Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCon bị bắt nạt ở trường, cha mẹ phải làm gì?

Con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ phải làm gì?


Chị Trinh (Đống Đa, Hà Nội), mẹ của hai cậu con trai, kể: Khi cậu con cả (vốn rất hiền, mặc dù được mẹ cho đi học võ từ sớm), học lớp 2, có một ngày cháu đi học về với mái tóc nham nhở vì bị bạn cắt.

Một lần khác, khi cậu bé lên lớp 4 rồi, một hôm cháu về nhà khóc và kể là bạn lớp trưởng (nữ) cùng các bạn trong lớp tụt quần con (bạn nữ này rất “đầu gấu”, chắc vì thế nên cô phân công làm lớp trưởng).

Khi con bị cắt tóc, chị Trinh đã dặn con đến lớp nói với cô giáo, đồng thời chị cũng gọi điện nhờ cô giáo dặn các học sinh không được cầm kéo nghịch vì nhỡ xảy ra tai nạn. Sau lần đó, chị không thấy con bị cắt tóc hay trêu ghẹo gì nữa.

Khi con bị tụt quần, chị gọi điện thoại cho giáo viên chủ nhiệm, đồng thời gọi cho mẹ bạn nữ kia, thông báo sự việc và xin phép được gặp bạn nữ đó. Chị đến trường, gặp cháu gái kia và nói là việc cháu và mấy bạn trong lớp tụt quần của bạn để trêu chọc là rất rất không nên, chính là vi phạm nội quy của nhà trường. “Con thử nghĩ xem nếu có ai làm như vậy với con thì con sẽ như nào?”. Chị cũng nói, rất nhẹ nhàng nhưng cứng rắn: “Nếu cháu còn làm như vậy với bất kỳ ai, chị sẽ thông báo với Ban Giám hiệu, thậm chí ra công an”.

Theo chị Trinh, không phải lúc nào chị cũng chạy đến để can thiệp khi con bị bạn trêu chọc, có những việc nghịch ngợm thông thường của con trẻ thì cũng cho qua. Chị bảo: “Nghĩ lại, điều may mắn chính là con mình luôn tâm sự với mình hàng ngày, nên có bất kỳ một thay đổi nào, từ chuyện nhỏ như đánh mất cây bút chì, hay tay có vết cào, hay thậm chí con chỉ hơi buồn là mình đều nhận thấy để hỏi thăm và tìm cách liên hệ với thày cô, với các phụ huynh khác để cùng nhau giúp con”.

Con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ phải làm gì? - 1

Cha mẹ cần quan tâm tới con, nhận biết khi có bất cứ biểu hiện nào khác thường để kịp thời giúp đỡ.

Chị Đỗ (Văn Lâm, Hưng Yên) có con trai học lớp 8, kể: “Hồi cháu mới vào lớp 6, đã một bạn trai chặn doạ đánh. Cháu bé con chị Đỗ  có nét mặt nghiêm và bị cận thị nặng nên nhìn cái gì cũng ngước lên, trông như trợn mắt, nên có thể đó là lý do khiến bạn kia khó chịu. Bạn đó chưa đánh mà đập vỡ giỏ xe của con, kèm theo lời đe dọa: “Mai tao sẽ cho mày một trận!”. Về nhà con cũng không kể với mẹ nhưng chị Đỗ nhìn thấy cái giỏ xe vỡ nên hỏi và biết chuyện.

Chị Đỗ lo lắng, vì con vừa từ môi trường cấp 1 bước vào cấp 2, còn bỡ ngỡ mà lại bị bạn bắt nạt. Chị tìm cách liên hệ với phụ huynh của bạn đó, nói chuyện. Ồng bố lập tức ca cẩm với giọng bất lực là: “nhà có 2 anh em, tự hào về thằng anh bao nhiêu thì chán về thằng em bấy nhiêu!”. Chị Đỗ lên tiếng nhắc vị phụ huynh nọ tập trung vào câu chuyện chính: Nếu cháu nhà anh tiếp tục đánh con của em thì em sẽ không giải quyết đơn giản, mà sẽ nhờ đến pháp luật.

