Trang chủNewsThế giớiCó thể và không thể

Có thể và không thể

Trải qua 20 kỳ, Đối thoại Shangri-La trở thành thương hiệu uy tín, diễn đàn hàng đầu trao đổi, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực, quốc tế, vấn đề cùng quan tâm, hy vọng tìm ra cách tiếp cận, giải pháp mới…

Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Khách sạn Shangri-la, Singapore từ ngày 31/5-2/6. (Nguồn: IISS)
Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Khách sạn Shangri-la, Singapore từ ngày 31/5-2/6. (Nguồn: IISS)

Đến hẹn lại tới, hàng trăm quan chức cấp cao, Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân đội, học giả, chuyên gia an ninh… từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21, kéo dài từ 31/5-2/6.

Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có những diễn biến mới khó lường. Xung đột kéo dài khốc liệt ở Ukraine và Dải Gaza có thể đột biến, nguy cơ bùng phát toàn khu vực. Nếu các bên không kiềm chế, bão tố, sóng ngầm có thể xuất hiện ở eo biển Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên… Ẩn sau đó là vai trò, trách nhiệm của các nước lớn, quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nga.

Bối cảnh thế giới, khu vực khiến các nước càng quan tâm hơn với Đối thoại Shangri-La năm 2024. Vậy có thể trông đợi gì?

Một là, trao đổi, thảo luận, nhìn nhận xu hướng, diễn biến mới nổi trội gần đây của thế giới, khu vực. Từ đầu năm đến nay, có khoảng chục hội nghị thượng đỉnh song phương, “tay ba”, “tay tư” và đa phương khu vực, toàn cầu. Đáng chú ý, thành viên hội nghị bao gồm cả đối thủ, các nước đang mâu thuẫn, căng thẳng với nhau. Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn ngày 27/5 là một trường hợp như vậy.

Ngoại trừ chủ trương cấm vận nhằm vào đối thủ chủ yếu, đa số các nước không muốn “bỏ trứng vào cùng một giỏ”; cố gắng giảm thiểu tác động của cạnh tranh địa chính trị, đối đầu an ninh đến hợp tác kinh tế, thương mại. Một số nước có biểu hiện “giảm bớt cái tôi”, có thể nhượng bộ trong giới hạn, để đổi lấy lợi ích lớn hơn, thúc đẩy hợp tác, kéo các nước mình quan tâm ra xa đối thủ chủ yếu.

Hai là, cộng đồng quốc tế trông đợi các quốc gia nhìn nhận rõ hơn về trách nhiệm chung đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Trước hết, các cường quốc có vai trò hàng đầu, trách nhiệm rất lớn. Đồng thời các nước đang phát triển, các nước mới nổi cũng có vai trò rất quan trọng.

Ba là, các nước có dịp công khai trao đổi, làm rõ hơn quan điểm về nguy cơ, thách thức an ninh của khu vực, thế giới và chủ trương, chính sách của mình. Qua đó, tìm ra những vấn đề cùng quan tâm, có thể hợp tác cùng có lợi. Hợp tác về kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân…, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác, từng bước nhỏ góp phần xây dựng lòng tin, ngăn chặn sai lầm đáng tiếc. Mặt khác, qua đối thoại, cộng đồng sẽ nhận ra ai thường xuyên “nói không đi đôi với làm”.

Kỳ này, Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân được cho là sẽ tiếp tục đề cập khái niệm an ninh toàn cầu của Trung Quốc; quan ngại về liên minh, hợp tác an ninh giữa Mỹ và đồng minh, lôi kéo một số nước trong khu vực tham gia; triển vọng gặp gỡ với người đồng cấp Nhật Bản, Hàn Quốc bên lề Diễn đàn, sau Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tập trung vào chủ đề: Củng cố quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh, đối tác, nhằm ủng hộ một tầm nhìn khu vực hòa bình, ổn định. Người đứng đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ thăm, gặp gỡ một số đối tác, đồng minh để triển khai chủ trương của Mỹ.

Vấn đề Biển Đông, trong đó có tranh chấp, va chạm ở bãi cạn Scarborugh/Cỏ Mây/đảo Hoàng Nham sẽ được đề cập theo các góc nhìn khác nhau. Theo thông tin từ Philippines, Tổng thống Ferdinand Marcos có bài phát biểu quan trọng, nhiều khả năng sẽ đề cập tình hình, nguyên nhân xung đột và quan điểm của Manila. Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề, để bên ngoài can dự.

Bốn là, bên cạnh các phiên thảo luận toàn thể, thì các cuộc gặp song phương giữa một số nước; giữa Mỹ, Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác có ý nghĩa rất quan trọng. Năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc không gặp nhau, nên cuộc đối thoại song phương năm nay rất được trông đợi.

Năm là, tổng hợp từ các vấn đề trên, điều các nước mong muốn nhất là cùng nhau tìm ra cách tiếp cận thực tế, giải pháp khả thi, xây dựng cơ chế quản lí xung đột, từng bước tháo gỡ mâu thuẫn… Điều cốt lõi là duy trì các kênh liên lạc thường xuyên, nhất là ở cấp cao; xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược và thượng tôn pháp luật, cả trên tuyên bố và hành động.

* * *

Một số vấn đề từng được đề cập trong các kỳ đối thoại trước, nhưng lần này vẫn có nét mới. Với bối cảnh khu vực, thế giới hiện nay, cộng đồng quốc tế có quyền và có thể trông đợi, nhưng không thể hy vọng Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 tạo đột biến. Chặng đường dài, đầy khó khăn thách thức phải qua nhiều bước đi nhỏ.

