Những người yêu thích thiên văn học sẽ có cơ hội được thưởng thức sự kiện mưa sao băng đặc biệt vào tối nay (22/4).
Mưa sao băng “Thiên cầm” là gì?
Mưa sao băng Lyrids (Thiên cầm) là hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng năm. Lyrids được tạo ra từ mảnh vỡ thiên thạch sao chổi Thatcher, khi nó va chạm với Trái đất.
Một sao chổi có chu kỳ khoảng 415 năm trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Tháng 4 hằng năm, khi Trái đất đi qua vùng quỹ đạo bị cắt ngang bởi dòng thiên thạch này, các thiên thạch lao vào khí quyển Trái đất và bốc cháy thành những vệt sáng dài trên mà chúng ta gọi là sao băng.
Tên “Lyrids” của mưa sao băng này được đặt theo tên chòm sao gần điểm bắt đầu mưa sao băng nhất, chòm sao Lyra. Trong quá khứ, mưa sao băng Thiên cầm có 15-20 sao băng mỗi giờ, nhưng một số năm mưa sao băng này hoạt động tăng cường và tạo ra tới 100 sao băng mỗi giờ.
Có thể quan sát mưa sao băng Thiên cầm tối nay từ Việt Nam?
Theo Time and Date, tại Việt Nam, trong điều kiện thời tiết phù hợp, bầu trời quang, người yêu thiên văn có cơ hội thấy mưa sao băng Lyrid rõ hơn từ 21h ngày 22/4 đến 6h ngày 23/4. Mưa sao băng vẫn có thể xuất hiện trong các khoảng thời gian gần đó, nhưng không rõ bằng.
Theo NASA, cũng có thời điểm Lyrid phát sáng cực điểm và tỏa ra trong vài giây, nhưng cũng rất khó quan sát.
Xem mưa sao băng Lyrid như thế nào?
Khác với nhật thực, bạn không cần thiết bị chuyên biệt nào khi xem mưa sao băng. Tuy nhiên, cần tìm một địa điểm có tầm nhìn tốt, quang đãng, cách xa ánh đèn thành phố. Bạn cũng có thể đến trước 20 phút để tập nhìn quen với bầu trời đêm.
Các hiện tượng khác xảy ra cùng ngày
Ngoài mưa sao băng Lyrids, trong khoảng thời gian 22-24/4, mặt trăng sẽ ở vị trí đối diện với Trái đất so với Mặt trời và sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Hiện tượng này còn được gọi là “trăng Hồng”, vì đánh dấu sự xuất hiện của loài hoa mang sắc hồng thường chỉ có ở khu vực Bắc Mỹ.
“Trăng Hồng” dự kiến diễn ra lúc 6h50 sáng 24/4.