Đồng thời chị cũng trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của con để cô nắm được tình hình.

Khi con chị Đỗ lên lớp 7, cháu gặp một vụ nghiêm trọng hơn: bị bạn đánh, xong bạn dập cho hỏng kính cận. “Tôi vẫn nhớ mãi trưa hôm đó đang ở nhà thì thấy cô giáo chủ nhiệm đưa con về, mặt con bị xước do bạn đánh và kính vỡ văng vào. Cô giáo bảo tôi cứ bình tĩnh, cô sẽ cùng tôi đến nhà bạn kia (tên V.) để nói chuyện. Cô về rồi mà tôi con thương quá, ức quá, nước mắt cứ chảy ra.

Tôi khóc, con khóc. Tôi hỏi: Con làm gì để bạn đánh. Con trả lời là con không làm gì cả. Thế là tôi đưa con tới nhà V.  Nhà cháu đó có bố và bà ở nhà. Tôi xin phép bố cháu cho gặp cháu, hỏi tại sao lại đánh bạn. Không ngờ V. trả lời: “Nhìn nó ngứa mắt, nó cứ vênh vênh ý, nên ghét thì đánh!”.

Chị Đỗ kể: “Tôi rất tức, tim đập nhanh và máu trong người sôi sục lên, nhưng cố giữ bình tĩnh”.

V. rất bướng, bố bắt xin lỗi cũng nhất định không xin lỗi. Chị Đỗ nói cho V. hiểu rằng con chị vì cận nên nhìn như thế. “Bạn bị tật về mắt, lẽ ra cháu phải thương bạn, đằng này lại đánh bạn! Như thế là không thể chấp nhận được. Cô sẽ cho việc này ra pháp luật!”

Bố V. cũng ngại. Sau đó V. thấy chị Đỗ cứng rắn nên cũng sợ và cuối cùng cũng xin lỗi. Chị Đỗ cũng yêu cầu V. phải tự bồi thường chiếc kính mà cháu đập vỡ của bạn.

Chị Đỗ cho rằng: “Tâm lý các con lên cấp 2, bước vào tuổi dậy thì sẽ ít nói chuyện với cha mẹ hơn, vì vậy chúng ta cần quan tâm tới con nhiều hơn để khi con có bất cứ biểu hiện nào khác thường mình cũng có thể nhận biết”.

Khi thầy cô giáo làm tốt vai trò hòa giải

Con trai thứ hai của chị Trinh thì từng bị các bạn nữ trong lớp đánh vì “tội” dám cổ vũ cho đội bóng rổ lớp bên cạnh (có cô bạn thân của cháu), mà chung cuộc đội của lớp mình lại thua, hồi cháu học lớp 6. Cậu bé chỉ ngồi ôm đầu chịu trận. Khi thày giáo dạy môn Tiếng Anh thấy con ấm ức, đỏ mắt (cháu đã trốn vào nhà vệ sinh khóc vì tức) nên hỏi lý do và cháu kể lại câu chuyện.

Thày giáo gọi cậu bé lên trước lớp và hỏi: Vì sao con không đánh lại các bạn? Cậu trả lời: con có thể đánh đươc hết nhưng con không đánh, con không đánh con gái. Thầy giáo tặng cậu một khối rubic và nói trước lớp: đây là một con người nghĩa hiệp. Sau lần ấy, các bạn nữ trong lớp trở nên rất yêu quí cậu bé.

