Trang chủDi sảnCông bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành...

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch.
Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam tại khu vực khai quật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam tại khu vực khai quật. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Ngày 22/4 tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và Viện Khảo cổ học công bố nhiều phát hiện mới tại khu vực khai quật rộng gần 1.000m2 phía Đông Bắc của di tích nền điện Kính Thiên.

Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2m và một khu mộ đôi bằng gạch.

Nhiều phát hiện quý giá

Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam, cho hay trong lớp cắt dày 3,3m, các nhà khoa học tìm thấy 5 lớp văn hóa chồng lên nhau gồm thời Nguyễn, thời Lê trung hưng, thời Lê sơ, thời Trần, thời Lý và thời kỳ tiền Thăng Long.

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 1Tiến sỹ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam, dẫn đoàn chuyên gia khảo sát miệng giếng mới tìm được. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Cách di tích Hậu Lâu khoảng 10m về phía Đông Nam, đoàn khảo cổ tìm thấy một chiếc giếng xuất lộ ở độ sâu 1,3m so với mặt đất hiện nay. Giếng có độ sâu gần 7m, là chiếc giếng sâu nhất từng được tìm thấy, tiến sỹ Tống Trung Tín khẳng định.

“Năm 1952, tôi cùng tiến sỹ Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, từng đào được một cái giếng sâu 5,9m. Đến nay, tôi mới lại thấy có một cái giếng sâu như thế này. Ước tính giếng này sâu hơn độ sâu trung bình của sông Hồng,” ông nhận định.

Thân giếng được đào rất rộng, khoảng 3m, đáy lát các phiến đá bằng phẳng, lòng giếng hình tròn, xếp nhiều lớp đá xanh và cuội suối cỡ lớn rất cẩn thận từng lớp, tạo độ bằng phẳng và tính mỹ thuật cao.

“Đây là cách xây dựng quen thuộc của các di tích thời Trần, thế kỷ 13-14. Chúng tôi phỏng đoán giếng nước này được xây dựng để phục vụ điện Cần Chánh, nơi Vua thiết triều hàng ngày,” tiến sỹ Tống Trung Tín nói.

Ông cho biết thêm rằng trong lòng giếng phát hiện tiền đồng “Cảnh Thịnh thông bảo.” Cảnh Thịnh là niên hiệu từ năm 1793 đến năm 1801 của vua Nguyễn Quang Toản (1783-1802), con của Vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Sự xuất hiện của tiền Cảnh Thịnh ở phần đáy cho thấy giai đoạn này giếng chưa bị lấp.

Cũng tại khu vực này, các nhà khảo cổ tìm thấy một chiếc chậu lớn, đường kính 1,2m, cao 55cm, miệng trang trí hoa mai, hoa sen và liên châu. Đây có thể là chiếc chậu đất nung có kích thước lớn nhất còn khá nguyên vẹn, thuộc thời Trần.

“Tại hố sâu nhất của khu di chỉ, đoàn khảo cổ học cũng phát hiện dấu tích nhiều thời kỳ. Ở độ sâu 4,8m, đây là nơi có niên đại phức tạp nhất và khó khai quật nhất,” tiến sỹ Tống Trung Tín cho biết.

Tại đây, các nhà khảo cổ cũng đã có một phát hiện lớn nhất trong cả quá trình khai quật thời gian qua, đó là 2 mộ táng gạch thời kỳ tiền Thăng Long.

Hai mộ gạch nằm song song theo hướng Đông Bắc, xây theo kiểu cuốn vòm. Trong khu mộ, phát hiện 3 vò gốm và tiền đồng. Đáng tiếc là ở thời kỳ sau này, có một ngòi nước đi qua nên hiện chỉ còn tìm được thành mộ và đáy mộ.

“Đây là khu trung tâm Hoàng thành, chúng tôi tự đặt câu hỏi tại sao lại có mộ táng ở đây, từ đó có thể cho rằng khu mộ này xuất hiện trước khi có Hoàng thành. Khu mộ ở địa tầng sâu nhất cho thấy dấu tích cư trú của con người khá sớm, từ thế kỷ 4-6, trước thời kỳ Đại La,” ông Tín giả định.

Sáng tỏ thêm giá trị của di sản Hoàng thành

Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Minh Trí, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, cho biết trong những năm 2011-2020 Viện đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn của Dự án “Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long” và đã có nhiều thành quả khoa học quan trọng. Trong đó, kết quả nổi bật và quan trọng nhất trong nghiên cứu về di tích là nghiên cứu giải mã những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long dựa trên vết tích khảo cổ học và manh mối tư liệu lịch sử.

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 2Mảnh hiện vật từ đời Lê có hoa văn rõ nét. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)

Cuộc khai quật năm 2020-2021 đã phát lộ nhiều thông tin mới, góp phần làm sáng tỏ thêm giá trị di tích Hoàng thành Thăng Long qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, còn nhiều ẩn số cần thảo luận nghiên cứu thêm, chẳng hạn như một kiến trúc hình tròn rất rộng, có vẻ phổ biến trong kiến trúc đời Trần nhưng hiện nay nhóm các nhà khảo cổ chưa biết đó là gì, có chức năng gì trong khu vực Hoàng thành.

“Trên thế giới rất hiếm có Thủ đô nào còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử-văn hóa dài lâu và có các tầng văn hóa chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá liên tục như thế. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích Hoàng thành Thăng Long mà UNESCO đã công nhận,” ông Bùi Minh Trí nhận định.

Là người theo đuổi khảo cổ học tại Hoàng thành từ những ngày đầu, tiến sỹ Tống Trung Tín khẳng định di tích đang được làm rõ qua từng năm, các nhà khoa học kỳ  vọng sẽ vẽ được toàn bộ mặt bằng Hoàng thành qua các thời kỳ. Tuy nhiên, để tránh việc “thầy bói xem voi,” cần tiếp tục khai quật và tham vấn ý kiến các chuyên gia trong các ngành liên quan.

“Hiện nay chúng tôi ước tính mới khai quật được 7% di tích Hoàng thành, cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới phục dựng một phần nào đó của hoàng cung khi xưa,” tiến sỹ Tống Trung Tín nói./.

Một số hình ảnh tại khu khai quật:

Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 3Hình ảnh miệng giếng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 4Kiến trúc hình tròn rộng 5m được các chuyên gia xác định là thuộc thời Trần nhưng chưa rõ chức năng sử dụng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 5Dấu tích cột đá. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 6(Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 7Chậu đất nung đường kính 1,2m, lớn nhất từ trước đến nay thuộc thời Trần. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 8Hình ảnh giả thiết hình dáng chiếc chậu nguyên vẹn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 9Hố khai quật chia thành nhiều tầng văn hóa. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
 
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 10Hiện nay, hố khai quật này có tổng diện tích gần 1.000m2. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 11Những viên gạch thời Nguyễn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 12Các hiện vật được sắp xếp theo các thời kỳ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 13Hoa văn trên gạch mái thời Lê trung hưng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Công bố nhiều phát hiện khảo cổ quan trọng ở Hoàng thành Thăng Long ảnh 14Chiếc chậu thời Trần còn nguyên vẹn. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/cong-bo-nhieu-phat-hien-khao-co-quan-trong-o-hoang-thanh-thang-long-post707225.vnp

Cùng chủ đề

Bán hàng ngày Tết: Gánh nặng khó lường hay cơ hội lớn?

Những thách thức về nhân sự, chi phí gia tăng và rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi các chủ nhà hàng, quán cà phê phải lên kế hoạch kỹ lưỡng khi chọn bán hàng dịp Tết, tránh sự cố không mong muốn vào đầu năm. ...

Tổn thương da nghiêm trọng sau liệu trình trị nám, peel da

NDO - Gần tết, không ít chị em "dở khóc, dở cười" vì làn da bị biến chứng do peel da, trị nám ở những cơ sở không uy tín.  Chị Đào Thị T. 48 tuổi (Phú Xuyên, Hà Nội) được chẩn đoán rối loạn nội tiết với hàm lượng hormone cao nhiều năm trước. Sau đợt điều trị bằng thuốc giúp sức khỏe chị ổn định, nhưng kể từ đó, làn da chị bắt đầu xuống...

THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024

“Em mong muốn mình sẽ thực hiện được ước mơ và có cơ hội trở lại chương trình với vai trò khác để giúp đỡ nhiều hoàn...

Cùng Vietjet nâng tầm phong cách, du xuân trọn vẹn với ưu đãi 20% cho hạng vé Business, SkyBoss.

Đón chào năm mới, Vietjet dành tặng hành khách cơ hội vàng tận hưởng trải nghiệm bay thư thái, đẳng cấp khi mua vé Business, SkyBoss với ưu đãi hấp dẫn giảm 20% giá vé (*). Theo đó,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Du lịch Việt 2025: Cơ hội vươn mình “cất cánh” trong kỷ nguyên số

Lãnh đạo ngành bày tỏ kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp ngành du lịch có những chuyển biến mới trong thời gian tới với khả năng đạt mức tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Trạm tương tác thông minh - 'Hướng dẫn viên số' kết nối du khách với du lịchHoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị Hoa Lư với tầm vóc của Đô thị di sảnỨng dụng công nghệ số...

Thủ tướng dự hội nghị WEF Davos: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh

Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link .t3 { color: #4263eb; text-align: justify; } .t4 { color:rgba(17,17,17,1) } .t1 { text-align: justify; } .t2 { color:rgba(66,99,235,1) } Nhận lời mời của nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế Thế giới...

Năm 2025: Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ

Theo các chuyên gia du lịch, du khách Mỹ vẫn có thể tìm được các ưu đãi khi họ đi du lịch ra nước ngoài, đặc biệt là đến những nước thuộc châu Á-Thái Bình Dương nhờ lợi thế đồng USD tăng giá...Mỹ: Kỷ lục hơn 2,95 triệu lượt hành khách hàng không trong một ngàyChâu Á đang dẫn đầu xu hướng bùng nổ du lịch trên toàn cầuViệt Nam tiếp tục được vinh danh là Điểm đến Golf...

Việt Nam-Ba Lan ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao

Theo Biên bản ghi nhớ giữa hai Bộ Ngoại giao, hai bên tiếp tục duy trì các kênh đối thoại và hợp tác hiện có, hướng tới xây dựng mối quan hệ Việt Nam-Ba Lan ngày càng sâu sắc, bền chặt. Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Cộng hòa Ba Lan, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng và Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Ba Lan Władysław Teofil Bartoszewski...

Khám phá những ngôi chùa cổ kính ở cố đô Kyoto của Nhật Bản

Không chỉ nổi tiếng với các di tích lịch sử, chùa chiền lớn như Chùa Vàng, Chùa Bạc, Kyomizudera…, cố đô Kyoto còn có vô số đền thờ và ngôi chùa cổ kính khác đậm chất Nhật Bản để du khách khám phá.Nhật Bản: Hoa anh đào bắt đầu nở ở thủ đô Tokyo và KyotoĐám rước Oiran - trải nghiệm du lịch độc đáo chỉ có ở Nhật BảnYamaga Bunko - nhà bỏ hoang trở thành cơ sở...

Bài đọc nhiều

Độc đáo hệ thống hang động xuyên thủy ở Tam Cốc-Bích Động

Dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua những ngọn núi đá vôi, tạo nên hệ thống hang xuyên thủy mát lạnh với những khối thạch nhũ kỳ lạ, kể những câu chuyện hàng triệu năm trước, khi nơi đây còn là biển cả. Tam Cốc-Bích Động là quần thể hang động tuyệt đẹp nằm trong danh thắng Tràng An - khu du lịch trọng điểm Quốc gia Việt Nam. Đây là quần thể danh thắng được Thủ tướng chính phủ Việt...

Ngắm diện mạo mới của Chùa Cầu (Hội An) sau gần 2 năm trùng tu

Sau gần 2 năm trùng tu, sửa chữa, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã khoác lên mình tấm áo mới, thu hút sự quan tâm của du khách khi đến phố cổ Hội An. Chùa Cầu (tên khác là cầu Lai Viễn) là công trình kiến trúc duy nhất của người Nhật còn sót lại trên mảnh đất phố cổ Hội An (Quảng Nam) ngày nay. Đây được xem là biểu tượng gạch nối "giữa...

