Trang chủNewsNhân quyềnCô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh...

Cô Uyên với hành trình 40 năm “gieo chữ” cho học sinh nghèo miền Tây


Cô Hiếu tận tình chỉ dạy cho các học trò
Cô Hiếu tận tình chỉ dạy cho các học trò

Trao yêu thương qua từng con chữ

Không có tiếng trống trường giòn giã vang lên báo hiệu mỗi ngày, nhưng cứ đều đặn mỗi tuần 4 buổi, khi đồng hồ vừa điểm 17h30, thì trên căn gác nhỏ đơn sơ, chỉ với một chiếc bảng trắng với 2 dãy bàn gỗ kê sát tường tại ngôi nhà của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu lại vang lên tiếng đọc bài ê, a của lũ trẻ. 

Lớp học của cô Hiếu đa dạng học sinh về độ tuổi, nhưng điểm chung là các em đều khó khăn. Em thì mồ côi, em bán vé số dạo, bán hàng rong, cha mẹ là lao động nghèo, có em sống cùng ông bà… Nhiều thời điểm, lớp học của cô có tới 30 em đến lớp mỗi đêm.

Về cái duyên gắn với lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, cô Hiếu cho biết: Khi cô học lớp 6, cha bệnh nặng rồi qua đời, mẹ tảo tần nuôi chị em cô ăn học. Tới năm lớp 8, cô phải thôi học đi làm kiếm tiền phụ mẹ. Năm 18 tuổi, khi tham gia các hoạt động phong trào tình nguyện cho thiếu nhi, cô Hiếu được giao nhiệm vụ giảng dạy các lớp học tình thương do địa phương tổ chức.

“Vào thời điểm đó, các em nhỏ tại đây không biết chữ rất nhiều, không nhà cửa, các em sống cùng gia đình trong những căn trọ. Cũng vì hoàn cảnh, mà ước mơ được cắp sách đến trường như bao bạn bè đồng trang lứa đối với những đứa trẻ này cũng dường như trở nên xa xỉ”, cô Hiếu nói.

Lúc đầu, gia đình cô Hiếu không đồng ý cho tham gia dạy lớp “xóa mù chữ”. Vì khi đó quá khó khăn, gia đình muốn cô dành thời gian đi làm kiếm tiền. Phần vì sợ cô không đủ kiến thức để đứng lớp. Nhưng khi được cán bộ phường vận động thuyết phục, từ đó cô gắn với việc dạy chữ cho trẻ em nghèo.

Các em học sinh nắn nót từng con chữ dưới sự chỉ bảo của cô Hiếu
Các em học sinh nắn nót từng con chữ dưới sự chỉ bảo của cô Hiếu

Dù xuất phát điểm không phải là giáo viên ngành Sư phạm, nhưng cô Hiếu lại rất hết lòng với công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng giảng dạy của mình. Cô Hiếu chia sẻ: “Khó khăn nhất và đầu tiên là cách phát âm. Vì mình không học qua sư phạm. Bởi vậy dịp Hè, cô được trường đưa đi học thêm 3 tháng để nâng cao cách dạy. Rồi cô cũng xin dự giờ ban ngày để nắm bắt được những cái mới rồi đem về dạy cho các bé. Nói chung mọi thứ, những gì cần thì cô đều hỏi. Bởi nếu mà sợ mọi người biết mình dốt thì sẽ dốt mãi, mình phải hỏi cho biết thì mới dạy được”.

Sau khi vừa dạy, vừa theo học các lớp bổ túc bồi dưỡng văn hóa, cô Hiếu đã hoàn thành chương trình sư phạm và được phân công dạy phổ cập tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Ninh Kiều). Thời gian này, cô vẫn duy trì lớp học miễn phí. Để có chỗ dạy, địa phương đã mượn cơ sở vật chất ở chùa để giúp trong việc cô dạy cho trẻ em cơ nhỡ, đường phố.

Thời gian tiếp đó, cô Hiếu tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo ngay tại nhà. Nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ sách vở, bàn ghế… lớp học dần ổn định, cô có điều kiện giảng dạy các em tốt hơn.