Một lần khác, năm lớp 7, khi đi đám cưới cô giáo, thấy trên bàn có bia và rượu mà không có ai quản lý nên một số bạn trai đã mang ra uống, và cháu bị say, rồi bị cả lớp tẩy chay. Cả các bạn nam chơi thân cũng không nói chuyện nữa. “Tôi vẫn nhớ cái cảm giác tim mình thắt lại khi thấy con chạy từ trong trường ra, khóc xin cho con nghỉ ở nhà vì cả lớp không ai nói chuyện. Cháu buồn đến mức đấm tay vào tường rơm rớm máu”. Chị lại gọi điện nhờ cô giáo chủ nhiệm. Mặt khác, chị trò chuyện, phân tích cho cháu; cháu đến lớp xin lỗi các bạn vì đã không làm chủ bản thân, làm ảnh hưởng đến lớp. Sau 2 ngày nghỉ học thì con lại vui vẻ đến trường, không gặp chuyện gì thêm nữa.

Có những câu chuyện nghiêm trọng, không dễ xử lý

Kể lại câu chuyện về con mình, chị Lê Bảo (TP.HCM) không giấu cảm xúc buồn và bức xúc. Năm lớp 6, con chị học ở một trường chuyên tại Q.4. Sau đó, vì không theo kịp chương trình tích hợp mà trường lại từ chối cho chuyển sang lớp thường, chị và con quyết định chuyển sang một trường chuyên ở Q.3, từ học kỳ II.

Từ đó đến hết năm lớp 6, cháu không tìm được bạn thân. Đến lớp 7, cháu được “kết nạp” vào một nhóm bạn, gồm 4 cô gái, kể cả cháu. Đến năm lớp 8, trường tách lớp, cháu và một bạn trong nhóm vào chung một lớp 8, còn hai bạn kia học 2 lớp khác.

Lúc đầu, cô bé rất vui vì có một cô bạn trong nhóm học cùng. Nhưng sau một thời gian, chính cô bạn đó hay có lời chê bai ngoại hình, năng lực học tập, gia cảnh… khiến cháu buồn. Khi con tâm sự, chị khuyên con nên góp ý thẳng thắn với bạn, nếu bạn vẫn không thay đổi, con nên cân nhắc lại tình bạn này. Sau nhiều nỗ lực không kết quả, con chị Bảo quyết định tách rời khỏi cô bé đó, đồng nghĩa với việc bị “khai trừ” khỏi nhóm bạn chung.

Rồi có lẽ do cay cú vì bị “nghỉ chơi” trước hay thế nào, cô bạn đó cùng 2 cô bạn cũ trong nhóm hè nhau bắt nạt cháu: nhắn tin xúc phạm, nói xấu cháu đủ đường. Trong nhóm, cháu vốn thân nhất với một bạn tên M.T. Cô bé này, một mặt theo phe cả nhóm bắt nạt bạn, mặt khác lại tỉ tê tâm sự khuyên con chị chuyển trường đi cho khỏi bị bắt nạt. “Một ngày, trong toilet, cháu tình cờ nghe được cả nhóm nói chuyện với nhau, hỏi M.T. là đã xúi được con tôi chuyển trường chưa, chứ bọn chúng không muốn nhìn thấy con tôi ở đây nữa. Con tôi nghe được mà sửng sốt, không ngờ những tỉ tê, tâm sự, sẻ chia của M.T. chỉ là một màn kịch!”.

Thời gian đó, cô bé chơi thân với một cậu bạn trai, cậu ta gần như là chỗ dựa tinh thần của cháu giữa “vòng vây” cô lập. Nhưng một ngày kia, không ngờ cậu ấy nghỉ chơi luôn với cô bé và quay ngoắt, gia nhập nhóm bắt nạt. Cậu ta còn tuồn mật khẩu Facebook của cô bé cho cả đám để truy cập, chuyển cho nhau những tấm hình riêng tư của cô và post lên mạng với những bình luận châm chọc. Khỏi phải nói cô bé suy sụp đến mức nào khi bị chính những người từng là bạn thân của mình xử tệ.

