Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCó nên xem mảng dạy thêm là 'kinh doanh có điều kiện'?

Có nên xem mảng dạy thêm là ‘kinh doanh có điều kiện’?

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề có yêu cầu cao về điều kiện kinh doanh, thường liên quan đến các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng, môi trường… Vậy dạy thêm có thuộc nhóm này?

Có nên xem dạy thêm là 'kinh doanh có điều kiện'? - Ảnh 1.

Học sinh học thêm sau giờ học chính khóa tại một điểm dạy thêm ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Việc đưa một ngành nghề vào danh mục kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh trong ngành đó được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các quy định pháp luật và đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

Việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các trung tâm dạy thêm, ngăn chặn tình trạng chạy đua điểm số, dạy thêm quá tải, gây áp lực cho học sinh, cho cả giáo viên.
Nhà giáo Chu Cẩm Thơ

Vấn đề tranh cãi

Việc đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.

Tuy chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác động của việc dạy thêm đến an sinh quốc gia về quy mô kinh tế, đến sức khỏe tinh thần, thể chất, trí tuệ…, sự phát triển của nguồn nhân lực, chất lượng dạy và học… nhưng chúng ta đều dễ dàng nhận ra dạy thêm thực sự có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội.

Nếu dựa vào những tiêu chí ảnh hưởng đến an sinh như sự phổ biến của ngành nghề, sự phát triển của nguồn nhân lực… thì chúng ta sẽ thấy dạy thêm thực sự là ngành nghề đặc biệt.

Do đó, việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp kiểm soát tốt hơn các trung tâm dạy thêm, ngăn chặn tình trạng chạy đua điểm số, dạy thêm quá tải, gây áp lực cho học sinh, cho cả giáo viên.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ dạy thêm cần phải hoạt động chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc, phối hợp, môi trường học tập lành mạnh, an toàn cho học sinh. Những việc này sẽ góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục.

Quản lý chặt chẽ, minh bạch

Khi được quản lý như một danh mục kinh doanh có điều kiện, việc quản lý hoạt động dạy thêm sẽ chặt chẽ. Việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp minh bạch hóa thông tin về các đơn vị cung cấp dịch vụ dạy thêm, giúp phụ huynh, học sinh, giáo viên dễ dàng lựa chọn và so sánh, ngăn chặn hoạt động dạy thêm trái phép, không đảm bảo chất lượng.

Việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giảm thiểu bất bình đẳng thúc đẩy việc học thêm phải dựa trên nhu cầu thực của người học, và khả năng đáp ứng của đơn vị cung cấp dịch vụ. Từ đó vai trò của gia đình, phụ huynh, của chính người học thực sự được nâng cao, mang tính quyết định khi lựa chọn dịch vụ dạy thêm.

Đặc biệt, việc đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện sẽ giúp phân biệt giữa dạy thêm và hoạt động bổ trợ kiến thức tại trường học. 

Điều này quan trọng trong thực tế hiện nay, khi ranh giới giữa hai hoạt động này mập mờ, khiến không ít nhà trường, tổ chức giáo dục không thực sự làm tốt vai trò, sứ mệnh giáo dục của mình, khiến việc lạm dụng dạy thêm xảy ra.

Việc ủng hộ đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện đặt ra cả vấn đề quản lý nhu cầu học thêm và năng lực dạy thêm.

Đối tượng của dạy thêm là học sinh – phần lớn là những người còn đang ở độ tuổi chịu sự giám hộ, chưa độc lập, chưa tự chủ, chưa thể xác định rõ nhu cầu học thêm của họ. Người tham gia dạy thêm cũng có sự đặc thù, khi ở nước ta hầu hết họ là những giáo viên đang tham gia giáo dục chính khóa.

Do tính chất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến xã hội và sự phát triển của từng học sinh, sẽ không dễ khi minh bạch hóa các thông tin tác động của sản phẩm dạy thêm để định giá, xác định chất lượng dịch vụ.

Đồng thời việc quản lý dịch vụ này không hề đơn giản. Do đó, vấn đề đặt ra là xác định cơ quan quản lý dịch vụ dạy thêm, giải pháp cho các cơ sở dạy thêm minh bạch chất lượng và phát huy được tích cực của dạy thêm trong thực tế giáo dục.

