị Huệ khẳng định, lương cơ bản không thể đủ trang trải cuộc sống ở TPHCM. Với mức lương hiện tại, chị chỉ có thể đủ sống nếu tiết kiệm tối đa.

Nhưng đó là mức thu nhập của người có 14 năm công tác và sau nhiều lần nâng lương, còn lương giáo viên mới ra trường với hệ số 2,34 (tức chỉ hơn 4 triệu đồng/tháng) khó có thể đảm bảo mức sinh hoạt bình thường.

Chưa kể cuộc sống không chỉ có chi phí sinh hoạt mà còn chi phí giao tế, cưới hỏi, hiếu hỉ… Nhất là ở TPHCM, những chi phí này không hề thấp. Giáo viên mới ra trường mà tháng nào gánh thêm các chi phí này, có thể nói là… đói.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 15

Bản thân chị Huệ cũng phải làm thêm và có chồng phụ giúp nên cuộc sống mới tạm ổn định. Do đó, chị rất mong cải cách tiền lương cơ bản cho giáo viên, viên chức sống được bằng công việc chính của mình.

Bởi theo chị, thực tế không sống được bằng lương nên rất nhiều bạn bè chị phải làm công việc khác ngoài việc ở cơ quan để có thêm thu nhập, không thể dành toàn tâm, toàn ý cho công việc chuyên môn.

Chị Huệ cho biết, vài năm gần đây, TPHCM áp dụng mức chi tăng thêm (tiền quý) cho giáo viên, chia bình quân mỗi tháng cũng thêm vài triệu đồng nên cuộc sống của giáo viên dễ thở hơn, qua đó đáp ứng đủ nhu cầu sống cơ bản.

Nhưng đó vẫn chỉ là đủ sống, với các mục tiêu xa hơn như nuôi con, mua nhà, mua xe… là chuyện quá khó.

Công chức làm việc 10 năm lương không bằng sinh viên mới ra trường! - 17

Chị Huệ mong cải cách tiền lương để giáo viên, công chức, viên chức có thu nhập tốt, mức sống ổn hơn, còn đủ để tích lũy mua nhà, mua xe, theo chị vẫn thực sự xa vời.

Người thực tế chờ đợi cải cách tiền lương có thể đảm bảo cho giáo viên nói riêng, công chức, viên chức nói chung có thu nhập xứng đáng, đảm bảo cuộc sống “để không phải lăn tăn suy nghĩ, tính cách làm chuyện này chuyện kia kiếm thêm thu nhập”. Đó là ước mơ bao năm của chị và các đồng nghiệp.

Chị P., anh Huy, anh Đúng, chị Huệ là những công chức, viên chức tiêu biểu trong số hơn 1,7 triệu người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo thống kê năm 2021.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2022, đã có gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực y tế, giáo dục.

Bộ Nội vụ phân tích, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có yếu tố về mức lương chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Việc thu hút đội ngũ chuyên gia cũng chưa được làm tốt, nên nhiều người có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi đã lựa chọn ra khu vực tư với chính sách đãi ngộ tốt hơn.

Nội dung: Hoa Lê, Tùng Nguyên

Ảnh: Hoa Lê

Thiết kế: Patrick Nguyễn



Source link

Cùng chủ đề

Giám sát kế hoạch thưởng Tết 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM

(Dân trí) - Nhiệm vụ trọng tâm của ngành lao động ở TPHCM trong tháng 11 là giám sát tình hình tiền lương năm 2024, kế hoạch thưởng Tết năm 2025 của các doanh nghiệp. Ngày 6/11, tại Cơ sở Cai nghiện ma túy Phú Đức (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM đã tổ chức hội nghị giao ban hoạt động tháng 10, 10 tháng đầu năm 2024.Tại hội...

Bỏ phố về quê lương 20 triệu vẫn ngập ngừng muốn trở lại thành phố

Về quê được vài năm, có cuộc sống và công việc ổn định, thậm chí mức thu nhập khá nhưng không ít người vẫn muốn trở lại thành phố. Vì lý do gì? Học hết cấp 3, theo định hướng của gia đình, N.M....

Hội nghị giao ban công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024

(Moha.gov.vn)-Sáng ngày 02/11/2024, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng 10 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 11 năm 2024. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì Hội nghị. Bộ...

Chỉ 2 thí sinh trúng tuyển viên chức từ nguồn sinh viên xuất sắc năm 2024

Theo quyết định của UBND TP HCM, năm 2024, TP cần tuyển 14 công chức và 5 viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ Theo quyết định của UBND TP HCM, năm 2024, TP cần tuyển 14 công chức và 5 viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ UBND TP HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả...

Vì sao học phí đắt, lương thấp nhưng ngành y vẫn ‘hút’ người học?

Dù học phí đào tạo bác sĩ ở Việt Nam hiện ở mức cao nhất trong các khối ngành, lương ban đầu được xem khá thấp nhưng ngành y vẫn luôn thu hút người học. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỳ Duyên chuộng đồ ôm sát, khoe dáng gợi cảm tại Hoa hậu Hoàn vũ 2024

(Dân trí) - Trong hơn một tuần dự thi Miss Universe 2024 (Hoa hậu Hoàn vũ), Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý với phong cách thời trang đa dạng từ gợi cảm đến thanh lịch. Ảnh: Facebook nhân vật  Nguồn: https://dantri.com.vn/giai-tri/ky-duyen-chuong-do-om-sat-khoe-dang-goi-cam-tai-hoa-hau-hoan-vu-2024-20241108085655783.htm

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân trí, lực lượng chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi gần trạm kiểm lâm tại Vườn quốc...

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính...

Ông Trump lặp lại điều chưa từng có trong 132 năm qua

(Dân trí) - Ông Donald Trump là người thứ 2 sẽ đảm nhiệm 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ không liên tiếp trong vòng 132 năm trở lại đây. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (Ảnh: Getty). Với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 5/11, ông Donald Trump gần như chắc chắn sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ông cũng từng là tổng thống thứ 45 với nhiệm kỳ từ năm 2017 đến 2021. Như vậy,...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FIT

Dự án Nhà máy điện gió Công Hải 1 chậm triển khai; Dự án Nhà máy mặt trời Thiên Tân 1.4, Dự án Nhà máy điện gió Hanbaram… không được hưởng giá FIT có nguyên nhân từ cơ chế chính sách giá điện. Ninh Thuận nêu lý do dự án năng lượng chậm triển khai, không được hưởng giá FITDự...

Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp đưa ra đấu giá

Bình Định đưa ra đấu giá đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện Dự án Khu đô thị Tây Nam xã Nhơn Lý và Dự án Điểm số 2 (2-2) trong tháng 11/2024. Hai khu đất đều có giá khởi điểm hơn 537 tỷ đồng. Bình Định: Hai khu đất thực hiện dự án trên 2.200 tỷ đồng sắp...

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

Mới nhất