Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Công LuậnCông Luận27/03/2025

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.


Những kết quả tại các cuộc đàm phán tiếp tục cho thấy những khác biệt cơ bản trong quan điểm, lập trường của các bên. Rõ ràng là còn ngổn ngang trăm mối trên con đường tìm kiếm hòa bình cho Ukraine.

Còn nhiều khác biệt giữa các bên

Giống như trong vòng đàm phán đầu tiên, các bên vẫn còn nhưng khác biệt về cách thức và điều kiện để giải quyết xung đột ở Ukraine. Mỹ mong muốn thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ngay lập tức dọc theo đường tiếp xúc, Nga cần quân đội Ukraine rút khỏi biên giới hiến pháp của Nga.

Hơn nữa, ngay khi những người tham gia quá trình đàm phán đồng ý về một lệnh ngừng bắn một phần và các điều kiện của lệnh ngừng bắn, thì cùng thời điểm, tình hình chiến sự vẫn tiếp tục leo thang, khiến các bên đàm phán buộc phải bắt lại từ đầu.

con duong hoa binh cho ukraine ngon ngang tram moi hinh 1

Mỹ và Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán lần đầu vào tháng 2. Ảnh: GI

Hiện nay, có 2 luồng phân tích, nhận định từ giới chuyên qua. Một số cho rằng, các cuộc đàm phán về Ukraine có thể sẽ còn tiếp diễn cho đến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn thất vọng với những bế tắc hiện nay và mất hứng thú với chủ đề này. Ở các vòng đàm phán thứ 4-5, nếu không đạt được đột phá, nguy cơ các cuộc họp tiếp theo tại Ả Rập Xê Út sẽ xấu đến mức không còn được chú ý và tự đi vào ngõ cụt.

Một số ý kiến khác, lạc quan hơn lại cho rằng không cần thiết phải mong đợi những kết quả đột phá nào trong bối cảnh hiện nay, vì các cuộc đàm phán đang ở trong giai đoạn đầu, tìm hiểu quan điểm, lập trường của mỗi bên. Đây về bản chất là một cuộc gặp mang tính kỹ thuật và sẽ còn hàng chục các cuộc tiếp xúc như vậy nữa cho đến khi tìm được điều kiện tối ưu cho các bên tham gia xung đột.

Khi các chi tiết kỹ thuật được thống nhất, khi đó các bên mới có thể thảo luận chi tiết, cụ thể về một bước ngoặt cho vấn đề Ukraine, chẳng hạn như thống nhất về lệnh ngừng bắn toàn diện hay cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Rõ ràng, con đường tìm kiếm hòa bình cho Ukraine còn rất dài và nhiều chông gai. Hiện tại, điều đáng chú ý là những tuyên bố được đưa ra về việc tổ chức thường xuyên các cuộc đàm phán và những đòn bẩy nào có thể được phía Mỹ sử dụng để gây áp lực lên cả Moscow và Kiev.

Mỹ quan tâm tới lợi ích khi đàm phán

Chủ đề chính của vòng đàm phán thứ hai là thảo luận về việc gia hạn Sáng kiến Biển Đen, diễn ra trùng với thỏa thuận giữa Mỹ và Ukraine về kim loại đất hiếm. Bất chấp thực tế là Mỹ có rất ít lợi ích ở Biển Đen, bởi vùng biển này chưa bao giờ là vùng hiện diện hoặc ảnh hưởng của Mỹ.

con duong hoa binh cho ukraine ngon ngang tram moi hinh 2

Vòng đàm phán mới đây đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Biển Đen. Ảnh: Dmitry Yagodkin/TASS

Các chi tiết về cách thức bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng theo quan điểm của người Mỹ cũng dần hé lộ, cụ thể là bằng cách chuyển giao các cơ sở đó cho Mỹ kiếm soát. Những điều này một lần nữa cho thấy Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ luôn ưu tiên các dự án thương mại đem lại lợi nhuận cho Mỹ, ngay cả khi vấn đề chiến tranh và hòa bình đang được quyết định. Nói cách khác, Mỹ tiếp tục đưa lên bàn đàm phán những chủ đề mà nước này quan tâm, có thể không đem lại bước tiến mới cho một hiệp ước hòa bình.

Trong khi đó, thông cáo cuối cùng được Điện Kremlin và Nhà Trắng công bố có nội dung khác nhau. Điều này cho thấy chương trình nghị sự của cuộc đàm phán Mỹ-Nga đằng sau cánh cửa khép kín vẫn là một dấu hỏi. Theo Điện Kremlin, thỏa thuận ngũ cốc sẽ chỉ có hiệu lực khi lệnh trừng phạt đối với Nga được dỡ bỏ. Đặc biệt, điều này liên quan đến việc dỡ bỏ các hạn chế đối với các tổ chức tài chính tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế về thực phẩm và phân bón, được kết nối với SWIFT, mở các tài khoản cần thiết…

Tuy nhiên, Mỹ không thể thực hiện dỡ bỏ trừng phạt Nga một mình, thay vào đó bất kỳ việc nới lỏng lệnh trừng phạt nào liên quan đến hoạt động ngân hàng hoặc thương mại đều cần sự tham gia của Liên minh châu Âu (EU). Vì các ngân hàng Nga đã bị cắt khỏi SWIFT theo lệnh trừng phạt của châu Âu nêu EU phải chấp thuận bất kỳ quyết định nào cho phép họ quay trở lại mạng lưới này.

Cần thêm nhiều cuộc đàm phán trong tương lai

Ở Kiev, giới lãnh đạo quân sự-chính trị của Ukraine và giới quan sát trong nước vẫn hy vọng vào khả năng tiếp tục kháng cự với sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh. Hơn nữa, có ý kiến ở Kiev tin rằng nếu các hoạt động quân sự tiếp tục leo thang vào mùa hè năm sau, Nga sẽ cần một giai đoạn huy động mới. Điều này có thể sẽ gây ra những phản kháng trong đời sống xã hội Nga, làm suy yếu nước Nga từ bên trong.

Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả những bất đồng giữa chính quyền Kiev, các nước châu Âu với quan điểm của Mỹ, tín hiệu tích cực từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga là không thể phủ nhận. Bản thân quá trình đối thoại Mỹ-Nga và sự quan tâm của các bên trong việc lắng nghe nhau là rất quan trọng.

Sau cuộc họp tại Riyadh ngày 24 tháng 3, cả hai phái đoàn đều bày tỏ mong muốn tiếp tục tổ chức các cuộc họp, đồng thời mở rộng phạm vi tham gia. Có khả năng Liên hợp quốc sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán trong tương lai, như trường hợp năm 2022, khi tổ chức này đóng vai trò là bên bảo lãnh cho “thỏa thuận ngũ cốc”.



Nguồn: https://www.congluan.vn/con-duong-hoa-binh-cho-ukraine-ngon-ngang-tram-moi-post340251.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hình ảnh Việt Nam "Bling Bling" sau 50 năm thống nhất đất nước
Điểm check in cánh đồng điện gió Ea H'leo, Đắk Lắk gây bão mạng
Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài diễu hành, xếp hình bản đồ Việt Nam tại Hồ Gươm
Ngắm dàn tiêm kích, trực thăng bay tập luyện trên bầu trời TPHCM

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm