Trang chủKinh tếNông nghiệpCon động vật hoang dã tên sâu đầu đen phá cây dừa...

Con động vật hoang dã tên sâu đầu đen phá cây dừa ở một huyện của Tiền Giang, dân đang diệt trừ

Trước tình hình sâu đầu đen phát triển mạnh gây hại ở một số vườn dừa tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, ngành Nông nghiệp huyện phối hợp các xã có vườn dừa bị phá hại khẩn trương triển khai kế hoạch tổng ra quân phòng trừ sâu đầu đen hại dừa.

Trước tình hình sâu đầu đen phát triển mạnh gây hại ở một số vườn dừa tại vùng chuyên canh dừa lớn nhất của tỉnh Tiền Giang là huyện Chợ Gạo, ngành Nông nghiệp huyện phối hợp các xã có vườn dừa bị phá hại khẩn trương triển khai kế hoạch tổng ra quân phòng trừ sâu đầu đen hại dừa.

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo, đến ngày 15/10, kết quả điều tra diện tích dừa nhiễm mới sâu đầu đen của huyện Chợ Gạo ở các xã Xuân Đông, Hòa Định, An Thạnh Thủy là 245,61 ha với 620 hộ có vườn dừa bị nhiễm, tỷ lệ gây hại là 5 – 10%. Diện tích nhiễm nhẹ có 105,66 ha, diện tích nhiễm trung bình có 61,88 ha, diện tích nhiễm nặng có 78,07 ha.

Để khống chế sâu đầu đen gây hại trên vườn dừa, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh huyện, xã về tình hình dịch hại sâu đầu đen cùng các biện pháp phòng, chống; tăng cường công tác tập huấn, phát tờ rơi về quy trình phòng, chống sâu đầu đen hại dừa.

Bà Lê Trang Thị Kim Ngân, công chức địa chính – nông nghiệp – môi trường xã Xuân Đông cho biết: Ủy ban nhân dân xã có phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức những cuộc hội thảo hướng dẫn người dân cách xử lý khi bị sâu đầu đen xảy ra. Trong nội dung tuyên truyền, người dân được hướng dẫn cách phun thuốc cũng như cách nhận biết sâu đầu đen.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã cũng có thành lập 6 tổ xung kích, trong đó cấp ủy phụ trách địa bàn làm tổ trưởng để xuống từng hộ dân bị thiệt hại nắm rõ tình hình, tâm tư, nguyện vọng cũng như phát tờ rơi tuyên truyền, làm biên bản cho người dân cam kết làm theo hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp gồm: phải tiêu hủy những lá do sâu đầu đen bỏ để tránh lây lan trên diện rộng cũng như phun thuốc phòng trừ.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp vận động người dân phun xịt những vườn dừa bị nhiễm nhẹ; đốn bỏ và tiêu hủy những vườn dừa có sâu đầu đen gây hại nặng, không có khả năng phục hồi.

Con động vật hoang dã tên sâu đầu đen phá cây dừa ở một huyện của Tiền Giang, dân đang diệt trừ- Ảnh 1.

Phun thuốc phòng ngừa sâu đầu đen ở vườn dừa chưa bị nhiễm sâu ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ngành chức năng tỉnh Tiền Giang khuyến cáo nông dân trồng dừa thường xuyên kiểm tra vườn dừa, phun xịt thuốc phòng, ngừa sâu đầu đen.

Theo thống kê, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cùng với cán bộ tổ xung kích của Ủy ban nhân dân xã vận động nông dân đốn bỏ diện tích dừa bị thiệt hại nặng không có khả năng phục hồi tổng cộng 7,72 ha/1.427 cây tại hai xã Xuân Đông, Hòa Định. 

Đồng thời, cán bộ của Trung tâm đã phối hợp các tổ xung kích của Ủy ban nhân dân xã vận động nông dân ra quân phun xịt được 79,6 ha/226 hộ.

Ông Trần Thanh Mỹ, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo trao đổi: Trước tình hình diễn biến phức tạp sâu đầu đen trên vườn dừa, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã mở các cuộc hội thảo hướng dẫn nông dân cách nhận biết triệu chứng gây hại của sâu đầu đen để nông dân nhận biết cùng cách phòng trừ cho đúng.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã làm tờ trình để gửi Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo cùng cơ quan chức năng cấp tỉnh để có phương hướng hỗ trợ cho nông dân trồng dừa. Trung tâm đề nghị hỗ trợ kinh phí mua thuốc trừ sâu để dập dịch cùng chi phí hỗ trợ nông dân cắt tỉa nhánh nhằm mục đích diệt con nhộng, con bướm, còn lại chúng ta sẽ phun phòng trừ những con sâu non đạt hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo còn phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam triển khai đề tài sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó có quản lý đối tượng sâu đầu đen hiệu quả tại một số vườn dừa ở xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo bước đầu có kết quả khả quan.

Tiến sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh, Trưởng Bộ môn bảo vệ thực vật Viện Cây ăn quả miền Nam nhận xét: Trước tình hình sâu gây hại như hiện nay, Viện Cây ăn quả miền Nam có tham gia một đề tài nghiên cứu về sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang hỗ trợ kinh phí. 