CNN bình chọn Thành nhà Hồ dẫn đầu 21 di sản thế giới đẹp nhất

Cuối tháng 8 vừa qua, thành cổ nhà Hồ đã vượt qua hơn 1000 di sản thế giới khác đã được UNESCO công nhận để lọt vào top những địa điểm đẹp nhất do CNN bình chọn. Thành nhà Hồ   Cuối tháng 8 vừa qua, trang CNN uy tín của Mỹ đã công bố danh sách 21 Di sản thế giới đẹp nhất. Trong số hơn 1000 di sản đang được UNESCO công nhận, thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã chiếm...

Nghề trồng đào Nhật Tân được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Lễ hội xôi Phú Thượng và Lễ hội đền Đồng Cổ (quận Tây Hồ) cũng vinh dự được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lãnh đạo quận Tây Hồ, phường Nhật Tân đón nhận di sản văn hóa phi vật thể "tri thức dân gian, nghề thủ công truyền...

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cùng chuyên mục

Có thêm 5 di tích quốc gia đặc biệt, gồm cả tháp bà Ponagar, chùa Bối Khê

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Bà Ponagar, TP Nha Trang, Khánh Hòa - được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.   Tháp Bà Ponagar là điểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang - Ảnh: TRẦN HOÀI Sáng 19-1, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa cho biết quyết định số 152 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5 di tích, trong đó có di tích...

Chùa Bối Khê, huyện Thanh Oai được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội) còn lưu giữ được bệ đá hoa sen thời Trần, chim thần Garuda tạc bằng gỗ ở đầu đao thượng điện, chân đèn đá, tượng và gạch thời Mạc, tượng thời Lê có giá trị nghệ thuật rất cao. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 152/QĐ-TTg ngày xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 17, năm 2025) đối với 5...

Ninh Thuận phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Những năm qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa tại tỉnh Ninh Thuận được duy trì thường xuyên. Các di sản như: Tháp Pô Klong Garai; tháp Pôrômê; lễ hội Katê… được khai thác trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Các thành viên Câu lạc bộ Ðờn ca tài tử của Trung tâm...

Tháp Bà Ponagar được vinh danh Di tích Quốc gia Đặc biệt

Khu di tích Tháp Bà Ponagar chính thức được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt. Tháp Bà Ponagar. Theo Quyết định số 152 (17-1-2025) của Phó Thủ tướng Lê Thành Long. Thông tin được ông Lê Văn Hoa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, cho biết ngày 19/1. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với di sản văn hóa Chăm Pa. Cùng với Tháp Bà Ponagar, đợt xếp hạng lần thứ...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn tỉnh Ninh Bình chủ động khai thác, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tập trung mọi nguồn lực xây dựng thành phố Hoa Lư trở thành thành phố "Di sản thiên niên kỷ". Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà...

Mới nhất

Bác sĩ quay clip tự phẫu thuật thắt ống dẫn tinh hút 4 triệu lượt xem

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Đài Loan đang nhận được rất nhiều sự chú ý khi chia sẻ video tự thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh trên mạng xã hội. ...

Xây dựng hình ảnh TP HCM xanh – sạch

(NLĐO) - Trong năm 2024, TP HCM đã triển khai nhiều dự án môi trường với mục tiêu kiểm soát ô nhiễm và mở rộng mảng xanh ...

5 điều không được bỏ trống đêm giao thừa để năm mới đủ đầy

Giao thừa là khoảng khắc thiêng liêng, thời điểm trời đất giao hòa - âm dương hòa hợp, có những nghi thức cần được thực hiện để năm mới được bình an, may mắn theo quan niệm của dân gian. ...

Bức điện tín hé lộ nỗi lo của Đức về ông Trump

Đại sứ Đức tại Mỹ đã đánh điện tín về nước để cảnh báo về những thay đổi lớn trong nhiệm kỳ sắp...

NON: Dựng không gian đẹp cho sự đọc

NON là dự án cộng đồng được lập nên với mục tiêu "mang không gian thư viện đến trường học trên khắp vùng khó ở Việt Nam". ...

Mới nhất