Hành trang cuộc đời

Đã 40 năm trôi qua, có hàng trăm em học trò nghèo đã được cô Hiếu dìu dắt từ lớp học “dã chiến” ấy. Mỗi em, mỗi số phận, nhưng lại cùng một khát khao về con chữ, bởi các em tin rằng, khi biết được chữ thì “hành trang” cho cuộc đời cũng sẽ thêm phần vững chãi. Nhưng cũng có nhiều em nhỏ, niềm vui được đến lớp vẫn còn chưa trọn vẹn, bởi cuộc sống mưu sinh của gia đình quá khó khăn, các em nhỏ lại phải sống trong cảnh ngược xuôi “rày đây, mai đó”.

Cô Hiếu trăn trở: “Sĩ số học sinh tới lớp cô giao động lắm. Tại vì ba mẹ với ông bà chuyển chỗ ở thì mấy em phải đi theo. Hầu như mấy em đó không có nhà cửa, ở tạm trú thôi”.

Lớp học của cô Hiếu tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình thương
Lớp học của cô Hiếu tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình thương

Cứ lớp lớp thế hệ học trò đến rồi lại đi, cũng có những em từ lớp học nhỏ mà trưởng thành, có công việc ổn định. Tiêu biểu, có cô học trò nhỏ mồ côi tên Phước ngày nào, giờ đây đã trở thành kế toán.

Kể về học trò của mình, cô Hiếu không giấu được niềm vui: “Đó là điều mà cô cảm thấy rất  là tự hào. Bây giờ Phước đi làm và thỉnh thoảng có trở về thăm lớp, biết cô bán móc khóa, em ấy trực tiếp móc những móc khóa bằng len, gửi mẹ đem lại cho cô, cũng tự làm bánh gửi tặng cho cô. Lâu lâu mua vài bịch kẹo, thùng mì gửi lại cho mấy bé”.

Nỗi lo của cô

Ánh mắt nhìn vào khoảng không, cô Hiếu tâm sự, điều mơ ước của cô không phải là dạy học, mà chỉ muốn trở thành một công nhân, “hằng ngày tan làm về, đạp xe trên con đường Nguyễn Trãi rợp mát bóng cây”. Tuy nhiên, bởi thương với các học trò mà cô Hiếu trụ vững đến tận bây giờ. 

Thế nhưng chính điều này làm cô thấy lo lắng. Cô nhận thức mình giờ đã chuyển sang tuổi xế chiều, nên băn khoăn đến khi không thể đứng lớp, thì có ai yêu thương, dạy cho các em con chữ nữa hay không.

“Giờ cô chỉ mong có sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ các em. Đến khi nào không thể làm được nữa, cô cũng mong có ai đó sẽ tiếp tục ‘gieo’ cho các em con chữ. Cô sẵn sàng cho mượn chính địa điểm lớp để tổ chức giảng dạy” cô Hiếu cho hay.

Được biết, ngoài sự giúp đỡ của mạnh thường quân, lớp học của cô Hiếu còn nhận được sự quan tâm từ các bạn sinh viên tình nguyện đến từ Câu lạc bộ Vì trẻ thơ. Đều đặn mỗi tuần, sẽ có các bạn đến hỗ trợ cùng cô giảng dạy. Chứng kiến hoàn cảnh của các em nhỏ, sự tận tâm mà cô Hiếu dành cho học trò của mình, các bạn tình nguyện viên như được tiếp thêm động lực để tiếp tục gắn bó cùng công việc ý nghĩa.

Bạn Hoàng Trúc – tình nguyện viên chia sẻ: “Khi mà em làm những hoạt động đó, đôi khi em cũng cảm thấy nản, nhưng mà cô cũng động viên em rất là nhiều để cho tụi em tiếp tục làm. Cô cũng cho em thấy được cái ý nghĩa đó, cô cũng sẵn sàng giúp tụi em trong những  hoạt động khác của câu lạc bộ chứ không chỉ là hoạt động dạy học không”.

Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học (Ảnh: Thành Thật)
Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học (Ảnh: Thành Thật)

 Chị Lê Thị Anh Đào (41 tuổi, ngụ TP. Cần Thơ) bộc bạch, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không có điều kiện cho con đến trường. Biết lớp học tình thương của cô Hiếu, chị xin cho con theo học đến nay đã được 5 năm. Nhờ đó, con chị biết chữ và được dạy lễ nghĩa nên rất ngoan. Ngoài học chữ, con chị còn được cô Hiếu dạy kết cườm làm móc khóa để tự kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Cứ như vậy, bằng tình yêu thương, bằng trái tim nhiệt huyết của một nhà giáo tận tâm với nghề, cô Hiếu đã sưởi ấm cho tâm hồn, cho tuổi thơ thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần của đứa trẻ “chưa kịp lớn đã phải trưởng thành”, âm thầm thu nhặt những mảnh ghép cuộc đời, thắp lên ánh sáng hy vọng về một tương lai tươi sáng cho những em nhỏ kém may mắn. Vì cô biết rằng, các em cũng cần lắm một đôi tay vững chắc để dìu dắt các em qua những chông chênh của cuộc đời.

