Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục‘Còn vị thi cử thì còn dạy thêm’

‘Còn vị thi cử thì còn dạy thêm’

Trong các hệ thống giáo dục, đặc biệt ở nhiều nước Đông Á, “giáo dục vị thi cử” – hay còn gọi là “teaching to the test” – đã trở thành hiện tượng phổ biến.

Học sinh sau giờ học thêm tại một trung tâm ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Thay vì tập trung phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, học sinh được tập trung vào việc làm thế nào để đạt điểm số cao trong các kỳ thi vào lớp 6, lớp 10 và sau là thi tốt nghiệp THPT. 

Quá nhấn mạnh thi cử, quá nhiều cuộc thi đã tạo ra nhiều hệ lụy đối với học sinh, xã hội, làm méo mó mục tiêu phát triển giáo dục.

Áp lực các kỳ thi từ nhỏ

Nhiều học sinh phải đối mặt với áp lực các kỳ thi từ nhỏ. Thay vì học vì đam mê và khám phá tri thức, các em cảm thấy phải học vì điểm số, thành tích.

Học sinh mất đi thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa và kỹ năng mềm – những yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện. Điều này không chỉ tạo ra áp lực tinh thần mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng và lo âu, thậm chí có những em phải chịu đựng tình trạng mất ngủ và trầm cảm rồi có những hành vi dại dột. 

Cách học tập căng thẳng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn tạo ra môi trường học tập thiếu lành mạnh và không có sự cân bằng.

Áp lực điểm số ngày càng căng thẳng khi cơ hội vào các trường đại học tốp trên bị hạn chế. Các kỳ thi chuyển cấp và tuyển sinh là áp lực rất lớn, khiến học sinh phải dành phần lớn thời gian vào việc học thêm và quá tải. 

Phụ huynh cũng tham gia vào cuộc đua điểm số, buộc con em phải nỗ lực hết sức để có kết quả cao. Điều này khiến các em hầu như không có thời gian cho các hoạt động ngoài học tập, gây ra sự mất cân bằng trong cuộc sống của học sinh. 

Đặc biệt hiện tượng học tủ, học lệch là hệ quả của cách giáo dục vị thi cử này, khi các môn học được dạy để phục vụ cho những môn thi để xét vào đại học, bỏ qua kiến thức toàn diện.

Dạy thêm học thêm là một trong những hệ quả tiêu cực của giáo dục vị thi cử. Phụ huynh sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền cho các lớp học thêm, gây áp lực tài chính cho gia đình và thời gian cho học sinh.

Chỉ khi giáo dục trở thành nền tảng phát triển toàn diện vì người học, quốc gia mới thực sự có một nền giáo dục vững bền và mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao mới có thể hiện thực hóa.

TS Hoàng Ngọc Vinh

Cải tiến phương pháp đánh giá học sinh

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề xuất sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, chẳng hạn như đánh giá qua quá trình học tập, bài tập nhóm và dự án thực tiễn. Dự kiến sẽ dùng 50% kết quả học bạ trong 3 năm THPT để xét tốt nghiệp THPT, đây là một bước cải cách quan trọng. 

Tuy nhiên vấn đề làm sao để đảm bảo điểm số và nhận xét về năng lực học tập của học sinh là trung thực vẫn còn là một thách thức. Để có thể thực hiện thành công, ngành giáo dục cần có các biện pháp kiểm soát gian lận và cải tiến phương pháp đánh giá học sinh.

Trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển, nhu cầu học tập của học sinh THPT ngày càng cao. Việc hệ thống giáo dục mở rộng cánh cửa đón nhận học sinh có ham muốn học THPT là cần thiết. Đối với những em không có điều kiện học THPT vì kinh tế hoặc năng lực học tập, việc phân luồng học nghề là một phương án phù hợp. 

Đối với những học sinh có ý chí và quyết tâm, hệ thống giáo dục nên hỗ trợ tối đa để các em phát huy tiềm năng. Nhiều người cho rằng với chính sách thi cử xét tuyển vào đại học như hiện nay dẫn đến sự phát triển lệch lạc nguồn nhân lực và tương lai của nền khoa học công nghệ dựa trên nhân lực STEM còn xa mới với đến được.