Lúc này, chị Lê Bảo liên hệ với cô giáo chủ nhiệm, trình bày sự việc. Và đây là câu trả lời chị nhận được: “Các con cấp II là lớn rồi, nhà trường không thể quản được”. Với con chị, cô nói: “Tại con không biết chọn bạn mà chơi, con nói vậy thì cô biết vậy thôi, chứ cũng đâu có chứng cứ gì mà nói các bạn”(?!).

Chị Lê Bảo tâm sự: “Tôi quá thất vọng, con thì buồn. Thay vì gọi tất cả lại và tìm hiểu sự việc, cô giáo ấy lại đổ lỗi cho nạn nhân”.

Con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ phải làm gì? - 2

“Tôi muốn con rèn bản lĩnh, tập mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, nhưng nếu con tôi chưa đủ sức thì làm sao?”

Chị Lê Bảo cũng nói chuyện trực tiếp với 2 vị phụ huynh của nhóm bắt nạt. “Một đứa trẻ táo tợn đến mức nhắn tin riêng cho tôi trên Zalo, nói năng xấc xược theo kiểu con tôi đáng bị bắt nạt. Tôi chụp những tin nhắn đó, gửi cho mẹ thằng bé, yêu cầu gặp mặt nhưng chỉ được hứa hẹn suông, một lời xin lỗi cũng không có. Cậu nhóc lấn tới, đăng hình con tôi lên mạng với lời lẽ xúc phạm. Đến mức này, tôi hết kiên nhẫn và bảo mẹ cậu ta: “Chị không quản được con chị thì tôi báo công an vào cuộc”.

Lúc ấy, chị ta mới bảo con mình gỡ hình con tôi xuống. Xong thì đến một cô gái chơi chung nhóm ngày xưa tiếp tục đăng hình con tôi lên mạng để bêu xấu. Tôi lại phải tìm mẹ cô gái nói chuyện. Lần này, may, bà mẹ này biết điều hơn, có xin lỗi và xử lý”.

Sau khi “dẹp loạn”, chị Lê Bảo bắt đầu nghĩ đến việc xin chuyển lớp. Nhưng con chị bảo rằng chuyển sang lớp nào cũng vậy, lớp nào cũng có “chân rết” của nhóm ấy, đi đến đâu cũng sẽ bị bắt nạt.

Mỗi khi con đi học về, chị đều hỏi thăm tình hình và biết được rằng mọi thứ có cải thiện: Nhóm kia không còn xách mé và công khai công kích cô bé trên lớp và trên mạng (nhưng vẫn xì xào, dè bỉu, lườm nguýt khi đi ngang nhau). Con cũng đã có được vài người bạn “đồng minh”, cùng thân phận bị bắt nạt, bị dè bỉu, nên giờ co cụm lại chơi với nhau.

“Con tôi xin chuyển trường nhưng tôi bảo chuyện lớn thì mẹ đã can thiệp và chấm dứt rồi, những chuyện này không đáng kể, môi trường nào cũng sẽ có, con hãy tập mặc kệ, mạnh mẽ và vượt qua, vì không thể nào đi đến đâu có khó khăn thì mình cũng bỏ chạy”. Nghe mẹ nói vậy, cô bé im lặng.

Cho đến một ngày, chị đưa con đi học thêm, cùng lúc cô bạn thân cũ M.T. cũng được đưa đến lớp đó. Vừa thấy M.T., con chị Lê Bảo luống cuống, run rẩy, mở nón bảo hiểm không xong. Nhìn cảnh đó, chị thương con đứt ruột. Có mẹ bên cạnh mà con còn lo sợ như thế, thì khi không có mẹ con sẽ như thế nào?

“Tôi muốn con rèn bản lĩnh, tập mạnh mẽ để vượt qua khó khăn, nhưng nếu con tôi chưa đủ sức thì làm sao?”. Không muốn những chuỗi ngày đến trường của con chỉ toàn nơm nớp lo sợ, tự ti và áp lực; vậy là trong vòng 02 tuần, chị thu xếp chuyển con sang trường mới.