Khen thưởng cô giáo giúp hơn 200 học sinh thoát thảm họa sạt lở đất tại Thanh Hóa





Nguồn: https://baodantoc.vn/co-uyen-voi-hanh-trinh-40-nam-gieo-chu-cho-hoc-sinh-ngheo-mien-tay-1727709946921.htm

Cùng chủ đề

Chợ nổi miền Tây có từ bao giờ, sao nói chợ nổi tạo nên sức bền của văn minh sông nước Nam bộ?

Thế là chợ búa hình thành, thế nhưng địa hình ở ÐBSCL lắm sông nhiều rạch nên ngoài những ngôi chợ nhóm họp trên bờ, ở dưới sông ghe xuồng cũng tụ lại để giao thương, dần dần hình thành khu chợ trên sông - nét...

Người đàn ông tử vong trước Bến xe Miền Tây

Ngày 30-9, Công an quận Bình Tân (TPHCM) đang điều tra làm rõ vụ người đàn ông tử vong chưa rõ nguyên nhân trước Bến xe Miền Tây. Công an có mặt tại hiện trường phong tỏa, khám nghiệm, điều tra. Bước đầu, nạn nhân khoảng hơn 40 tuổi, mặc áo thun ngắn tay, quần đùi, mang dép nhựa và không có giấy tờ tùy thân. Với đặc điểm nhận dạng...

Ghé thăm chợ nổi Cái Răng mùa nước nổi

Chợ nổi Cái Răng- Cần Thơ, một trong những chợ nổi lớn nhất miền Tây. Và sau đây là kinh nghiệm khám phá chợ nổi Cái Răng dành cho người đi lần đầu: Đặt ghe: Trước ngày đi khoảng 1-2 ngày nên đặt ghe trước (nếu đi riêng). Từ 2-5 người có thể đi ghe nhỏ; đông hơn hoặc có trẻ nhỏ nên đặt thuyền lớn. Nên đặt trực tiếp từ các cô/ chú chủ ghe. Mình đi 2 người...

Danh sách những món lẩu ngon chuẩn vị miền Tây khiến bạn mê mẩn

Lẩu mắm Lẩu mắm là món ăn đặc trưng của vùng sông nước miền Tây, với hương vị...

‘Lạc lối’ giữa thiên đường ẩm thực mùa nước nổi

Nguồn: https://tuoitre.vn/lac-loi-giua-thien-duong-am-thuc-mua-nuoc-noi-20240926102929818.htm

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công tác dân tộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Những kết quả nổi bật từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội DTTS...

Kết quả thực hiện từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm và 1 ngày hội việc làm với sự tham gia của 836 doanh nghiệp, 14.933 người lao động. Qua đó, sơ tuyển được 7.298 trường hợp, góp phần tạo việc làm tăng thêm cho 36.880 lao động, trong đó nhiều đối tượng lao động là người DTTS.Bên cạnh đó, thực hiện phong trào xây...

Hậu Giang: Nữ giám đốc hợp tác xã Kỳ Như sở hữu 11 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Nhờ chất lượng từ vùng nuôi cho đến quy trình sản xuất đều tốt, HTX Kỳ Như được các cơ quan Nhà nước cấp nhiều chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp quốc gia và cấp khu vực và Sản phẩm Ocop tiêu biểu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.Bà Nguyễn Thị Út, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phụng Hiệp cho biết: Hiện HTX Kỳ Như sử dụng 30 lao...

Chương trình MTQG 1719 góp phần phát triển bền vững vùng DTTS huyện U Minh

Bên cạnh đó, là quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ làm công tác dân tộc, có chính sách đãi ngộ, sử dụng cán bộ là người DTTS. Tăng cường công tác vận động quần chúng trong việc bảo đảm thực hiện tốt chính sách dân tộc; nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận, các đoàn thể trong việc tham gia triển khai, thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.Động...

