Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhCông bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc


Sáng 24/5/2024 tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Chính phủ tổ chức “hội nghị 2 trong 1”: Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 3, kết hợp công bố Quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng, chủ trì.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 4/5/2024. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã công bố Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng. Theo Quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch vùng trung du và miền núi phía bắc bao gồm toàn bộ lãnh thổ đất liền của 14 tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.

Đến năm 2050, vùng trung du và miền núi phía bắc sẽ là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7,5-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 15.000-18.000 USD.

Phương hướng phát triển các tiểu vùng, hành lang kinh tế
Phương hướng phát triển các tiểu vùng, hành lang kinh tế

Vùng trung du và miền núi phía bắc được tổ chức thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu động lực.

Vùng sẽ tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào nhằm tháo gỡ một trong những nút thắt phát triển lớn nhất là năng lực kết nối giao thông, bao gồm cả trục dọc và trục ngang.

Vùng sẽ đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn-Hà Nội, Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Cùng với đó, thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng); triển khai xây dựng tuyến cao tốc Sơn La-Điện Biên, Bắc Kạn-Cao Bằng; xây dựng tuyến cao tốc kết nối Sơn La với đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai; nâng cấp cảng hàng không Điện Biên thành cảng hàng không quốc tế sau năm 2030.

Về phương hướng phát triển lĩnh vực công nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu xây dựng Thái Nguyên, Lào Cai trở thành trung tâm luyện kim; Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang trở thành trung tâm cơ khí, điện tử có trình độ cao; Bắc Giang trở thành trung tâm sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp hỗ trợ; các sản phẩm hoá chất cơ bản, hoá dược chủ yếu tập trung tại Phú Thọ, Lào Cai và Bắc Giang.

Về nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô thích hợp gắn với chế biến, thị trường trong và ngoài nước; đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè trong khi Lai Châu trở thành trung tâm chế biến mắc ca.

Phát triển vùng cây ăn quả, cây đặc sản chủ yếu tại Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình, Phú Thọ; vùng quế, hồi chủ yếu tại Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai và Cao Bằng. Vùng trồng rau màu, hoa ôn đới chất lượng cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện, khí hậu đặc thù như Lào Cai, Sơn La và Lai Châu; xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản của khu vực Tây Bắc…

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo tóm tắt các nội dung chính tại Hội nghị, gồm: Sơ kết Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ; Quy hoạch vùng Trung du miền núi phía Bắc; Rà soát cơ chế, chính sách đặc thù Vùng; Tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng; Một số kiến nghị, đề xuất.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, để triển khai có hiệu quả Quy hoạch vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương quan tâm tập trung triển khai các nội dung: Phổ biến bản Quy hoạch vùng này một cách rộng rãi, công khai, minh bạch nhằm thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách hiệu quả nhất; Cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tăng cường phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương; Đổi mới tư duy, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của từng bộ, ngành và địa phương, từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng; nông nghiệp giá trị cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, hữu cơ; kinh tế cửa khẩu, du lịch, kinh tế rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Cùng với đó, tập trung nguồn lực thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đã đặt ra tại Quy hoạch, trong đó ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối vùng, liên vùng và quốc tế; Tập trung xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu thương mại tự do xuyên biên giới (hiện đang được nghiên cứu thí điểm), tăng cường liên kết hình thành các chuỗi đô thị gắn với phát triển vành đai công nghiệp – đô thị – dịch vụ, các hành lang và vành đai kinh tế và các khu vực động lực phát triển.

Đối với các dự án quan trọng, liên kết vùng, các địa phương khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, hoàn thiện các thủ tục cần thiết để sớm khởi công dự án, tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã khởi công. Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư hoặc nghiên cứu triển khai, lồng ghép đưa vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030; Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để sớm triển khai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, tham gia góp ý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền các vấn đề liên quan đến 04 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng đã đề xuất (gồm: Nhóm chính sách về phát triển hạ tầng giao thông kết nối; Nhóm chính sách về phát triển cửa khẩu; Nhóm chính sách về quản lý, phát triển tài nguyên rừng, nguồn nước; Nhóm chính sách về an sinh xã hội).





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/cong-bo-quy-hoach-vung-trung-du-va-mien-nui-phia-bac-151983.html

Cùng chủ đề

Tỉnh nào có mức sống đắt đỏ nhất vùng trung du và miền núi phía Bắc?

