Trang chủPolitical ActivitiesCòn quá nhiều quyền lực tập trung ở cấp Trung ương, bộ...

Còn quá nhiều quyền lực tập trung ở cấp Trung ương, bộ ngành

Bên cạnh những kết quả thuyết phục đạt được trong năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế nghiêm trọng, trong đó còn quá nhiều quyền lực tập trung ở cấp Trung ương, bộ ngành.


Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương sáng 8/1, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ rất ấn tượng và xúc động trước những kết quả đầy thuyết phục đạt được trong năm 2024.

“Chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy sóng to, gió lớn, thậm chí có thời điểm là “bão tố” ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế”, theo lời Tổng Bí thư.

“Việc xử lý nghiêm các sai phạm đã thiết lập lại kỷ cương phép nước”

Tổng Bí thư Tô Lâm đồng thời khái quát nhiều kết quả nổi bật trên tất cả lĩnh vực, trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới trong bối cảnh khó khăn toàn cầu.

Đặc biệt, theo Tổng Bí thư, trong năm qua, bộ máy tổ chức cán bộ được tinh gọn theo hướng hiệu lực, hiệu quả, giảm sự chồng chéo và cải thiện năng lực quản lý. Đây là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực, và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được Tổng Bí thư đánh giá là điểm sáng khi hàng loạt vụ án tham nhũng, kinh tế lớn được phát hiện, xử lý nghiêm minh, khẳng định rõ tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

“Việc xử lý nghiêm các sai phạm đã thiết lập lại kỷ cương phép nước, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần làm trong sạch bộ máy trong hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp, tạo hiệu ứng răn đe, giáo dục sâu rộng, thúc đẩy ý thức trách nhiệm và liêm chính trong toàn hệ thống”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận nhiều kết quả thuyết phục về kinh tế – xã hội năm 2024 (Ảnh: Đoàn Bắc).



Tổng Bí thư cho biết Chính phủ đã trình Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo đúng định hướng của Trung ương và tinh thần Nghị quyết số 18, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương chủ động hơn trong việc giải quyết công việc, đồng thời nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hành chính.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý công việc, và cải thiện sự phục vụ của Nhà nước đối với người dân.

Dù đạt nhiều kết quả, song theo Tổng Bí thư, vẫn còn tồn tại một số hạn chế và bất cập nghiêm trọng cùng với những thách thức lớn.

Đó là kinh tế vĩ mô có dấu hiệu ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Hệ thống thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập, đặc biệt trong quy định về đất đai, môi trường và thủ tục hành chính, gây cản trở phát triển doanh nghiệp và đời sống người dân.

Việc phân cấp, phân quyền, theo Tổng Bí thư, còn quá nhiều quyền lực tập trung ở cấp Trung ương, bộ ngành. Nhiều cơ quan hành chính chưa thực hiện đúng trách nhiệm, làm chậm tiến độ các dự án quan trọng. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản đôi khi bị xâm hại do sự yếu kém hoặc lạm quyền trong thực thi công vụ.

“Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, phân tích một cách thấu đáo, khách quan và toàn diện tình hình, nguyên nhân, rút ra những bài học quý giá từ thực tiễn để đưa ra các giải pháp sáng tạo, hiệu quả và kịp thời”, Tổng Bí thư quán triệt.

Lưu ý một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế.

“Phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt trong quản lý kinh tế để chúng ta vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển. Ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả”, Tổng Bí thư nói.

Theo ông, điều này không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính – ngân sách, và quản lý tài nguyên.


Lãnh đạo các địa phương tham dự Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).



Song song với đó, Tổng Bí thư nhắc cần tăng tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu kèm yêu cầu bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, đề cao phương pháp “quản lý theo kết quả”, đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, và chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo không gian mới và động lực phát triển.

Với yêu cầu sửa đổi pháp luật và cơ chế quản lý để trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền, Tổng Bí thư lưu ý việc này cần đi đôi với cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, đảm bảo không để xảy ra lạm dụng quyền hạn vì lợi ích cá nhân.

Khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế của chúng ta, theo lời Tổng Bí thư.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, theo Tổng Bí thư, là mục tiêu then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh, ổn định với phương châm “phát triển để ổn định – ổn định để phát triển”.

Sẽ có hàng trăm nghìn lao động rời khu vực Nhà nước sau tinh gọn


 Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, Tổng Bí thư cho rằng cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế “xin – cho” và tư duy bao cấp.

Đặc biệt, Tổng Bí thư quán triệt ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và các vụ án kéo dài.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tới dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương (Ảnh: Đoàn Bắc).



Ngoài ra, Tổng Bí thư chỉ đạo thực hiện chính sách “khoán tăng trưởng” cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tạo sự năng động, sáng tạo để các địa phương tự tìm cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng hai con số, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

Một định hướng khác được Tổng Bí thư đề cập là tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, trọng điểm và quan trọng quốc gia, đặc biệt, các dự án về hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt cao tốc, cảng biển, sân bay, năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phấn đấu hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc, trên 1.000km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào CaiHà NộiHải Phòng, Tổng Bí thư yêu cầu.

Liên quan vấn đề xã hội, Tổng Bí thư lưu ý cần ban hành và thực thi lộ trình giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, đưa chỉ số chất lượng không khí về mức không có hại cho sức khỏe.

Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần mạnh mẽ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hồi tài sản thất thoát, minh bạch hóa hoạt động công vụ và kiểm soát tài sản của cán bộ, đảng viên.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).



Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đưa ra câu hỏi mở về việc chuẩn bị “tổ” cho các “đại bàng”. “Điều này rất đúng, rất nên làm, nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những cánh rừng, cánh đồng cho các đàn ong lấy hoa làm mật? Tại sao chúng ta chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực ?”, Tổng Bí thư gợi mở và dự báo giai đoạn tới sẽ có hàng trăm nghìn lao động rời khỏi khu vực Nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.

“Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài Nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó”, Tổng Bí thư đặt vấn đề.

Nhấn mạnh thực tế càng trong khó khăn, chúng ta càng thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm, đồng lòng và vươn lên mạnh mẽ, Tổng Bí thư khẳng định rằng đến nay, chúng ta đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.



Nguồn: https://moha.gov.vn/tintuc/Pages/danh-sach-tin-noi-bat.aspx?ItemID=56769

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp BOT ‘treo’ giải đặc biệt 500 triệu thu hút cổ đông dự đại hội

Công ty cổ phần Đầu tư kỹ thuật hạ tầng TP.HCM (HoSE: CII) tăng giải thưởng đặc biệt, lên 500 triệu đồng cho cổ đông may mắn tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Hội đồng quản trị CII vừa công...

VN-Index lấy lại mốc 1.250 điểm, thanh khoản giảm mạnh

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/1, áp lực bán gia tăng trên diện rộng cùng dòng tiền ảm đạm khiến thị trường chìm trong sắc đỏ ở phiên sáng. Trong phiên chiều, lực cầu nhập cuộc tích cực, trong đó các cổ phiếu lớn như: SSB, MWG, GVR, PLX CTG, GAS, HPG, SHB, SSI, VCB, VIB, VPB chuyển mầu sang sắc xanh đã trợ giúp các chỉ số chính đảo chiều tăng. Chốt phiên, VN-Index tăng 4,07...

Vinamilk mở đầu năm 2025 với các loạt giải thưởng về thương hiệu, đổi mới sáng tạo

Mở đầu năm 2025 với các giải thưởng về thương hiệu, đổi mới, sáng tạo, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, chia sẻ về quá trình chuyển đổi mà thương hiệu tỷ đô đang thực hiện mạnh mẽ trong năm qua.BAC A BANK tiếp tục giành giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024, khẳng định uy tín một doanh nghiệp có hơn 30 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định,...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Bình 3, Thái Nguyên

Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án là Công ty Cổ phần Tập đoàn BMK.  Dự án có quy mô 295,34 ha được đầu tư với tổng nguồn vốn là 4.139,39 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 620,9 tỷ đồng. Dự án được triển khai tại xã Điềm Thụy và xã Nga My, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên với thời gian 50 năm. Phó Thủ...

Sẽ không tổ chức thi tuyển vào lớp 6, kể cả trường chất lượng cao

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2. Điều...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ thảo luận việc thành lập một số bộ và cơ cấu khóa mới

Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ trong khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và dự thảo về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI. Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây...

Cơ quan của Chính phủ đã giảm 30% đầu mối bên trong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đến nay trung bình các cơ quan của Chính phủ đã giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức. Phát biểu kết luận Hội nghị tổng kết công tác...

Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Các bộ, ngành, địa phương phải giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước để giảm biên chế theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW...

Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 của Đảng ủy Học viện Hành chính Quốc gia

Sáng ngày 03/01/2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Học viện Hành chính Quốc gia (Học viện). Đoàn chủ tịch chủ trì Hội nghị gồm các đồng chí: Nguyễn Bá...

Điều kiện tiên quyết

Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là một trong những nhiệm vụ phải “cơ bản hoàn thành trong năm 2025”. Thể chế cũng được xác...

Bài đọc nhiều

Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế

(MPI) - Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực với xu hướng tốt hơn qua từng tháng, từng quý, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Đạt được kết quả này, nhờ có sự đóng góp rất lớn của...

Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

(MPI) - Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 về việc ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 236

(Bqp.vn) - Sáng 7/1, Trung đoàn Tên lửa 236, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (7/1/1965 - 7/1/2025). Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi Thư khen. Các đại biểu tham dự buổi lễ.Dự buổi lễ có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng,...

Đảng ủy Quân khu 7 ra nghị quyết lãnh đạo năm 2025

(Bqp.vn) -  Sáng 6/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy Quân khu 7 tổ chức Hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7 chủ trì hội nghị.Quang cảnh hội nghị.Hội...

Cùng chuyên mục

Phiên họp xin ý kiến tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 8/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa và Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì phiên...

Nền kinh tế Việt Nam đã khẳng định sự phục hồi rõ nét, là điểm sáng về tăng trưởng và thuộc nhóm nước tăng...

(MPI) - Ngày 08/01/2025 tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Tham dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ...

Tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu không ngừng với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất để hoàn thành thắng lợi các...

(MPI) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra ngày 08/01/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn và tin tưởng rằng, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết, đồng lòng, phấn đấu không ngừng với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất để...

Chính phủ thảo luận việc thành lập một số bộ và cơ cấu khóa mới

Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ trong khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và dự thảo về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI. Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây...

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 8/1, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và chuyển đổi số...

Mới nhất

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội khen thưởng 182 tập thể, cá nhân tiêu biểu

Năm qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, trọng tâm là làm tốt công tác đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động và công tác xã hội từ thiện. Trong dịp Tết...

Ban hành câu hỏi điều tra chống bán phá giá thép cán nguội

Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội vừa được ban hành. Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất/xuất...

Dự báo giá tiêu ngày mai 9/1/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 9/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 9/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 9/1/2025 tiếp tục chuỗi xu hướng tăng, hiện...

Panasonic ra mắt bộ sưu tập “Tuyệt tác hoàn mỹ – Đẳng sống tinh hoa”

DNVN - Panasonic và Siêu thị Điện máy - Nội thất Chợ Lớn đã phối hợp tổ chức một buổi tiệc sang trọng dành riêng cho các khách hàng VIP mang tên “Tuyệt tác...

Mới nhất