Nhu cầu có thật

Sau bài viết “Dạy thêm cần quy định cụ thể” trên Tuổi Trẻ ngày 21-11, nhiều bạn đọc đã có ý kiến về việc này.

Bạn đọc Võ Quốc Trung bình luận: “Học thêm là nhu cầu có thật, cần ban hành các quy định pháp luật cụ thể. Việc cấm giáo viên dạy học sinh của mình trên lớp chính khóa (hoặc cả học sinh của trường mình công tác) là phòng chống tiêu cực, đáp ứng nguyện vọng phụ huynh học sinh. Nếu việc dạy thêm gây phản cảm thì Bộ GD-ĐT cần xem xét lại toàn diện vấn đề này”.

Bạn đọc Toan…@gmail.com cũng ý kiến: “Nhu cầu học thêm để làm việc, hiểu biết là trân quý. Việc dạy thêm, học thêm cần có tổ chức, quản lý tại các trung tâm đủ điều kiện (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, môi trường, đóng thuế…).

Nên cấm dạy học thêm tràn lan trong các trường phổ thông công lập hoặc tổ chức kéo học sinh về nhà riêng dạy. Trường phổ thông cần tổ chức dạy ngoại khóa, các hoạt động xã hội… ngoài dạy văn hóa”.

Bạn đọc An Nhiên kể: “Ở xã mình có một số giáo viên chỉ dạy thêm học sinh lớp họ, còn ép các em đi học thêm nữa. Em nào học thêm với cô thì được học trước chương trình, biết trước đề kiểm tra. Em nào không học thì có giỏi đến mấy cũng không thể lấy được điểm 10 của cô vì nhiều cái trong đề ra vượt ngoài nội dung SGK”.

Tương tự, một bạn đọc tâm sự: “Ở địa phương tôi học sinh tiểu học đi học thêm tràn lan. Các cháu mới lớp 1 mà học cả ngày trên lớp, tối đến còn tới nhà cô để học thêm, không có thời gian để nghỉ ngơi, thật tội nghiệp. Nên cấm 100% các hoạt động dạy thêm học thêm cấp tiểu học”.

Bạn đọc Huy Hoàng đề xuất: “Theo tôi, luật phải nghiêm cấm giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường chính học sinh của mình thì sẽ giải quyết được mọi vấn đề, những bức xúc lâu nay trong dư luận xã hội”.



Nguồn: https://tuoitre.vn/co-nen-xem-mang-day-them-la-kinh-doanh-co-dieu-kien-2024112322342574.htm

Cùng chủ đề

Dạy thêm học thêm: Ranh giới ép buộc và tự nguyện mong manh, khó kiểm soát

Giải trình về vấn đề dạy thêm học thêm với đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nói rằng, Bộ đang chủ trương không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo.Điều này được thể hiện cụ thể trong dự thảo Luật Nhà giáo quy định các hành vi nghiêm cấm đối với nhà giáo có nội dung: “Ép người học tham gia học...

Ranh giới mong manh, khó kiểm soát

TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm. TP - Quy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng...

Dạy thêm, học thêm cần quy định cụ thể

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có giải trình tại Quốc hội một số vấn đề tại phiên thảo luận về dự Luật Nhà giáo. Ông Đặng Tự Ân - giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo...

Quy định đặc thù để tôn vinh nhà giáo

Ngày 20-11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo. Các nội dung liên quan chính sách đặc thù về tiền lương, tuyển dụng nhà giáo, dạy thêm đã nhận được nhiều ý kiến thảo luận của đại biểu. Bên cạnh đó,...

‘Chủ trương không cấm dạy thêm’

TPO - Nói rằng “mình là người hạnh phúc nhất”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khẳng định, khi xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo đã nhìn sang các ngành khác, chứ không phải chỉ mong muốn ngành giáo dục nhận được đặc quyền, đặc lợi, hay ưu ái bất thường. TPO - Nói rằng “mình là người hạnh phúc nhất”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100: Mong truyền cảm hứng cho người trẻ

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh hy vọng giải thưởng là nguồn cảm hứng để các nhà khoa học nữ, đặc biệt là các bạn trẻ, tự tin vượt qua mọi rào càn để theo đuổi đam mê khoa học. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh (trái) cùng Tiến sĩ Vanessa Vallely, Trưởng ban tổ chức giải TechWomen 100 2024, trong đêm trao giải ở London - Ảnh: TTXVN Với những nghiên cứu và đóng góp nổi bật trong lĩnh vực...