Chị Lê Bảo tâm sự: “Ai đó sẽ nói rằng, con tôi phải thế nào thì mới bị bắt nạt chứ, không có lửa làm sao có khói? Vậy thì họ sẽ nói sao về trường hợp em Y.N., sinh năm 2007, học THPT chuyên của Đại học Vinh, đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vì bạo lực học đường.

Tôi theo dõi những tin tức về em, càng đọc thì càng rùng mình vì sợ, vì câu chuyện của em Y.N. và câu chuyện của con tôi có nhiều điểm tương đồng đến lạ kỳ. Y.N. hơn con tôi có 2 tuổi thôi, cũng bị nhóm bạn trước chơi thân với mình sau trở mặt bạo hành, con cũng cầu cứu cô giáo nhưng đáp lại chỉ là sự vô cảm, đổ lỗi cho nạn nhân. Có khác chăng là, con tôi may mắn không bị đánh và mẹ con tôi đã hành động sớm trước khi có những chuyện nghiêm trọng xảy ra.

Còn về đám trẻ bắt nạt và bạo hành bạn bè, tôi không biết phải nói sao về bọn chúng. Trẻ con không ngây thơ, vô tội!. Trẻ con có thể rất tàn nhẫn, mà cũng có lẽ chúng không ý thức được sự tàn nhẫn ấy, và bởi vì mang danh trẻ con nên chẳng ai xử lý chúng đến nơi đến chốn…”.

Lời khuyên từ người làm công tác giáo dục

Cô Phan Thanh Hà- giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học sư phạm TP.HCM, trong vai trò của một phụ huynh học sinh, cũng từng phải xử lý khi con mình bị bắt nạt ở trường.

Nhiều năm trôi qua, đúc rút từ những kinh nghiệm của mình, cô cho rằng: Trẻ đi bắt nạt thường là những đứa trẻ bị dồn nén tâm lý và chúng chuyển những ấm ức trong lòng thành việc bắt nạt những đứa trẻ khác. Trẻ bị bắt nạt thường là những đứa trẻ thiếu tự tin và cũng có thể có một số vấn đề về tâm lý nên đôi khi chịu đựng sự bắt nạt này, trong khi có thể tự mình giải quyết. Vậy trẻ em cần được giáo dục để không đi bắt nạt và biết xử trí khi bị bắt nạt.

Nhà trường cần phải hiểu tâm lý lứa tuổi của học sinh nói chung và những vấn đề cá nhân của các em nói riêng để có thể hỗ trợ kịp thời. Theo cô Thanh Hà, giải pháp cần thiết nhất là trong mỗi nhà trường cần phải có một chuyên viên tâm lý có kinh nghiệm để sẵn sàng nghe những câu chuyện của các em và có những hỗ trợ kịp thời.

Về phía giáo viên chủ nhiệm, cô Thanh Hà cho rằng, đều là những người được đào tạo ngành sư phạm và có học về hỗ trợ học sinh cá biệt. Tuy nhiên, chương trình đào tạo của những năm trước đây và những năm gần đây cho thấy, công tác chủ nhiệm trong đào tạo giáo viên có quá ít thời lượng cho những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường cũng như các vấn đề tâm lý đặc trưng lứa tuổi.

Trên nền tảng đó thì các giáo viên chủ nhiệm giải quyết những vấn đề khó khăn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của họ. Bên cạnh đó, hầu hết các trường chỉ mong muốn giữ yên bình, tránh những việc ồn ào rắc rối, nên các giáo viên cũng chỉ giải quyết theo hướng xoa dịu chứ không đi đến tận gốc, căn nguyên của vấn đề.

