Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Điện Biên.
Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 109/QĐ-TTg ngày 27/01/2024. Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Điện Biên với quy mô khoảng 9.539,92 km2, gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, huyện Mường Nhé, huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng, huyện Điện Biên, huyện Điện Biên Đông và huyện Nậm Pồ.
Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc; tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế theo các nhóm sản phẩm chủ lực. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, dựa trên 3 trụ cột chính và 4 trục động lực – 3 vùng kinh tế – 4 cực tăng trưởng:
Kỳ vọng… kết nối vùng, quốc tế và sự riêng có của Điện Biên
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà: Khẳng định, Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố ngày hôm nay có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, là tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển dài hạn; thu hút đầu tư, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Điện Biên.
Điện Biên vị trí kinh tế chiến lược địa lí đặc biệt quan trọng, là phên dậu của Tổ quốc với trên 455 km đường biên giới, kết nối với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Tỉnh có tài nguyên, đất đai, khoảng sản, tài nguyên lớn về phát triển thủy điện năng lượng, thủy điện gió và cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ… Đây là thuận lợi cho Điện Biên phát triển các ngành kinh tế xanh du lịch, sản xuất du lịch sinh thái. Phát triển kinh tế lâm nghiệp và tín chỉ các bon trong thời gian tới. Điện Biên là mảnh đất lịch sử anh hùng, lịch sử cách mạng với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu” văn hóa, đa dạng có 19 dân tộc anh em. Điều đó hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế và cơ hội nổi trội, khác biệt về kinh tế – xã hội.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, trước hết Điện Biên cần ưu tiên, tập trung các nguồn lực để đầu tư cho được các dự án hạ tầng quan trọng để liên kết vùng, liên kết quốc tế. Cần phải quan tâm kết nối, phát huy lợi thế của các vùng phát triển của Điện Biên về hạ hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hệ thống cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa. Để từ đó có thu hút đầu tư, đặc biệt các dự án đầu tư trọng tâm, trọng điểm có động lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội mục tiêu đã đặt ra trong thời gian tới; quy hoạch vùng, kết nối Sơn La, Lai Châu với Điện Biên; kết nối cửa khẩu quốc tế Tây Trang, kết nối với nước bạn Lào; kết nối với cửa khẩu A Pa Chải kết nối với Trung Quốc… Phát huy những lợi thế của Điện Biên để phát triển kinh tế năng lượng xanh, năng lượng sạch, chuyển đổi số để quảng bá du lịch.
Đặc biệt, Điện Biên cần phát huy những lợi thế về văn hóa, về du lịch danh lam thắng cảnh tự nhiên hết sức đẹp và hoang sơ… cần thu hút các nhà đầu tư lớn về du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có của Điện Biên; con đường của di sản, con đường của văn hóa… Điện Biên cần có chính sách thu hút ý tưởng xây dựng thành phố thông minh, an toàn hài hòa với thiên nhiên. Sau quy hoạch này, Điện Biên phải tập trung vào thực hiện rất nhiều quy hoạch chi tiết, ý tưởng sáng tạo… Và để làm được điều này thì tới đây Điện Biên cần đề xuất một số cơ chế đặc thù cho Điện Biên về kết nối quốc tế…
Lộ trình phát triển của Điện Biên trong thời gian tới
Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường đưa ra một số mục tiêu để xây dựng tỉnh Điện Biên trong thời gian tới: Đó là các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cần tập trung thực hiện một số nội dung tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận về nhận thức, khát vọng phát triển. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông tăng cường thời lượng, mở các chuyên mục, trang tin, đổi mới nội dung, phương thức chuyển tải thông tin, tuyên truyền những nội dung cơ bản của quy hoạch đến với đông đảo công chúng.
Trên cơ sở nội dung Quy hoạch tỉnh Điện Biên được phê duyệt, ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, UBND tỉnh khẩn trương tổ chức xây dựng Kế hoạch thực hiện quy hoạch đảm bảo chất lượng để cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Khẩn trương rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành, nhất là quy hoạch về đất đai, xây dựng, tài nguyên. Quan tâm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực. Tập trung thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi trong việc kêu gọi, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.