Trang chủDi sản"Con đường thần linh” dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn là...

“Con đường thần linh” dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn là phát hiện chưa từng được biết đến trong lịch sử

 Việc phát hiện con đường thiêng vào khu đền tháp Mỹ Sơn của người Chăm xưa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng chưa từng biết đến tại Mỹ Sơn sau hơn 100 năm nghiên cứu khu di tích này.

Ngày 8/4/2024, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn tổ chức hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn ở phía Đông tháp K khu di tích Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên). Hầu hết ý kiến chuyên gia bày tỏ quan điểm cần tiếp tục khai quật khảo cổ tận cùng con đường dẫn vào khu đền tháp Mỹ Sơn trước khi tiến hành bảo tồn trùng tu di tích phục vụ du lịch.

k6.jpg
“Con đường thần linh” chạy từ tháp K về hướng đông vào khu di tích. Ảnh: V.L

Phát hiện quan trọng về di tích Mỹ Sơn

TS. Lê Đình Phụng – Hội Khảo cổ học Việt Nam khẳng định, đây là lần đầu tiên giới khảo cổ trong nước biết đến một “con đường thần linh” của người Chăm xưa đi vào hành lễ tại Mỹ Sơn. Kết quả này cực kỳ quan trọng, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới của Mỹ Sơn với hàng loạt kiến trúc được xây dựng sau thế kỷ 10 như nhóm tháp K, H, G hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ như E4.

“Sự tồn tại của con đường cho thấy Mỹ Sơn luôn đóng vai trò vị trí tâm linh, là nơi hội tụ thần linh của người Chăm trong suốt chiều dài lịch sử ” – TS. Lê Đình Phụng phân tích

Năm 2017 – 2018, khi nhóm chuyên gia Ấn Độ tu bổ, tôn tạo tháp K ghi nhận tháp có hai cửa Đông và Tây. Ở phía đông tháp K có hai đoạn tường bao của một con đường hướng về nhóm tháp E, F.

k2.jpg
Kết quả khai quật con đường dẫn đã hé lộ nhiều thông tin quý giá về không gian khu đền tháp Mỹ Sơn. Ảnh: V.L

Tháng 6/2023, Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp Viện Khảo cổ học đào thăm dò diện tích 20m² tại khu vực quanh tháp K nhằm xác thực những thông tin về dấu tích kiến trúc trên đã phát hiện hai đoạn của các tường bao kéo dài từ tháp K về phía Đông tạo thành con đường hướng vào các khu tháp E và F.

Những tư liệu thu được giúp đoàn công tác xác định kiến trúc đường dẫn này là phát hiện mới về những vết tích chưa từng được biết đến ở Mỹ Sơn trong lịch sử tồn tại của di tích.

Ngày 1/3/2024, dự án thăm dò khai quật khảo cổ học khu vực phía Đông tháp K do Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phối hợp Viện Khảo cổ học (Bộ VH-TT&DL) triển khai, tổng diện tích 220m² (diện tích thăm dò 20m² và diện tích khai quật 200m²). Thời gian kéo dài 2 tháng (kết thúc ngày 29/4).

k4.jpg
Các hố thăm dò cũng xuất hiện dấu vết của con đường. Ảnh: V.L

Trong khu vực khai quật đã làm xuất lộ cấu trúc của một đoạn kiến trúc đường dẫn phía đông tháp K dài 20m, theo hướng Đông – Tây lệch về phía Bắc 45º. Tổng chiều dài con đường tính từ chân tháp K là 52,5m, rộng phủ bì 9m gồm lòng đường và hai bức tường xếp gạch bo hai bên. Lòng đường rộng 7,9m, bề mặt bằng phẳng, cấu tạo từ cát sỏi và gạch vụn được đầm chặt, có độ dày từ 0,15 – 0,2m.

Trong 4 hố thăm dò, tổng diện tích 20m² (mỗi hố có kích thước 5 x 1m = 5m2) đều phát hiện dấu tích kiến trúc đường dẫn.

Cần tiếp tục khai quật khảo cổ hết con đường

 

Phát hiện này làm cơ sở cho những phỏng đoán về chiều dài con đường không chỉ dừng lại ở vị trí hiện tại mà còn có thể đi xa hơn. Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Lê Trí Công ước tính, con đường có thể kéo dài 500m – 600m sang đến khu F.

“Sẽ có 2 dự đoán, hoặc con đường dẫn đến một mandapa (nhà chờ) của tháp F hoặc là một sân rộng tập trung trước khu F” – ông Lê Trí Công nói.

k.jpg
Hầu hết ý kiến tại hội thảo đều thống nhất tiếp tục khai quật hết “con đường thần linh”. Ảnh: V.L

Theo TS. Nguyễn Ngọc Quý – Viện Khảo cổ học, chủ trì dự án, kết quả thăm dò, khai quật đợt này khẳng định có một con đường dẫn bắt đầu từ tháp K đi vào khu trung tâm Mỹ Sơn ở thế kỷ XII mà lần đầu tiên giới nghiên cứu khảo cổ – lịch sử trong nước và quốc tế được biết đến.