Không ai đến Đối thoại Shangri-La chỉ để cho có mặt. Đối thoại để hiểu đúng bối cảnh thế giới, khu vực, hiểu mình, hiểu đối tác, đối thủ; tìm ra những điều cùng quan tâm, các cản trở có thể tạm gác lại, để hợp tác cùng có lợi, là điều cộng đồng quốc tế mong muốn nhất và cũng là ý nghĩa của Đối thoại Shangri-La năm 2024. Trông đợi là một chuyện, còn kết quả đến đâu lại là chuyện khác.





Nguồn: https://baoquocte.vn/doi-thoai-shangri-la-co-the-va-khong-the-273159.html

Cùng chủ đề

Sắc màu Việt Nam tại ASEAN Family Day 2024

Ngày 13/12, Ủy ban ASEAN tại Islamabad (ACI) đã tổ chức Ngày Gia đình ASEAN (Asean Family Day 2024) với sự tham dự đông đảo của các cán bộ, nhân viên và gia đình Đại sứ quán các nước ASEAN tại Pakistan.

Trung Quốc ra tuyên bố sau những hoạt động quân sự quanh Đài Loan

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 13.12 đã phá vỡ sự im lặng về hoạt động quân sự quanh Đài Loan gần đây, nói rằng có tổ chức tập trận hay không là do Trung Quốc quyết định, theo Reuters. ...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài cuối: Khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường toàn...

Cùng với đó, Việt Nam đã phát triển được một số ngành kinh tế mũi nhọn; năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng trên thị trường quốc tế. Việt Nam ngày càng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống và đạt thặng dư thương mại. Điều này cho thấy, sự phát triển bền vững và năng lực cạnh...

Triển vọng tăng trưởng từ một thế giới biến động – Bài 4: Xu hướng lên ngôi của chủ nghĩa bảo hộ và phi...

Xu hướng này được thể hiện qua việc Mỹ duy trì thuế quan cao với hàng hóa Trung Quốc, ban hành đạo luật như Đạo luật CHIPS và Khoa học, có mục đích được nêu là để tái công nghiệp hóa và nỗ lực kiểm soát công nghệ then chốt. Liên minh châu Âu (EU) cũng không nằm ngoài xu hướng này với chính sách tự chủ chiến lược dựa trên công cụ Thỏa thuận Xanh châu Âu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Quảng Ninh

Quảng Ninh phấn đấu đứng trong top 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện từ nay đến năm 2025 và giai đoạn tới.

Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm muộn 3/12, bất chấp việc nhà lãnh đạo không hợp tác.

Khát vọng đổi mới và vươn tầm vị thế quốc phòng Việt Nam

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 (19-22/12), Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội Viettel đã giới thiệu nhiều sản phẩm thế hệ mới ứng dụng công nghệ cao, khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, sản xuất và phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam. "Cầm đuốc" tiên phong Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội...

Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đưa ra nhận định về tương lai của Hiệp ước an ninh 3 bên giữa nước này với Anh và Australia (AUKUS) trong nhiệm kỳ ông Donald Trump lãnh đạo, bắt đầu từ 20/1/2025.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát thẩm vấn Thủ tướng, xem xét biện pháp cứng rắn nếu Tổng thống Yoon Suk Yeol từ chối hợp tác

Nhóm điều tra liên ngành của Hàn Quốc đang rốt ráo tiến hành cuộc điều tra về vụ việc Tổng thống Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật vào đêm muộn 3/12, bất chấp việc nhà lãnh đạo không hợp tác.

Số phận của AUKUS thời chính quyền Trump 2.0 sẽ ra sao?

Các quan chức của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đưa ra nhận định về tương lai của Hiệp ước an ninh 3 bên giữa nước này với Anh và Australia (AUKUS) trong nhiệm kỳ ông Donald Trump lãnh đạo, bắt đầu từ 20/1/2025.

Malaysia ‘bật đèn xanh’ cho kế hoạch tìm kiếm máy bay MH370

Reuters ngày 20.12 đưa tin giới chức Malaysia đã đồng ý về nguyên tắc để khởi động lại kế hoạch tìm kiếm xác máy bay MH370. ...

Nhật Bản kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ sau tin rò rỉ hóa chất

Hôm nay (20.12), giới hữu trách Nhật Bản tiến hành việc kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ ở Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin đã xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất tại đây, theo AFP dẫn lời người phát...

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Mới nhất

Mỹ: Ăn hàu sống, ít nhất 80 người nhiễm Novovirus

Một sự kiện tôn vinh các nhà hàng hàng đầu ở Los Angeles đã khiến ít nhất 80 người bị bệnh do bùng phát Norovirus liên quan đến hàu sống, Sở Y tế công cộng quận Los Angeles xác nhận với ABC News. ...

Lớp học ‘ánh sáng xanh’ của thầy giáo trẻ

Khi các em còn cần, tôi sẽ còn dạy, cho dù lớp chỉ có một trò. Riêng với lớp học ‘Ánh sáng xanh’ không có ai giàu, nghèo, giỏi, dở, các em như nhau và...

Đưa du lịch thành một trong những ngành đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 19/12, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du...

Thảo cầm viên Sài Gòn được trình tuyên dương nộp thuế tốt

Trong danh sách doanh nghiệp được Cục Thuế TP.HCM trình tuyên dương hôm nay 20-12, ban đầu có tên Thảo cầm viên Sài Gòn. Tuy nhiên Cục Thuế TP.HCM cho biết phút cuối không tuyên dương do nợ tiền thuê đất. ...

Ngày 27/12, gần 5 triệu cổ phiếu Hóa chất Minh Đức giao dịch trên UPCoM

NDO - Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 27/12 tới, sẽ chính thức gần 5 triệu cổ phiếu HMD của CTCP Hóa chất Minh Đức vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu. CTCP Hóa chất Minh...

Mới nhất