Tin tức sáng 24-11: Sóng tăng giá chung cư lan đến Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Bình Định

Một số tin tức đáng chú ý: PGBank chuyển trụ sở chính sang Thành Công Tower, tiết lộ số tiền thuê; Một sếp của Dược phẩm Cửu Long xin nghỉ vì 'không thể bố trí thời gian'; Những ngành nào dễ tìm việc ở Hà Nội cuối năm? ...

HIEUTHUHAI hỏi ai dựng chuyện khóc lóc; Loco tạt nước như Waterbomb tại GENfest 2024

HIEUTHUHAI mang GERDNANG trở lại nhưng vắng bóng Negav; Hai nghệ sĩ Hàn Quốc Loco và Hwasa được khán giả hô tên liên tục tại GENfest 2024. Cô cho biết: "Mamamoo từng đến Việt Nam nhưng đây là lần đầu tôi trình diễn một...

Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ… đường

Khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang đẩy nhanh tiến độ 'về đích' đúng hoặc trước thời hạn, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch vì vướng giải phóng mặt bằng và thiếu vốn. ...

Hội đồng trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM miễn nhiệm ông Nguyễn Anh Thi

Hội đồng trường Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) vừa công bố kết quả phiên họp đột xuất với nhiều nội dung, trong đó có việc miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng trường đối với ông Nguyễn Anh Thi. ...

Bài đọc nhiều

Giảng viên cần phải ‘thông minh’ hơn ChatGPT

Theo các nhà khoa học, không thể loại bỏ ChatGPT ra khỏi quá trình giáo dục, ngược lại cần khuyến khích sử dụng nhưng đòi hỏi giảng viên phải 'thông minh' hơn ChatGPT. Đề cao tính liêm chính khoa học thuậtTS Đặng Thị Minh...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Nhiều ĐH khuyến cáo sinh viên quốc tế trở lại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức

Nhiều đại học Mỹ đã đăng tải những thông tin khuyến cáo sinh viên quốc tế về việc đi lại, ra vào nước này sau khi Tổng thống đắc cử ông Donald Trump nhậm chức, 20.1.2025; cũng như trấn an sinh viên về...

Kỳ tích nam sinh Tuyên Quang lọt top 1% điểm SAT cao nhất thế giới

Đạt IELTS 8.0 và hàng loạt giải Nhất, Nhì môn tiếng Anh, Lê Quang Huy xuất sắc chinh phục bài thi SAT với 1560/1600 điểm. ...

Một ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng tại trường của học sinh vùng cao

5h, học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ (Bát Xát, Lào Cai) đã thức dậy, tự giác đi đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị ăn sáng rồi lên lớp. Được đi học và ăn những bữa cơm nóng hổi là niềm vui chung của những đứa trẻ nơi đây. Lý Thị Dùa (lớp 7) là một trong số các học trò của Trường PTDT Bán trú Tiểu học & THCS Trung Lèng Hồ có...

Locket Widget gắn kết gen Z

Ứng dụng Locket Widget (thường gọi là Locket) cho phép người dùng kết nối và chia sẻ hình ảnh với những người thân quen nhanh chóng. ...

Mới nhất

HIEUTHUHAI hỏi ai dựng chuyện khóc lóc; Loco tạt nước như Waterbomb tại GENfest 2024

HIEUTHUHAI mang GERDNANG trở lại nhưng vắng bóng Negav; Hai nghệ sĩ Hàn Quốc Loco và Hwasa được khán giả hô tên liên tục tại GENfest 2024. ...

Để trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần làm gì?

(Dân trí) - Theo World Bank, để đạt được trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, kỹ năng và đổi mới sáng tạo. Ngân hàng thế giới (World Bank) đã công bố báo cáo "Việt Nam...

Tại sao Tổng thống đắc cử Donald Trump sớm cho con cháu học chơi golf?

(Dân trí) - Từ lâu, công chúng vốn mặc định golf là môn thể thao của giới nhà giàu. Thực tế, giới nhà giàu ưu tiên cho con cháu của họ làm quen với bộ môn golf từ sớm bởi những lý do rất cụ thể. Golf là môn thể thao "truyền thống" trong gia đình Tổng thống đắc cử Donald Trump Tại...

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

(Dân trí) - Từ đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh mạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc. Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm, vùng núi cao phía Bắc có nơi dưới 10 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận...

Mới nhất