Con đường này kéo dài trên một khoảng không gian hơn 500m, khởi đầu từ tháp K hướng đến khu vực sân trước khu tháp F. Hiện tại, qua kết quả thăm dò, khai quật trong hai năm 2023 – 2024 có thể xác định chắc chắn cấu trúc của con đường từ tháp K đến khu suối cạn ở về phía đông, cách tháp K khoảng 150m.

“Con đường này có nhiều chức năng có thể là thần đạo (đường đi của các vị thần Ấn Độ giáo), đường hoàng gia (đường dành cho vua chúa và tăng lữ Champa) đi vào trung tâm Mỹ Sơn để cúng tế… Tóm lại, đây là con đường thiêng, con đường dẫn thần linh, vua chúa và tăng lữ đi vào không gian thiêng Mỹ Sơn” – TS.Nguyễn Ngọc Quý nói.

k1.jpg
Con đường từ tháp K chạy vào trung tâm di tích Mỹ Sơn. Ảnh: V.L

PGS.TS Ngô Văn Doanh – nhà nghiên cứu văn hóa Chăm chia sẻ, việc phát hiện “con đường thần linh” rất quan trọng, nên cần tiếp tục nghiên cứu đến tận cùng trước khi bảo tồn nguyên gốc, nguyên trạng phế tích này. Từ đó, đóng góp thêm những tư liệu mới giúp nhận thức toàn diện hơn về không gian văn hóa, lịch sử, kiến trúc Mỹ Sơn.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn phát huy tốt hơn giá trị lịch sử văn hóa di tích, tổ chức đưa đón du khách theo đúng con đường di sản người Chăm đã để lại, giúp du khách có cái nhìn rõ hơn về di tích Mỹ Sơn và văn hóa Chămpa trong lịch sử.

Theo TS.Nguyễn Ngọc Quý, hiện tại dự án đã cơ bản kết thúc, thời gian tới các cơ quan liên quan cần có kế hoạch tiếp tục khai quật nghiên cứu nhằm làm rõ quy mô, cấu trúc và diện mạo của “con đường thiêng”, đưa di tích từ lòng đất Mỹ Sơn ra ánh sáng.

“Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, UBND huyện Duy Xuyên và các cơ quan chức năng cần xem xét, phê duyệt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “Khai quật nghiên cứu khảo cổ học kiến trúc đường dẫn vào Mỹ Sơn” dự kiến thực hiện trong giai đoạn năm 2025 – 2026”, TS.Nguyễn Ngọc Quý đề xuất.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/con-duong-than-linh-dan-vao-khu-den-thap-my-son-la-phat-hien-chua-tung-duoc-biet-den-trong-lich-su-3132618.html

Cùng chủ đề

Đẩy nhanh quy hoạch di sản văn hóa Mỹ Sơn giai đoạn mới

Trong cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn kiến nghị đẩy nhanh công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035, để đáp ứng yêu cầu phát triển của di sản. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 -...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Chiều 31/12, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 – 2029. Báo cáo tại Đại hội, Chi Hội trưởng chi hội NSNA Việt Nam tỉnh Lạng Sơn trình bày...

Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày hôm nay...

Giá đậu tương phục hồi

Thị trường hàng hóa ngày 2/1, giá đậu tương ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp trong phiên giao dịch cuối năm 2024. Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), trước đó, dòng tiền đầu tư chảy chậm hơn trên thị trường trong phiên giao dịch cuối năm. Đáng chú ý, thị trường năng lượng...

Các địa phương có doanh thu du lịch, lượng khách cao nhất Việt Nam năm 2024

Liên tiếp nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh luôn là những địa phương giữ vị trí top đầu về doanh thu và lượng khách đến nhờ chiến lược xúc tiến quảng bá, sản phẩm độc đáo...Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024: “Hà Nội kết nối năm châu”Phát triển thương hiệu du lịch Thủ đô từ những giá trị bền vữngVùng biên giới và hải đảo Quảng Ninh tổ chức nghi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông Sơn công nhận thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

(QNO) - Sáng 20/9, UBND huyện Nông Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt này có 4 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng gồm: vòng tay mỹ nghệ (Công ty TNHH Trầm hương Hùng Dũng), trầm kiến cảnh mỹ nghệ Trung Phước (Công ty TNHH Trầm hương và bất động sản Minh Đạt), tranh gỗ 3D Quế Lâm (hộ kinh doanh Lê Văn Quý), trà vỏ bưởi Bà The -...