Đắk Lắk có tân Phó trưởng Ban Dân tộc

Đại hội Công đoàn cơ sở Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk thành công, tốt đẹp Nguồn: https://baodantoc.vn/dak-lak-co-tan-pho-truong-ban-dan-toc-1727774561612.htm

Mường Ảng (Điện Biên): Đạt giải Nhất về Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Điện Biên

Việc tham gia hội thi đã giúp các thành viên Đội thi huyện Mường Ảng nói riêng và các đội thi khác nói chung có cơ hội được nâng cao nhận thức hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trong việc nghiên cứu học tập, chấp hành chính sách pháp luật. Thúc đẩy giao lưu học tập...

Bài đọc nhiều

Cẩn trọng trước chiêu trò lừa đảo tuyển dụng lao động nông nghiệp đi Australia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo tuyển dụng lao động đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia. Người lao động được khuyến cáo không đăng ký hay nộp tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà không qua quy trình chính thức. Australia huy động viện trợ nhân đạo trị giá 3 triệu đô...

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam

Chiến tranh dù đã lùi xa gần nửa thế kỷ song vẫn để lại vết thương khó thể chữa lành. Đặc biệt là chất độc da cam/dioxin là nỗi đau của biết bao thế hệ người Việt Nam.

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.

SEEDS trao cơ hội học tập cho 196 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng vừa qua có ban hành Quyết định số 2017/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận hơn 4,1 tỷ đồng từ dự án Học bổng hỗ trợ giáo dục và phát triến kỹ năng SEEDS cho 196 học sinh, sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố do Tố chức Pacific Links Foundation tài trợ. Dự án Học bổng phát triển giáo dục và kỹ năng SEEDS...

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng trước chiêu trò lừa đảo tuyển dụng lao động nông nghiệp đi Australia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng lừa đảo tuyển dụng lao động đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia. Người lao động được khuyến cáo không đăng ký hay nộp tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mà không qua quy trình chính thức. Australia huy động viện trợ nhân đạo trị giá 3 triệu đô...

SEEDS trao cơ hội học tập cho 196 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng vừa qua có ban hành Quyết định số 2017/QĐ-UBND phê duyệt tiếp nhận hơn 4,1 tỷ đồng từ dự án Học bổng hỗ trợ giáo dục và phát triến kỹ năng SEEDS cho 196 học sinh, sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố do Tố chức Pacific Links Foundation tài trợ. Dự án Học bổng phát triển giáo dục và kỹ năng SEEDS...

Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam

Chiến tranh dù đã lùi xa gần nửa thế kỷ song vẫn để lại vết thương khó thể chữa lành. Đặc biệt là chất độc da cam/dioxin là nỗi đau của biết bao thế hệ người Việt Nam.

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.

Việt Nam hưởng ứng Ngày hội Dọn rác thế giới (29/9)

Ngày hội Dọn rác thế giới - World Cleanup Day 2024 đã diễn ra đồng loạt tại Hà Nội và các tỉnh, thành: Điện Biên, Tuyên Quang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Quy Nhơn, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Khánh Hoà và Vũng Tàu.

Mới nhất

Lý do cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động

Khoảng 18h hôm nay (1/10) Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã phải mở cầu phao Phong Châu, lực lượng chức năng tạm thời cấm đường, không cho các phương tiện xuống cầu phao. Nguyên nhân phải mở cầu phao sớm 4 tiếng đồng hồ so với kế hoạch (6h - 22h) đặt ra hàng ngày là do...

Lại thêm phụ huynh lái ô tô vào sân trường tông trúng học sinh

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 1-10, ông Lê Hạnh (hiệu trưởng Trường THCS-THPT Chu Văn An, TP Móng Cái, Quảng Ninh) cho biết một học sinh của trường vừa bị một phụ huynh lái ô tô vào sân trường tông...

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Bộ GTVT đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2035. Bộ GTVT cho biết...

Gia tăng các giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm thế mạnh

Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9 Ngày 2/10 diễn ra Tọa đàm xúc tiến thương mại: Rộng mở đầu ra cho nông sản Việt Thương mại nội...

Mỹ triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới Trung Đông, sẵn sàng cho kịch bản xấu

Theo The NY Times, thông báo từ Lầu Năm Góc, Chính phủ Mỹ vừa quyết định triển khai thêm từ 2.000 đến 3.000 binh sĩ tới khu vực Trung Đông nhằm tăng cường an ninh cho 40.000 lính Mỹ hiện đang đồn trú tại đây và hỗ trợ bảo vệ...

Mới nhất