Trong đề tài đó, chúng tôi cũng thực hiện những thí nghiệm để quản lý sâu đầu đen theo hướng sinh học. Kết quả bước đầu ghi nhận qua sử dụng hoạt chất sinh học kết hợp với nấm tím, nấm xanh sẽ đạt hiệu quả từ 85 – 95% trong quản lý sâu đầu đen.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Gạo cho biết: Để khống chế tác hại của sâu đầu đen trên vườn dừa đạt hiệu quả, đơn vị đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo hỗ trợ kinh phí để nông dân tiếp tục phòng trừ sâu đầu đen. 

Ủy ban nhân dân các xã có sâu đầu đen phá hại tăng cường phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tiếp tục vận động người dân cắt tỉa tàu dừa đem tiêu hủy trước khi phun xịt để việc phòng trừ mang lại hiệu quả cao; đốn bỏ cây dừa bị nhiễm bệnh nặng không có khả năng phục hồi đem tiêu hủy để tránh lây lan.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tuyên truyền, tổ chức tập huấn các xã lân cận để giúp nông dân nhận dạng được sâu đầu đen, tác hại khi vườn dừa bị nhiễm sâu đầu đen cùng các biện pháp phòng trừ để tránh lây lan ra diện rộng. 

Đồng thời, cán bộ kỹ thuật tăng cường nhân nuôi ong ký sinh để phóng thích trên các vườn dừa tiếp giáp giữa các xã bị nhiễm bệnh và xã chưa nhiễm để ngăn chặn bướm từ vườn dừa bị nhiễm bay sang đẻ trứng, gây hại.

Tổng diện tích dừa của tỉnh Tiền Giang hiện nay đạt 21.654 ha, với diện tích cho trái là 18.116 ha, năng suất đạt 13,5 tấn/ha, sản lượng 244.115 tấn/năm. Từ năm 2015 đến nay, diện tích dừa đã tăng 5.749 ha, với tốc độ tăng trưởng diện tích trung bình 4,5%/năm. Theo thống kê, khi cây dừa vào giai đoạn cho thu hoạch ổn định, nhà vườn trồng dừa thu lợi nhuận trung bình khoảng 91,2 triệu đồng/ha/năm.





Nguồn: https://danviet.vn/con-dong-vat-hoang-da-ten-sau-dau-den-pha-cay-dua-o-mot-huyen-cua-tien-giang-dan-dang-diet-tru-20241102232857467.htm

Cùng chủ đề

Trồng bắp ra trái to bự ở Tiền Giang, giá bán trái bắp tăng cao chưa từng thấy, dân bẻ bán là trúng

Ông Huỳnh Văn Lượng, Giám đốc HTX NNDV nông thôn Bình Nhì (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) cho biết, diện tích trồng bắp của thành viên Hợp tác xã hiện khoảng vài chục ha. Năm nay, người dân trúng giá bắp. Với giá bắp 5.300 đồng/trái như hiện tại,...

Vô một khu rừng nổi tiếng vùng Đồng Tháp Mười ở Tiền Giang thấy loài chim hoang dã chân dài lạ lắm

Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm con chim hoang dã bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét...Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) với đặc trưng của vùng đất ngập phèn... ...

Sầu riêng, loại quả ngon từ cây tiền tỷ là cây sầu riêng, ở Tiền Giang, cứ 1ha nông dân lãi vài tỷ

Hiện nay ở Tiền Giang, giá sầu riêng Ri6 thương lái thu mua từ 135.000 đồng đến 140.000 đồng/kg, tăng hơn khoảng 30% so với tháng trước. Với năng suất sầu riêng bình quân đạt từ 20 tấn đến 25 tấn/ha, mỗi ha trồng sầu riêng thu hoạch đúng thời điểm...

Nông dân một huyện của Tiền Giang đang bẻ loại quả ngon này, giá bán tăng gấp đôi

Hiện tại, giá nhãn xuồng cơm vàng được thương lái thu mua là 28.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá nhãn bán ở mức này, sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang thu lợi nhuận khá. ...

Đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu của Tiền Giang đẹp mê tơi, hoa dừa cạn bung nở

Xã Thành Công, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) tổ chức phát động, ra quân xây dựng tuyến đường hoa xã nông thôn mới kiểu mẫu gắn với tuyến đường văn hóa “sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn” tuyến đường Lộ Đình, ấp Bình Lạc có độ dài 1.200m. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Mới nhất

“Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức

Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các cơ quan thẩm định trong việc lùi thời gian hoàn thành toàn tuyến đến tháng 9/2026. Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các...

The Nelson – tái định nghĩa phong cách sống sang trọng

Rời xa nhịp sống gấp gáp để bước vào thế giới của sự tinh tế và tĩnh lặng, The Nelson được chế tác dành riêng dành cho giới tinh hoa, khẳng định phong cách sống sang trọng khi sở hữu vị trí độc tôn, tiện ích độc quyền và dịch vụ quản lý vận hành tiêu chuẩn quốc tế. Rời...

Trường Cao đẳng THACO tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Ngày 19/11, Trường Cao đẳng (CĐ) THACO...

Đưa sản phẩm OCOP ‘made in Lai Châu’ vươn xa, bay cao

(Chinhphu.vn) - Xác định việc phát triển sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, những năm qua tỉnh Lai Châu đã có nhiều chính sách hỗ trợ các cá nhân, tổ chức xây dựng sản phẩm.       Các sản phẩm OCOP được trưng bày, quảng bá tại "Tuần Văn hóa-du lịch Lai Châu...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ...

Mới nhất