OCOP Quảng Nam và kỳ vọng phát triển năm 2025

Quảng Nam kỳ vọng phát triển mạnh sản phẩm OCOP trong năm 2025; theo đó các ngành chức năng, địa phương cần chú trọng đồng bộ giải pháp, nhất là quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. Nhiều kỳ vọng Quảng Nam đặt ra nhiều mục tiêu phát triển OCOP trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2025, bình quân mỗi xã có ít nhất 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Cả tỉnh có...

Đượm vị muối nàng rây – sản phẩm OCOP 3 sao Bắc Trà My

sâSản phẩm muối nàng rây là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu đạt 3 sao của huyện miền núi Bắc Trà My, vừa được công nhận. Từ lâu đời, người dân huyện miền núi Bắc Trà My có thói quen sử dụng cây nàng rây để giã muối làm gia vị cho các món ăn trong gia đình. Nàng rây là một loại cây có rất nhiều trên các nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu...

Thăng Bình công nhận 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2024

(QNO) - Huyện Thăng Bình vừa quyết định công nhận 11 sản phẩm của 10 chủ thể đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao năm 2024. Theo đó, có 6 sản phẩm được công nhận mới gồm: giỏ gỗ mỹ nghệ (HTX gỗ mỹ nghệ Anh Sơn), nước mắm truyền thống Bình Minh (HTX sản xuất và kinh doanh hải sản Bình Minh), cá hố khô biển ngang (HTX nông nghiệp Bình Hải), tiêu thơm đặc sản Bình Quế (HTX dịch...

Sản phẩm OCOP sẵn sàng phục vụ thị trường tết

(QNO) - Hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán 2025, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn Quảng Nam đang đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Những ngày này tại Cơ sở trầm hương Kỳ Nam (thôn Bàng Tân, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc) không khí sản xuất rất nhộn nhịp, 12 nhân công ở xưởng làm việc không ngơi tay để kịp đóng những đơn hàng. Theo anh Nguyễn Đình Kỳ...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh quy hoạch di sản văn hóa Mỹ Sơn giai đoạn mới

Trong cuộc làm việc với Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn kiến nghị đẩy nhanh công tác quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2035, để đáp ứng yêu cầu phát triển của di sản. Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 -...

Thánh địa Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là quần thể di tích của vương triều Chăm Pa xưa, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Năm 1885, người Pháp phát hiện một khu di tích hoành tráng chìm khuất trong thung lũng giữa rừng cây rậm rạp, đó là Mỹ Sơn (nay thuộc xã Duy Phú, H.Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Hội An 45 km). Ký họa của KTS Vũ Đức Chiến. KTS cung cấp Ký họa của KTS Bùi Hoàn. KTS...

Giá trị toàn cầu của di tích Mỹ Sơn

Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn). Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật...

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn – Quần thể đền đài Chămpa cổ

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hóa, nghệ thuật, với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa vô cùng độc đáo. Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN) Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một...

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Mang ý nghĩa và giá trị lịch sử to lớn, Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn có một vị trí rất quan trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của vùng Đông Nam Á. Trước những giá trị nổi bật toàn cầu của một di sản văn hóa cần phải được bảo vệ vì lợi ích của cả nhân loại, ngày 4/12/1999, Di tích này được Uỷ ban Văn hoá Khoa học Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO)...

Mới nhất

5 cung hoàng đạo thật thà nhất

GĐXH - Những cung hoàng đạo này chúa ghét lươn lẹo thảo mai, chỉ thích nói thẳng. ...

Diện mạo khác biệt của ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

(Dân trí) - Sau 2 năm thi công, dự án xây dựng ga hành khách T3 đã rõ hình dáng, đang trong giai đoạn hoàn thiện lắp đặt và kiến trúc trước khi đưa vào khai thác trong tháng 4/2025. Dự án xây dựng nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đang tiến gần đến giai đoạn hoàn thiện...

Năm 2024, Nvidia đầu tư 1 tỷ USD vào doanh nghiệp AI

Nvidia đã đầu tư 1 tỷ USD vào các công ty và startup trí tuệ nhân tạo trong năm 2024, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hưởng lợi từ cuộc cách mạng AI. Dựa theo hồ sơ công ty và nghiên cứu riêng của Dealroom, Nvidia đã chi tổng cộng 1 tỷ USD cho 50 vòng gọi vốn startup và...

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Năm 2024, giao thông vận tải ĐS bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; cùng với đó là ảnh hưởng của cơn bão yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng. Song được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ...

Thích ứng linh hoạt, khơi thông nguồn lực, tăng tốc bứt phá

Chia sẻ với báo chí sáng 3/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Năm 2025, ngành Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thực hiện các...

Mới nhất