Các trường đại học cũng cần cải tiến quy trình tuyển sinh, giảm bớt sự phụ thuộc vào các kỳ thi tốt nghiệp và đánh giá năng lực, thay vào đó nên có cả đánh giá dựa trên quá trình học tập, đóng góp xã hội và tiềm năng cá nhân của học sinh. Việc đánh giá đa chiều này sẽ giúp chọn lọc được những học sinh có năng lực và phẩm chất tốt, đồng thời giảm bớt áp lực thi cử.

Để xây dựng một nền giáo dục toàn diện, cần có những cải cách mạnh mẽ trong hệ thống giáo dục, bao gồm đa dạng hóa phương pháp đánh giá, mở rộng cơ hội học tập, kiểm soát việc dạy thêm học thêm và giảm thiểu sự phụ thuộc vào thi cử. Giáo dục là để giúp học sinh phát triển toàn diện, từ kiến thức đến kỹ năng sống, tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng.

Bài học từ các quốc gia phát triển

Có người nói: “Còn trời còn nước còn non, Còn vị thi cử thì còn dạy thêm”. Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển không chú trọng quá mức vào dạy thêm học thêm.

Thay vào đó, hệ thống giáo dục ở các nước này chú trọng đến phát triển toàn diện và đánh giá học sinh thông qua nhiều yếu tố như hoạt động ngoại khóa, kỹ năng mềm và khả năng làm việc nhóm. Hệ thống này giúp giảm áp lực cho học sinh và tạo điều kiện để các em phát triển năng lực cá nhân một cách tự nhiên hơn.

Giáo viên cũng áp lực

Các giáo viên cũng chịu áp lực từ việc dạy để thi. Phương pháp giảng dạy trở nên thiên về “truyền thụ kiến thức” mà thiếu đi sự sáng tạo và thực hành.

Giáo viên chủ yếu tập trung vào các nội dung trong sách giáo khoa, các công thức và định lý cần ghi nhớ mà không có nhiều không gian để giải thích sâu về ý nghĩa thực tế của các kiến thức này.

Kết quả là học sinh học theo kiểu học vẹt, thiếu khả năng tư duy phản biện và sáng tạo, đồng thời không có kỹ năng tự học, tự khám phá tri thức.

Có nên xem mảng dạy thêm là ‘kinh doanh có điều kiện’?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề có yêu cầu cao về điều kiện kinh doanh, thường liên quan đến các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng, môi trường… Vậy dạy thêm có thuộc nhóm này?



Nguồn: https://tuoitre.vn/con-vi-thi-cu-thi-con-day-them-20241201085314815.htm

Cùng chủ đề

Cô giáo bị đề nghị điều chuyển do dạy thêm: Trưởng Phòng GD&ĐT lên tiếng

(Dân trí) - Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh cho rằng, trong khuôn khổ văn bản không thể hiện được hết nội dung nên đã khiến dư luận hiểu nhầm. Thời gian này, ngành chưa có đợt thuyên chuyển giáo viên. Những ngày qua, vụ việc cô giáo Nguyễn Thị T., giáo viên lớp 1 (Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) bị đề xuất kỷ luật viên chức ở hình thức khiển trách,...

Nữ giáo viên bị đề nghị điều chuyển đến địa bàn khó khăn hơn vì dạy thêm

(Dân trí) - Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Tĩnh có công văn đề nghị UBND thành phố điều chuyển một nữ giáo viên tiểu học đến địa bàn khó khăn hơn vì vi phạm quy định dạy thêm, học thêm. Ngày 14/12, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh cho biết đơn vị đã có báo cáo gửi Chủ tịch UBND thành phố về việc vi phạm...

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi 'quên' luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn. ...

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm

Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”. “Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? Anh Lê Trí Thông -...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Giáo sư đầu ngành gian lận nghiên cứu: Chấn động giới y khoa

Chấn động giới y khoa Hoạt động điều tra do Viện Y tế Quốc gia Mỹ tiến hành cho thấy, ông Masliah có dấu hiệu thiếu trung thực trong các nghiên cứu khoa học. Ông sử dụng những hình ảnh đã qua chỉnh sửa rồi tái sử dụng trong các bài báo khác nhau. Các bài báo này đều xoay quanh hoạt động nghiên cứu và điều trị căn bệnh Alzheimer, đây là căn bệnh ông Masliah đã nghiên...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Lý do bạn nên ăn trứng vào bữa sáng

'Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhưng ăn vào bữa nào là...

Mới nhất