Mức sống ở tỉnh này đắt đỏ thứ 9 cả nước, cao nhất tại vùng trung du và miền núi phía Bắc, theo thống kê năm 2023. ...

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông HồngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng và các...

Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ ba, diễn ra sáng nay (24/5), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã cung cấp thông tin về một số dự án quan trọng, liên kết vùng.Cụ thể, toàn Vùng đã hoàn thành 3 dự án (Cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Nâng cấp cảng hàng không...

Lâm Đồng triển khai Quy hoạch Cảng Hàng không Liên Khương

UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động rà soát, cập nhật nội dung quy hoạch Cảng Hàng không Liên Khương vào quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan. Ngày 24/5, UBND tỉnh giao các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan phối hợp, hỗ trợ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 7/11

Tỷ giá trung tâm tăng 25 đồng, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 1,53 điểm hay giá xăng, dầu (trừ mazut) cùng tăng 350-770 đồng một lít, kg... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 7/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11 ...

Nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán

Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/11

Tỷ giá trung tâm tăng 10 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,52 điểm hay CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 6/11. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 4/11 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/11 ...

Bài đọc nhiều

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Giá vàng quay đầu giảm sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Đúng như dự đoán, ngày 6-11 giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh, có lúc về sát 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Giá vàng thế giới giảm sâuLúc 18h30, giá vàng thế giới ở mức 2.718,7...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2) gần như không có giao dịch và sản phẩm để bán. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 25 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung trên thị trường. Vị trí còn lại là căn hộ chung cư cao cấp, siêu cao cấp (có...

Cùng chuyên mục

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ hội để hình thành các khu đô thị vệ tinh. ...

Hải Phòng giải ngân gần 9.500 tỷ vốn đầu tư công

Hải Phòng đã giải ngân được 9.447,348 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tính đến ngày 20/10, Hải Phòng giải ngân được 9.447,348 tỷ đồng, tăng thêm hơn 1.000 tỷ đồng so với trước đó một tháng. Năm 2024, Thủ tướng giao Hải Phòng giải ngân hơn 17.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, còn HĐND TP giao phải giải ngân hơn 19.000 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ giải ngân mới...

Làm sao để hiện thực hóa ước mơ tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu có thể đạt được nếu mỗi người có chiến lược chi tiêu, quản lý tài chính và đầu tư hiệu quả. ...

Giá USD ngân hàng và USD tự do hôm nay quay đầu giảm mạnh

Giá USD ngân hàng và tự do giảm mạnh theo đà suy yếu của đồng bạc xanh trên thị trường thế giới. Có ngân hàng hạ giá USD gần 100 đồng chiều mua. Còn giá USD tự do mua vào cũng giảm tới hơn 200 đồng. Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD được Ngân hàng Nhà nước công bố hôm nay là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với hôm qua. Áp dụng biên độ 5%,...

Giá vàng tăng 1 triệu đồng, Ngân hàng Nhà nước nói đã bán ra 13 tấn vàng

(NLĐO) – Sau một ngày lao dốc tới 6 triệu đồng, giá vàng trong nước sáng nay 8-11 tăng trở lại nhưng mức còn khá yếu ...

Mới nhất

Cơ hội phát triển đô thị vệ tinh

Sau khi TP.HCM công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí TOD (bố trí nhiều nhà ở gắn với các dịch vụ và tiện ích ở gần điểm giao thông công cộng) dọc tuyến metro, các chuyên gia và địa phương cho rằng đây là cơ...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Giá vàng bật tăng sau 1 ngày lao dốc, người dân lại ồ ạt đi mua vào

Giá vàng tăng trở lại, tại TPHCM sáng nay không còn hiện tượng người dân đổ xô đi bán như chiều hôm qua. Nhìn chung, lực bán vẫn nhiều hơn mua. Sáng nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mua vào 82 triệu đồng/lượng, bán ra 86,5 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu so với cuối ngày...

Có hay không Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm?

Trưa 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phản hồi chính thức với phóng viên Báo Thanh Niên trước thông tin tin nhắn đang lan...

Chuyển đổi số phải là ưu tiên trong chiến lược mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực này. Chuyển đổi số để phát huy giá trị và nguồn lực Mới đây, Trung tâm Bảo tồn...

Mới nhất