Về phía phụ huynh, khi con bị bắt nạt, cha mẹ cần hỗ trợ về mặt tinh thần cho con, để con tự giải quyết vấn đề của mình ở trường, mới là biện pháp lâu dài và giúp con mình có thể chống chọi với những khó khăn trong cuộc sống về sau. Những cách như dằn mặt trẻ đi bắt nạt, báo cáo nhà trường để trừng phạt trẻ đó, hoặc tấn công gia đình của đứa trẻ đó… đều chưa phải biện pháp hay, thậm chí có khi còn sai trái. Trao đổi tế nhị với giáo viên chủ nhiệm là tốt nhất, nhưng nên bàn cách xử lý khéo léo và phù hợp  để con mình không trở thành xấu xí trong mắt bạn bè (vì trong trường học, việc mách ba mẹ khiến đứa trẻ bị coi thường, dẫn đến trẻ càng thêm kém tự tin).
* Tên của nhân vật đã được thay đổi.

Nguyễn Thuý Hoa(VOV.VN)


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo



Nguồn

Cùng chủ đề

Nữ sinh lớp 6 bị nhóm bạn vây đánh tại nhà

(NLĐO) - Một nữ sinh lớp 6 ở tỉnh Kon Tum bị nhóm gồm 4 nữ sinh đến tận nhà, vây đánh tới tấp rồi quay clip lại sự việc. ...

Lối nào cho học sinh bị đình chỉ học, phải bỏ quê đi làm thuê?

Có nhiều cách xử phạt học sinh mà vẫn có thể tránh làm gián đoạn việc học tập cũng như quyền được đến trường của các em, ngoài đình chỉ học. Câu chuyện học sinh bị đình chỉ học tập một năm vì đánh...

Trường quy định học sinh không gọi nhau là ‘con vợ, thằng chồng, ông xã, bà xã’

Đây là một trong những quy tắc ứng xử văn hóa của học sinh được Trường THCS Trực Thuận, huyện Trực Ninh, Nam Định áp dụng với học sinh toàn trường. Từ đầu năm học 2024 - 2025, hiệu trưởng Trường THCS Trực Thuận,...

Điều tra vụ nam sinh lớp 10 ở Kiên Giang bị ‘đánh hội đồng’ phải nhập viện

'Công an TT.Thứ Ba, H.An Biên (Kiên Giang) đang điều tra làm rõ vụ nam sinh lớp 10 bị một nhóm thanh niên đánh hội đồng" phải nhập viện điều trị. ...

Công an vào cuộc vụ nữ sinh bị đánh, đe dọa

Liên quan video lan truyền trên mạng về một nữ sinh bị đánh hội đồng tại Bình Dương, công an đã xác minh danh tính những người liên quan. Ngày 30-11, Công an TP Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết đã truy xét,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghệ sĩ gen Z đứng chung sân khấu với ngôi sao quốc tế Henry Lau là ai?

Ca sÄ© trẻ VÅ© Thuỳ Linh sẽ trình diễn đêm mở màn HOZO Super Fest 2024, cùng đêm diễn với Hieuthuhai và ngôi sao quốc tế Henry Lau. Ca sĩ trẻ Vũ Thuỳ Linh vừa được xác nhận sẽ trình diễn tại lễ hội âm nhạc HOZO Super Fest 2024. Tại lễ hội âm nhạc quốc tế lớn nhất năm tại TP.HCM lần này, Vũ Thuỳ Linh sẽ mang đến những ca khúc mới để truyền tải giá trị truyền...

Kết quả dự đoán AFF Cup 2024 trúng quà VTC News: Singapore vs Campuchia

Lượt trận thứ 2 bảng A, AFF Cup 2024 diễn ra chiều 11/12, Singapore đã đánh bại Campuchia với tỷ số 2 -1. Kết quả giúp đội bóng xứ vạn đảo tạm vươn lên vị trí nhì bảng A với 3 điểm, bằng điểm số Thái Lan nhưng đã thi đấu nhiều hơn 1 trận. Bàn thắng đầu tiên của trận đấu được ghi vào phút thứ 9 bởi cầu thủ Ramli tuyển Singapore. Trong 367 độc giả tham gia...

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp nên rất khó khăn trong quá trình chấm bài, trong khi các bạn ai cũng viết đẹp, rõ ràng. Thậm...

ChatGPT ‘sập’ trên toàn cầu: OpenAI lên tiếng

Trang web giám sát DownDetector.com nhận 2.483 báo cáo tính đến 11h42 tối qua (giờ địa phương) về lỗi của các dịch vụ OpenAI. Các lỗi gián đoạn xuất hiện trên cả phiên bản trả phí và doanh nghiệp. OpenAI cho biết họ xác định được sự cố ảnh hưởng đến các dịch vụ API (giao diện lập trình ứng dụng), ChatGPT và Sora và đang giải quyết sự cố. Trong bản cập nhật mới nhất, công ty tuyên...

Bắc Kạn tham gia Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu tại Hưng Yên

(VTC News) - Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng phối hợp tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu – VIETNAM OCOPEX. Sáng 31/10, Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX khai mạc tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên với sự tham gia của 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 38 địa...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại...

Quảng Trị kiến nghị đặt Đại học Nông lâm Huế tại tỉnh

Tại buổi làm việc với Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, ông Nguyễn Đăng Quang – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị đề nghị xem xét đặt Trường Đại học Nông lâm Huế trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Chấp hành pháp luật về ATGT đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh

Trường trung học phổ thông đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh. ...

5 trường ĐH tranh tài tại Chung kết cuộc thi Sinh viên thông thái 2024

Ngày 25/11, chung kết cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024 - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Cuộc thi do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp cùng Vụ Pháp chế - Bộ Công thương tổ chức, nhằm tạo ra một sân chơi trí tuệ đầy thách thức, nơi sinh viên có cơ hội khám phá và thể...

Gói thầu 18 tỉ đồng ở Sở GD-ĐT Gia Lai bị tố hạn chế nhà thầu, sự thật thế nào?

(NLĐO) - Các nhà thầu cho rằng gói thầu mua sắm thiết bị giá trị trên 18 tỉ đồng ở Gia Lai có tiêu chí để hạn chế nhà thầu, không công bằng. ...

‘Không cần luyện chữ đẹp, con tôi viết xấu vẫn có thể thành công’

Suốt mấy tháng nay, kể từ ngày cậu con trai út - Anh Khôi vào lớp 1, chị Nguyễn Thị Yến (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) thường xuyên nhận được tin nhắn phàn nàn của cô giáo chủ nhiệm về việc con viết chữ như gà bới.Cô giáo trao đổi, Anh Khôi có chữ xấu nhất lớp nên rất khó khăn trong quá trình chấm bài, trong khi các bạn ai cũng viết đẹp, rõ ràng. Thậm...

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các chính sách giáo dục. ...

Mới nhất

Chấp hành pháp luật về ATGT đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh

Trường trung học phổ thông đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao...

Kon Tum: mời gọi du khách trải nghiệm văn hoá

Kinhtedothi: Đây là chủ đề Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024 được khai mạc tại Quảng trường 16/3 vào tối ngày 11 tháng 12. Sự kiện có hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sỹ tham gia đến từ các huyện,...

Nghệ sĩ gen Z đứng chung sân khấu với ngôi sao quốc tế Henry Lau là ai?

Ca sÄ© trẻ VÅ© Thuỳ Linh sẽ trình diễn đêm mở màn HOZO Super Fest 2024, cùng đêm diễn với Hieuthuhai và ngôi sao quốc tế Henry Lau. Ca sĩ trẻ Vũ Thuỳ Linh vừa được xác nhận sẽ trình diễn tại lễ hội âm nhạc HOZO Super Fest 2024. Tại lễ hội âm nhạc quốc tế lớn nhất năm...

5 trường ĐH tranh tài tại Chung kết cuộc thi Sinh viên thông thái 2024

Ngày 25/11, chung kết cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024 - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Cuộc thi do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp cùng Vụ Pháp chế - Bộ Công thương tổ chức, nhằm...

Mới nhất